Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 25
  1. #11
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Chen ngang giữa giai đoạn 2-3-5 thịnh hành

    Herbert Chapman với “Hậu vệ thứ ba”

    Việc gài “bẫy việt vị” bắt đầu được sử dụng trong những trận đấu thuộc giải VĐQG Anh từ những năm trước Thế chiến thứ nhất mà theo nhiều tài liệu thì “khai sinh” ra lối chơi này là cặp trung vệ Morley-Montgomery của đội Notts Country. Thật đơn giản: 2 hậu vệ này băng lên phía trước để khi bóng được đối phương chuyền đi, ít nhất cũng có 1 tiền đạo đối phương lọt vào thế việt vị, vì giữa tiền đạo này và vạch cầu môn có ít hơn 3 cầu thủ (trong đó có thủ môn) của đội Notts Country. Trước đó, không đội bóng nào biết sử dụng lối gài bẫy việt vị này dù thực hiện điều này không khó. Tuy nhiên, khi biết được hiệu quả của “bẫy việt vị” thì ngày càng có nhiều đội sử dụng hơn. Có những hậu vệ sử dụng bẫy việt vị tài tình đến nỗi rất hiếm khi tiền đạo đối phương có thể đến gần cầu môn của họ như cặp Frank Hudspeth và Billy McCraken của đội Newcastle United. Vì thế, đã nảy sinh nhiều ý kiến cho rằng “bẫy việt vị” làm mất đi tính hấp dẫn của bóng đá. Đến năm 1925, Hội đồng Luật đã quyết định điều chỉnh luật việt vị: một cầu thủ chỉ bị xem là việt vị nếu khi đồng đội chuyền bóng, anh ta đứng gần cầu môn hơn 2 (thay vì 3) cầu thủ đối phương. Chỉ thay đổi như thế thôi, nhưng từ đó số bàn thắng trong các trận đấu tăng lên hẳn, các trận đấu đã trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Chính do những bàn thắng gia tăng nhiều nên năm 1927 đã khai sinh ra vai trò một hậu vệ thứ 3, mà người đầu tiên giữ vai trò này là tiền đạo Charlie Buchan của đội Arsenal. Sau khi Arsenal thua Newcastle 0-7 ngay tại Highbury, Buchan đã đề nghị HLV Herbert Chapman cần có thêm một trung vệ. hoạt động ở giữa 2 hậu vệ truyền thống sẵn có với nhiệm vụ canh giữ trung phong của đối phương. Nhưng để vẫn giữ nguyên lực lượng ở tuyến giữa, chính Buchan sẽ từ bỏ vai trò tiền đạo, quay về tuyến phòng ngự để giữ vai trò này. Herbert Chapman chấp nhận và triển khai một sơ đồ mới để tạo ra một cuộc cách mạng về chiến thuật với lối chơi được gọi là “hậu vệ thứ 3” (third-back).

    Theo đó 2 hậu vệ cánh luôn ở 2 biên để ngăn những đợt tấn công từ cánh của đối phương và điền vào chỗ trống ở giữa bằng một trung vệ, khi cần thiết kéo 2 tiền vệ biên vào phía trong để ngăn những trung phong đối phương. Với chiến thuật này, việc phòng thủ khu vực trở nên quan trọng hơn phòng thủ kèm người, trừ cầu thủ giữ vai hậu vệ thứ 3, phải luôn “để mắt” đến trung phong đối phương, dù cầu thủ này cũng phải luôn sẵn sàng băng ra đường biên trong trường hợp một tìên đạo cánh đối phương vượt qua được hậu vệ cánh đội mình và tiến về phía cầu môn. Khi các đội bóng khác vẫn còn áp dụng chiến thuật 2-3-5 thì dưới sự chỉ đạo của Chapman, Arsenal đã biết triển khai chiến thuật 3-3-4 hoặc có khi chuyển thành 3-4-3.

    Điều chỉnh ấy đã mang lại nhiều thành công cho Arsenal và Herbert Chapman được tôn vinh là “ông tổ” chiến thuật bóng đá Anh. Chiến thuật này đã giúp Arsenal hạn chế được rất nhiều bàn thua, mà trong bóng đá, càng hạn chế được bàn thua thì có khả năng thắng trận. Thành công của Herbert Chapman đã khiến rất nhiều đội bóng khác tại Anh bắt chước, đẩy đấu pháp 2-3-5 lùi dần vào quá khứ. Cùng với chiến thuật 3-3-4 này, Herbert Chapman cũng đã đưa ra phương châm “phòng thủ trên hết” khi ông dặn các cầu thủ: “Khi bước vào sân, tỷ số là 0-0, nếu chúng ta không để lọt lưới bàn nào thì có nghĩa là khi rời sân, ít nhất chúng ta cũng được 1 điểm”. Theo phương châm ấy, Arsenal thắng rất nhiều trận đấu với tỷ số khít khao 1-0.

  2. #12
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    [QUOTE="Rin"]@Cái của mình làm tuy lâu rồi nhưng khá là đầy đủ :| còn tiki-taka là "bật-nhả"
    hình như là đọc báo hay nghe BL nhầm lẫn ở đâu đó :">

  3. #13
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Ghost
    Luật việt vị mới và WM (1925)

    Trong khoảng thời gian từ 1880 đến 1925, do ảnh hưởng của luật việt vị thời đó nên các đội bóng vẫn luôn chơi với đội hình có 5 tiền đạo trở lên. Năm 1925 đánh dấu một cột mốc quan trọng nữa của bóng đá khi luật việt vị được sửa đổi cho phù hợp hơn: cầu thủ tấn công chỉ cần đứng trên ít nhất 2 cầu thủ đối phương khi nhận bóng (thay vì 3 như trước kia) là hợp lệ. Sự thay đổi mang lại hiệu quả ngay lập tức, số bàn thắng tại Giải Hạng Nhất Anh tăng lên 40% từ 1192 bàn năm 1925 lên 1703 bàn ngay mùa giải 1926. Một con số thay đổi quá ấn tượng.

    Như vậy, việc phòng ngự phải được tăng cường hơn, và HLV của Arsenal lúc ấy là Herbert Chapman đã nghĩ tới phải tạo ra cho một chiến thuật mới. Nhận thấy mối đe dọa lớn nhất trong tấn công là vị trí trung phong (center forward), vì vậy Chapman quyết định kéo vị trí tiền vệ trung tâm (center halfback) về vị trí trung vệ (center back) để kèm tiền đạo này. Việc tạo ra vị trí này được xem là tiền đề khai sinh ra lối chơi kèm người trong bóng đá hiện đại, và sơ đồ này đã được sử dụng rộng rãi mãi đến 25 năm sau đó.

    Chapman qua đời năm 1934 nhưng trong khoảng thời gian 1927-1938, Arsenal mà ông xây dựng đã vô địch giải VĐQG 5 lần và FA cúp 2 lần. Đồng thời, WM đã trở thành sơ đồ chuẩn của các CLB ở Anh những năm 1930.

    Đáng tiếc là ở 3 kì World Cup đầu tiên trước Chiến tranh thế giới thứ 2 (1930, 1934, 1938), đội tuyển Anh vì những lí do khác nhau đã tẩy chay giải đấu không tham dự nên WM của Chapman chưa có dịp ra biển lớn.

    Ở kì World Cup đầu tiên năm 1930, hai đại diện lọt vào chung kết là Uruguay và Achentina đều vẫn còn sử dụng đội hình Kim Tự Tháp (2-3-5) vì lối chơi của người Nam Mỹ chú trọng vào kĩ thuật cá nhân hơn là đấu pháp chiến thuật.
    Một bài viết khác nói về sơ đồ MW

    “Wunderteam” với một tiền vệ tấn công

    Trong khi Herbert Chapman gây ảnh hưởng đến bóng đá Anh bằng tư duy bóng đá “thực dụng” như vậy thì bên kia biển Manche, các nước vẫn còn gắn chặt với lối chơi bóng “lãng mạn” mà đại diện tiêu biểu nhất là 2 HLV Hugo Meisl (Áo) và Vittorio Pozzo (Ý). Cả Meisl và Pozzo đều trung thành với lối chơi có một tiền vệ tấn công ở giữa, với 2 hậu vệ cánh chơi sâu vào giữa hơn và việc trấn giữ hai biên được giao cho 2 tiền vệ cánh. Đó là lối chơi của đội Manchester United mà Pozzo rất ngưỡng mộ khi ông còn là một sinh viên nghèo đam mê bóng đá thời trước Thế chiến thứ nhất. Qua những trận đấu của Manchester United, Pozzo ngưỡng mộ những đường chuyền dài chính xác từ tiền vệ giữa Charlie Roberts và sau này khi làm huấn luyện viên, ông luôn khuyến khích các tiền vệ giữa của mình hoạt động theo kiểu của Roberts. Kết quả là đội tuyển Ý của Vittorio Pozzo đã thắng liên tiếp 2 kỳ World Cup 34 và 38. Còn Hugo Meisl đã xây dựng được một đội tuyển Áo có lối chơi đẹp mắt và hiệu quả, khiến đội được mang biệt danh “Wunderteam” (đội bóng tuyệt vời).

    Và cũng như Pozzo, Meisl vẫn coi trọng vai trò của một tiền vệ tấn công ở giữa và chơi rất thành công trong vai trò này ở đội tuyển Áo là Smistik. Trong một trận đấu giao hữu diễn ra tại Chelsea, tuy lối chơi mạnh mẽ của đội tuyển Ạnh đã thắng lối chơi đẹp mắt của đội tuyển Áo với tỷ số 4-3, nhưng tất cả những ai có mặt hôm ấy đều đồng ý rằng các cầu thủ Áo đã dạy cho các cầu thủ chủ nhà một bài học bóng đá. Trong lối chơi của đội Áo, chữ W (hay M) rất dễ hình dung sự nối kết của 5 tiền đạo phía trên gồm tả biên (left-winger), hữu biên (right-winger), tả nội và hữu nội (inside-forwards) và trung phong (center-forward).

    @Nếu mọi người thấy từ tả biên hay hữu biên trong cách dùng tiếng việt thì nó xuất phát từ đây, nó còn được dùng nhiều trong sơ đồ 4-2-2 (phát triển từ sơ đồ "Hậu vệ thứ 3")

  4. #14
    Silver member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Đang ở
    hà nội
    Bài viết
    30
    Cùng thời điểm với việc khai sinh thứ bóng đá tổng lực, có một chiến thuật mới mà người xuất sắc nhất ở vị trí này là Frank Beckenbauer. Tuy HLV là nhà kiến trúc sư chính cho việc phát triển chiến thuật hoặc khai phá nó nhưng trong trường hợp này thì ngược lại. Frank đã biến đội hình 5-3-2 với hậu vệ "Libero" thành một đội hình hết sức biến ảo. Sau ông, hậu duệ xuất sắc nhất và cuối cùng của vị trí này là Lothar Matthäus.




    Franz Beckenbauer với vai trò Libero

    Ngay từ ngày đầu tiên bước vào đời cầu thủ, Franz Beckenbauer đã khẳng định anh sẽ là nhân vật thích hợp nhất trong vai trò một Libero. Vốn rất ngưỡng mộ lối chơi tấn công hiệu quả của hậu vệ cánh trái Giacinto Facchetti của đội Inter Milan, Beckenbauer tự hỏi tại sao một hệ thống tấn công như thế lại không được dịch chuyển vào giữa, phát xuất từ một trung vệ. Một trung vệ càn quét sẽ gặp rất nhiều thuận tiện

    trong việc khởi xướng các đợt tấn công, vì trước hết sẽ chẳng có một hậu vệ đối phương nào nghĩ đến việc kèm anh ta để rồi khi có cơ hội là anh ta bất ngờ băng lên về phía phần sân đối phương. Nhân vật ấy mang một cái tên hoàn toàn chính xác: “trung vệ tự do”, hay ngắn gọn hơn là “libero”. Nhưng với tính thận trọng cố hữu, HLV đội tuyển Đức Helmut Schoen đã nghiền ngẫm kỹ lưỡng trong nhiều năm trước khi “bật đèn xanh” cho Beckenbauer lần đầu tiên thực hiện ý đồ này trong một giải lớn là EURO 72, sáu năm sau khi anh khoác áo đội tuyển lần đầu tiên. Với Franz Beckenbauer chói sáng trong vai trò libero, chiến thuật này thành công rực rỡ khi đội Đức đoạt chức vô địch Châu Âu năm ấy cũng như khi Bayer Munich đoạt Cúp C1 liên tiếp 3 lần (74, 75, 76). Và từ đó đến giờ, khi nói đến bóng đá Đức là người ta nghĩ ngay đến vai trò libero.
    @Chiến thuật này được tuyển Đức sử dụng nhuần nhuyễn. Nhưng khác thời Beckenbauer, Đức thời Matthäus ko còn mang tính đột biến cao và tuyển Đức trong thời điểm này nổi bật hơn cả khi sử dụng đội hình 5-3-2 biến đổi thành 3-5-2. Họ có thể biến đổi 3 đội hình trong một trận nhờ sử dụng Matthäus và 2 hậu vệ cánh đa năng.

    @Thời bây giờ, nếu nói HLV có nhiều cải tiến nhất trong chiến thuật thì theo chủ qua duy nhất 2 người. Đó là Jose Mourinho và Pep Guardiola

  5. #15
    Silver member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Đang ở
    hà nội
    Bài viết
    30
    Trích dẫn Gửi bởi Rin
    Một bài viết khác nói về sơ đồ MW

    “Wunderteam” với một tiền vệ tấn công
    Còn Hugo Meisl đã xây dựng được một đội tuyển Áo có lối chơi đẹp mắt và hiệu quả, khiến đội được mang biệt danh “Wunderteam” (đội bóng tuyệt vời).

    Và cũng như Pozzo, Meisl vẫn coi trọng vai trò của một tiền vệ tấn công ở giữa và chơi rất thành công trong vai trò này ở đội tuyển Áo là Smistik. Trong một trận đấu giao hữu diễn ra tại Chelsea, tuy lối chơi mạnh mẽ của đội tuyển Ạnh đã thắng lối chơi đẹp mắt của đội tuyển Áo với tỷ số 4-3, nhưng tất cả những ai có mặt hôm ấy đều đồng ý rằng các cầu thủ Áo đã dạy cho các cầu thủ chủ nhà một bài học bóng đá. Trong lối chơi của đội Áo, chữ W (hay M) rất dễ hình dung sự nối kết của 5 tiền đạo phía trên gồm tả biên (left-winger), hữu biên (right-winger), tả nội và hữu nội (inside-forwards) và trung phong (center-forward).
    lúc đó tuyển Áo và các nước cùng khu vực như Tiệp Khắc, Hungary rất mạnh, thuộc loại mạnh nhất châu Âu và họ có cùng lối chơi theo trường phái Danubian: tất cả đường chuyền chỉ sử dụng bóng sệt, không chơi bóng bổng. Còn cách bố trí của Danubian thì cũng là 2-3-5 đã xuất hiện trước đó lâu.



    Trích dẫn Gửi bởi Rin
    Cùng thời điểm với việc khai sinh thứ bóng đá tổng lực, có một chiến thuật mới mà người xuất sắc nhất ở vị trí này là Frank Beckenbauer. Tuy HLV là nhà kiến trúc sư chính cho việc phát triển chiến thuật hoặc khai phá nó nhưng trong trường hợp này thì ngược lại. Frank đã biến đội hình 5-3-2 với hậu vệ "Libero" thành một đội hình hết sức biến ảo. Sau ông, hậu duệ xuất sắc nhất và cuối cùng của vị trí này là Lothar Matthäus.



    @Chiến thuật này được tuyển Đức sử dụng nhuần nhuyễn. Nhưng khác thời Beckenbauer, Đức thời Matthäus ko còn mang tính đột biến cao và tuyển Đức trong thời điểm này nổi bật hơn cả khi sử dụng đội hình 5-3-2 biến đổi thành 3-5-2. Họ có thể biến đổi 3 đội hình trong một trận nhờ sử dụng Matthäus và 2 hậu vệ cánh đa năng.
    nhắc đến libero người ta nghĩ đến Beckenbauer hay Matthäus vì họ ngoài việc phòng thủ còn dâng cao tấn công rất hay, nhưng thực chất libero đã xuất hiện từ Catennaccio của người Ý từ cách đó mấy chục năm . Đơn giản 'libero' trong tiếng Ý chính là mang nghĩa 'tự do'. Tuy vậy các libero của Italia thì chỉ quanh quẩn với nhiệm vụ phòng ngự nên không nổi tiếng bằng.

  6. #16
    Silver member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Đang ở
    hà nội
    Bài viết
    30
    nhưng thực chất libero đã xuất hiện từ Catennaccio của người Ý từ cách đó mấy chục năm . Đơn giản 'libero' trong tiếng Ý chính là mang nghĩa 'tự do'. Tuy vậy các libero của Italia thì chỉ quanh quẩn với nhiệm vụ phòng ngự nên không nổi tiếng bằng.
    Về cái này thì anh nghĩ nó ko phải là libero. Vì e đọc ở trên nên em nghĩ thế, nhưng thực chất Catenaccio sản sinh ra 2 hậu vệ là Dập và Thòng, có thể từ tự do ở đây ám chỉ hậu vệ thòng, người luôn hốt phần còn lại nếu tiền đạo đối phương thoát hậu vệ Dập



    Sự ra đời của “Catenaccio”

    Vào những năm cuối thập kỷ 40 tại Thuỵ Sĩ, một người Áo khác tên là Karl Rappan đã khai sinh ra lối phòng thủ mới mà ông đặt tên là Catenaccio. Dù nhiều tài liệu cho rằng cha đẻ của lối chơi này là HLV Helenio Herrera của Inter Milan, nhưng thực ra Herrera chỉ là người đã hoàn chỉnh và nâng lối chơi này lên một tầm hiệu quả mới. Là HLV đội tuyển Thuỵ Sĩ vào thời gian đó, Karl Rappan đã đặt thêm một hậu vệ nữa, đứng sau cùng ở tuyến phòng thủ với nhiệm vụ “dọn dẹp” tất cả những gì mà các hậu vệ phía trước mình để lọt qua. Cái tên bằng tiếng Anh “sweeper-up” đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của vai trò hậu vệ này. Hai hậu vệ phía trên (thường rất cao to) có nhiệm vụ ngăn chặn các cầu thủ đối phương, đúng với cái tên “stopper”. Xu hướng của lối chơi này là kèm người hơn là phòng thủ khu vực. Đến đầu thập kỷ 50, Inter Milan được xem là đội đã mang chiến thuật phòng thủ đổ bêtông vào Ý với cái tên “Catenaccio”, dù trên thực tế, HLV của đội Padova (sau đó sang huấn luyện AC Milan) là Nereo Rocco mới là người Ý đầu tiên áp dụng lối chơi này cho đội bóng của mình.


    Inter cử một hậu vệ đứng đằng sau tuyến phòng thủ để bằng mọi cách ngăn chặn những đường đi bóng của đối phương. Sự có mặt của “người dọn dẹp” này đã triệt tiêu sự có mặt của tiền vệ tấn công ở giữa, vị trí rất được Hugo Meisl và Vittorio Pozzo ưa thích. Chiến thuật Catenaccio này đã được Inter Milan áp dụng thành công đến nỗi không chỉ các CLB Ý học tập mà cả đội tuyển Ý cũng sử dụng từ đó. Chiến thuật Catenaccio này đã đưa việc phòng thủ trong bóng đá đến giới hạn tột cùng, phòng thủ còn nặng nề hơn cả lối phòng thủ “hậu vệ thứ 3” mà Arsenal từng sử dụng trước đó.
    Tại anh chưa từng nghe thấy lối chơi Libero dính tới người Ý

    A nghĩ người Hà Lan và người Ý thù người Đức ra mặt vì lối chơi này Cruff và Roberto Baggio đã bị chém không thương tiếc cũng vì lối chơi hậu vệ dập của người Đức Người Đức đi sau, họ dập mạnh và rắn hơn, nhưng vô đối về thòng với Hoàng đế Frank

    "Cả cuộc đời cầu thủ của Johan Cruff gắn liền với cái bóng Berti Vogts"


  7. #17
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    1) Catennacio không phải không phải do Karl Rappan đặt ra. Rappan chỉ tạo ra Swissbolt là tiền thân của Catenaccio. Rappan cũng chưa đặt ra khái niệm Sweeper hay libero, ông chỉ sáng tạo ra 1 người có thể gọi là deep-lying fullback hay 'free man'. cầu thủ này khác libero ở chỗ là lúc bình thường thì đá như tiền vệ trung tâm, khi phòng thủ thì mới lùi về sâu sau hàng hậu vệ để bọc lót. còn libero ra đời cùng Catennacio đã được gắn luôn cho nhiệm vụ riêng biệt đó.

    2) Điểm mấu chốt của Catenaccio chính là sáng tạo ra vai trò sweeper. Libero chính là Sweeper. Chữ "Libero" bản thân nó là 1 từ trong tiếng Ý rồi (nên không thể là của người Đức), khi Catenaccio ra đời là chứng kiến Sweeper ra đời. Và người đặt ra từ 'libero' để hàm ý chỉ cầu thủ Sweeper lại chính là 1 phóng viên người Ý là Gianni Brera. Và tất nhiên từ libero của người Ý đã được sử dụng rộng rãi cùng với Catenaccio trước thời Beckhenbauer hay Mathauss từ lâu.

    Beckhenbauer hay Mathauss có lẽ chỉ là những người nâng vị trí libero lên 1 tầm cao mới nhờ vào sự cách tân sơ đồ của người Đức chứ không phải là Catenaccio của người Ý, dẫn đến libero cũng có vai trò nhiều hơn người Ý.

  8. #18
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Trích dẫn Gửi bởi Rin
    Về cái này thì anh nghĩ nó ko phải là libero. Vì e đọc ở trên nên em nghĩ thế, nhưng thực chất Catenaccio sản sinh ra 2 hậu vệ là Dập và Thòng, có thể từ tự do ở đây ám chỉ hậu vệ thòng, người luôn hốt phần còn lại nếu tiền đạo đối phương thoát hậu vệ Dập

    Tại anh chưa từng nghe thấy lối chơi Libero dính tới người Ý
    Em thích Ý thời có Canna đá dập và Nesta thòng :| và libero trừ bắt gôn ra thì phải làm tất cả các công việc phòng ngự,đeo bám,kiến tạo,ghi bàn...mà làm được như vậy bây giờ thì chỉ có...Jindo

  9. #19
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Ko thấy đội hình nào có hình cây thông hay hàng tiền vệ hình kim cương nhỉ

  10. #20
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Không ngờ mấy cái này lại hay đến vậy! thank các bạn đã phân tích

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •