“Van Gaal có tầm nhìn tốt về bóng đá. Ông ta muốn tạo tính kết dính cho một đội bóng chiến thắng và luôn dùng những biện pháp có tính quân sự để chiến thuật của ông được thể hiện trên sân. Tôi thì khác, tôi muốn các cầu thủ tự có suy nghĩ của riêng mình”
(Thánh Johan Cruyff nhận xét về khi nói về HLV Louis van Gaal)


“Đó là thứ ông ta đã xây dựng suốt cả sự nghiệp, được vinh danh cũng vì thế. Ông ta hiểu 4-3-3 hơn ai hết… Đó là sơ đồ mà ông ta có thể đem ra giảng dạy, nghiên cứu phát triển.”
(Trích nhà báo Gabriel Marcotti nói về đội hình 4-3-3 của HLV Louis van Gaal)


"Tôi muốn một sơ đồ 8 hàng ngang… 8 hàng ngang… nhiều nhất có thể… bởi sau đó sự chiếm lĩnh phần sân sẽ tốt hơn…đây là hệ thống có khả năng chiếm lĩnh phần sân tốt nhất… 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 … và với một hàng ngang này nữa… khi chơi với một hệ thống như thế, anh sẽ luôn có được những tam giác"
(HLV Louis van Gaal giải thích các hệ thống chiến thuật mình áp dụng ở các đội)



(Đội hình United hôm trận gặp Liverpool)


I. Triết lý vận hành sơ đồ

+/ Possession: Kiểm soát bóng.
+/ Patience: Kiên nhẫn chờ đợi thời cơ.
+/ Penetration: Thâm nhập hệ thống phòng ngự đối phương.
+/ Rotation: Luân chuyển bóng quá lại.
+/ Insight: Sáng suốt nhìn nhận những khoảng trống của đối phương.

HLV Louis van Gaal giải thích từng điểm trong triết lý của ông:

+/ Đầu tiên là kiểm soát bóng:

Khi anh mất quyền kiểm soát thế trận, khi anh thường xuyên mất bóng, họ sẽ kiểm soát trận đấu, cầm bóng luôn quan trọng nhưng nó không quan trọng bằng bàn thắng. Không phải cứ cầm bóng 60-70% là anh có bàn thắng. Đấy không phải là điều tất yếu. Bởi khi có 70% thời lượng kiểm soát bóng , anh sẽ phải chơi bóng ở gần khung thành đối phương hơn và sẽ không thể ghi bàn bởi có quá ít khoảng trống, vì thế anh sẽ phải khiến đối thủ chọn vị trí phòng thủ cao hơn bằng việc lùi sâu về. Khi ấy, họ sẽ dâng cao lên, và anh có khoảng trống.

+/ Thứ hai là Kiên nhẫn chờ đợi thời cơ:

Tôi nghĩ khi chúng tôi cướp được bóng, đối thủ sẽ không có được sự ổn định trong đội hình, vì vậy chúng tôi sẽ phải tận dụng điều đó, nhưng khi chuyền hỏng và làm mất bóng, tôi sẽ nói “không, không không!”. Phải kiên nhẫn bởi khi anh thường xuyên làm mất bóng, anh sẽ phải giành lại bóng lần này hết lần khác. Anh sẽ phải trả giá bằng rất nhiều năng lượng. Vì thế nếu giải quyết được vấn đề ấy (sự kiên nhẫn), anh sẽ chuyền bóng rất tốt.

+/ Thứ ba là luân chuyển bóng qua lại:

Chúng tôi muốn tạo ra khoảng trống. Muốn vùng chơi bóng thu hẹp lại. Và thế là sẽ dễ dàng hơn khi cướp được bóng, và khi làm được điều ấy, chúng tôi có thể tận dụng khoảng trống với những cái tên như Robben, Lens, Narsingh, Schaken và Van Persie….Khi chơi trước Andorra, chúng tôi đã dồn ép họ. Chúng tôi đã lùi về sớm nhưng vẫn không có được khoảng trống. Trước Romania, chúng tôi lùi xuống sâu hơn và mọi thứ đã có hiệu quả. Tôi gọi đó là “khiêu khích áp lực”. Chúng tôi đã làm điều ấy hồi ở AZ nhưng không ai nhận ra. Mọi người nói rằng chúng tôi chơi công kích mạnh mẽ, nhưng không phải. Chúng tôi nhanh chóng phá vỡ đối thủ khi có bóng, chắc chắn thế nhưng chúng tôi luôn tạo ra khoảng trống trước… Tôi tin vào việc chuyền bóng cho vị trí gần nhất và ghi bàn một cách trực tiếp. Anh sẽ phải tạo ra khoảng trống trước và sau đó có thể tận dụng nó bởi những pha bóng nhanh từ phía dưới. Tôi nghĩ nó thú vị và hiệu quả hơn.

+/ Thứ tư là sáng suốt nhìn nhận những khoảng trống của đối phương:

Khoảng trống luôn ở giữa những hàng ngang, như một chiếc cửa sổ. Vì thế, sơ đồ này sẽ rất khó bị đánh bại, nhất là khi anh có trong tay những cầu thủ chất lượng.
( Ý HLV Louis van Gaal là nói đến khu vực Half Space và các dòng trung gian )



(Mô tả chiến thuật 4-3-3 trên hình vẽ)


II. Các giai đoạn của sơ đồ chiến thuật

+/ Build Up: Xây dựng chiến thuật hay còn gọi là triển khai bóng.
+/ Consolidation: Hợp nhất hay còn gọi là thu hẹp không gian.
+/Incision: Chia cắt hay còn gọi là kéo dãn không gian chơi bóng.
+/ Finish: Kết thúc hay còn gọi là ghi bàn thắng.



(Sân bóng đá chia thành 4 khu vực theo từng giai đoạn của trận đấu)

- Quy tắc: 100 - 70 - 50 trong bóng đá

+/ Khu vực màu vàng: 100% bóng phải được chuyền chính xác ở khu vực này cấm bị mất bóng.
+/ Khu vực màu xanh đại dương: 70% bóng phải được chuyền chính xác ở khu vực này hạn chế dùng kĩ thuật cá nhân để mất bóng.
+/ Khu vực màu đỏ: 50% bóng được chuyền chính xác ở khu vực này, được phép dùng kĩ thuật cá nhân để phá vỡ hệ thống phòng ngự đối phương.
+/ Khu vực màu đen: thoải mái thể hiện tài năng để ghi bàn vào lưới đối phương.


III. Phân bố cầu thủ trong sơ đồ trên sân



(Phân bố cầu thủ theo từng khu vực trên bóng)



(Phân bố cầu thủ theo từng nhiệm vụ trên sân)


- Giải thích các vị trí đứng của các cầu thủ:

+/ Đầu tiên là R10 tại sao lại đứng ở giữa 2 trung vệ và thấp hơn họ?? đó là vì anh muốn đứng vào các khoảng trống giữa dòng 2 trung vệ khi đứng như này thì 2 trung vệ đều phải lưu tâm đến R10 do vậy mà Mata và A.Young có nhiều khoảng trống hơn. Còn đứng thấp hơn 2 trung vệ nhằm kéo hệ thống bẫy việt vị đối phương xuống thấp để tránh bẫy việt vị cho Mata và A.Young.

+/Thứ hai là H21 và F31 đứng bên vai 2 tiền vệ đối phương nhằm tránh đường cắt bóng khi cầu thủ đội nhà chuyền bóng.

+/Thứ ba là Valencia và D.Blind đứng cao hơn so với 2 tiền đạo đối phương nhằm chuẩn bị áp sát tiền đạo đối phương cùng Smalling và P.Jones khi đội nhà mất bóng phản công. Nhưng đứng cao bao nhiêu thì họ sẽ tự quyết định nếu cảm thấy nguy hiểm quá họ có thể đứng thấp hơn.



( Để ý vị trí đứng của Herrera và Fellaini )

Tạm thời xin kết thúc phần một...!!!:v:v:v