Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 15
  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1

    Sự khác nhau giữa sơ đồ 3-5-2 và 4- 4 -2

    Xin lấy nguyên 1 bài viết của thành viên PhilosopherOFB's bên Redcafe.vn...Vì theo quan điểm của cá nhân ko cần nói gì thêm nữa.
    (Nếu bạn ấy ở 4rum này xin được mạn phép Post bài để cho anh em cùng tham khảo)
    1.Nguyên Bản:

    2.Khi tấn công hay phòng ngự biên:


    Nhiều người chỉ trích 3-5-2 có quá ít quân số ở hai cánh so với sơ đồ 4-4-2 thường có cặp hậu vệ-tiền vệ cánh mà không biết rằng cặp tiền vệ lệch trái-phải hoàn toàn có thể di chuyển bám biên để phối hợp chồng cánh với cầu thủ cố định bám biên trong sơ đồ, trên ảnh Di Maria đã dạt trái để kết hợp với Luke Shaw như một cặp tiền vệ-hậu vệ cánh kiểu mẫu, khi đó Herrera sẽ dạt vào giữa để cùng Carrick hỗ trợ tấn công trung lộ, lúc đó tạm thời chúng ta khuyết mất tiền vệ cánh phải nhưng đó cũng không phải là vấn đề bởi vì ngay cả 4-4-2 khi tấn công 1 cánh thì có nghĩa là cánh còn lại cũng không có tác dụng (Giải thích thêm: trong 4-4-2 khi tấn công hay phòng thủ nếu cánh trái dâng lên thì cánh phải đá thấp xuống để chống phản công và ngược lại.nhớ ko lầm đây là: nguyên lý dòng dọc kéo.), điều tương tự khi MU tấn công cánh phải thì khi đó Herrera sẽ đóng vai trò tiền vệ cánh hỗ trợ Rafael
    Đó là khi tấn công còn khi phòng ngự cũng tương tự, Di Maria-Herrera luôn hỗ trợ cho Shaw-Rafael khi phòng ngự biên, nếu đối thủ tấn công cánh phải thì Di Maria sẽ dạt trái hỗ trợ Shaw như trên hình, Herrera lại dạt vào giữa để bịt kín trung lộ, đối thủ luân chuyển bóng sang cánh đối diện thì bộ ba tiền vệ giữa sân cũng sẽ đồng thời di chuyển ngược lại.
    3.Đội hình khi chống phản công:


    (Giải thích: Hình đôị chống phản công của 3-5-2)

    (Giải thích:Hình đội hình chống phản công của 4-4-2)
    Nhìn trên hai hình có thể thấy rõ 3-5-2 chống phản công có đến 4 người bọc hậu so với chỉ 3 người so với sơ đồ 4 hậu vệ cho nên những ý kiến cho rằng 3-5-2 chống phản công kém hơn là hoàn toàn sai lầm
    Tất nhiên thêm người phòng ngự thì cũng bớt người ở mặt trận tấn công, nhìn hình trên có thể thấy sơ đồ 4-4-2 sẽ có thêm Valencia hỗ trợ tấn công nhưng Valencia không hề giỏi xâm nhập vòng cấm ghi bàn nên thực tế sự có mặt của anh gần như vô dụng, nếu tấn công biên thì Herrera hoàn toàn có thể dạt phải để phối hợp tốt với Rafael nguy hiểm không kém Valencia, trong vòng cấm luôn có cặp tiền đạo túc trực và có thể cả Di Maria ở cánh đối diện nữa.

    4. Kết luận:
    Nhìn chung cách vận hành của 3-5-2 đương nhiên là khác 4-4-2 nên các cầu thủ sẽ phải làm quen nhưng chưa có cơ sở gì cho thấy cầu thủ hiện tại của MU không chơi được sơ đồ này
    5 trận đấu tệ hại của 3-5-2 mùa này gồm: 3 trận đầu mùa + 2 trận thắng Arsenal và Southampton đều có điểm chung là không cầm được bóng nhưng nguyên nhân đều là do không có nhân sự tốt nhất
    3 trận đầu mùa phải chơi với Fletcher-TOM ở giữa sân, không có Carrick-Blind-Di Maria nên không cầm được bóng là dễ hiểu
    2 trận thắng rùa thì hậu vệ không biết chuyền bóng( Blackett-Rojo-Mc Nair) còn tiền vệ thì Fell tuy khỏe nhưng thi đấu quá khô cứng và chậm chạp cũng khiến khả năng cầm bóng bị ảnh hưởng
    Từ khi Jones trở lại và VG sắp xếp Mata-Rooney đá cặp với Carrick ở giữa sân thì khả năng cầm bóng của MU tăng lên rõ rệt nhờ sự xuất hiện của Jones-Mata(Rooney) thay thế cho Blackett(Rojo)-Fellaini và lần đầu tiên MU có thể cầm bóng đến 70% trên sân khách và ngay trên sân của Spurs thì MU đá vẫn rất tốt trong hiệp 1 và tạo được rất nhiều cơ hội, kết quả hòa trận đó cũng như trận vừa rồi hoàn toàn là do quá tải không liên quan gì đến sơ đồ, có chỉ trích thì phải chỉ trích cho đúng, thậm chí nếu không phải đá sơ đồ 3 trung vệ thì có thể MU đã thủng lưới nhiều hơn trong 2 trận vừa rồi khi Spurs vừa nã vào lưới Chelsea 5 bàn còn Stoke cũng từng ghi 4 bàn vào lưới Arsenal( thực ra là 3 bàn + 1 bàn hợp lệ ko được công nhận)
    3-5-2 chắc chắn sẽ tiếp tục được sử dụng và 1 vài kết quả tốt nữa( cả về mặt tỷ số lẫn lối chơi) sẽ đủ để dập tắt những lời chỉ trích.

  2. #2
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Sơ đồ nào cũng vậy, theo mình quan trọng nhất là CON NGƯỜI, cụ thể ở đây là cầu thủ.

    Hiện đội hình United ai cũng dễ dàng nhận ra là KHÔNG ĐỒNG ĐỀU. Các cầu thủ có nhiệm vụ tấn công đều là những cầu thủ tốt, thậm chí đạt trình Thế Giới. Còn ngược lại, các cầu thủ có nhiệm vụ phòng ngự đều là những cầu thủ trung bình khá, và đa số lại rất non kinh nghiệm.

    Sự mất cân bằng trong đội hình là một nguyên nhân sâu xa của việc Van Gaal dùng đến 3-5-2, theo mình là thế, chứ như những gì bạn phân tích thì nếu 3-5-2 ưu việt vậy cả TG Bóng Đá đổ xô dùng hết rồi. 2 chiến thuật gia bậc thầy là Mourinho và Ancelotti chẳng lẽ lại không biết 3-5-2 ưu việt và cứ cắm đầu xài 4-4-2 và các biến thể của nó?

    3-5-2, nói tóm lại, là một GIẢI PHÁP TÌNH THẾ. Không thể là một định hướng, một lựa chọn mang tính chiến lược được! Nếu Van Gaal quả thật cứ uốn United đá theo 3-5-2, thì ông là một HLV bảo thủ chứ không phải là một HLV có tài như mọi người từng ca ngợi.

  3. #3
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Trích dẫn Gửi bởi Luke.Shaw
    Sơ đồ nào cũng vậy, theo mình quan trọng nhất là CON NGƯỜI, cụ thể ở đây là cầu thủ.

    Hiện đội hình United ai cũng dễ dàng nhận ra là KHÔNG ĐỒNG ĐỀU. Các cầu thủ có nhiệm vụ tấn công đều là những cầu thủ tốt, thậm chí đạt trình Thế Giới. Còn ngược lại, các cầu thủ có nhiệm vụ phòng ngự đều là những cầu thủ trung bình khá, và đa số lại rất non kinh nghiệm.

    Sự mất cân bằng trong đội hình là một nguyên nhân sâu xa của việc Van Gaal dùng đến 3-5-2, theo mình là thế, chứ như những gì bạn phân tích thì nếu 3-5-2 ưu việt vậy cả TG Bóng Đá đổ xô dùng hết rồi. 2 chiến thuật gia bậc thầy là Mourinho và Ancelotti chẳng lẽ lại không biết 3-5-2 ưu việt và cứ cắm đầu xài 4-4-2 và các biến thể của nó?

    3-5-2, nói tóm lại, là một GIẢI PHÁP TÌNH THẾ. Không thể là một định hướng, một lựa chọn mang tính chiến lược được! Nếu Van Gaal quả thật cứ uốn United đá theo 3-5-2, thì ông là một HLV bảo thủ chứ không phải là một HLV có tài như mọi người từng ca ngợi.
    Bạn ko thâý xu hướng chiến thuật bây giờ đêù đang quay về đá 3 hậu vệ rồi đó sao??? cũng rất đồng ý với bạn là chiến thuật nào cũng cần đến con người chính con người tạo nên chiến thuật....Nhưng Val Gal là mẫu HLV đi ngược lại với điều đó..từ trước đến nay từ Ajax, Barca,Bayer ông ta là người đề ra chiến thuật và bắt các cầu thủ phải tuân theo ý của ông..Ai ko tuân theo người đó sẽ bị Val Gal đào thải..Đây chính là bản tính của ông và đây cũng chính là điêù tôi thích ở con người này.Nó được thể hiện qua các câu nói này của ông:"Louis Van Gaal chẳng phải học hỏi thêm điều gì nữa." ”Khi tôi nhận ra mình đã phạm sai lầm, tôi sẽ mất ngủ suốt mấy đêm liền. Nhưng điều đó rất hiếm khi xảy ra.”
    Còn môĩ HLV có cá tính, chiến thuật riêng ko nên so sánh với ông này ông kia, tại sao ông này sử dụng chiến thuật này mà ko sử dụng chiến thuật của ông kia...Đó chính là cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

  4. #4
    Silver member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    364
    Nhìn sơ đồ chống phản công mà nản. Khoảng cách giữa hàng công và phòng ngự quá xa thế kia, trường hợp 3 đánh 3 với 3 đánh 2 cứ gọi là thường xuyên. Sơ đồ chiến thuật là chết, cách vận hành nó và biến thể của nó mới là sống. 3-5-2 hay 5-3-2 có rất nhiều biến thể chứ không chỉ như mấy hình trên.

    - Chẳng hạn sơ đồ 5-3-2 khi phòng ngự hoàn toàn có thể biến thành 4-4-2 quen thuộc khi tấn công. Khi Rafael dang cao, jones hoặc smalling đều có thể trám vào chỗ trống của Rafael vì 2 cậu này đá cánh cũng nhiều lần rồi. Hoặc ngược lại, cánh trái có evans cũng từng đá LB...

    - Hoặc có thể chuyển thành 4-3-3 khi Maria hoặc Mata dâng lên thành tiền đạo thứ 3, hệ thống chiến thuật VanGaal quen thuộc...

    Chứ đá 3 hậu vệ mà khoảng trông mênh mông giữa sân và 2 cánh, giữa phòng ngự và tấn công thế kia thì ăn hành dài dài, nhất là gặp mấy đội đá biên lật cánh đánh đầu.

    Đấy là mới chỉ nói các biến thể của sơ đồ chiến thuật, cách vận hành nó cũng quan trọng không kém. Sau kỷ nguyên thành công rực rỡ của Barca, hàng loạt CLB bị ảnh hưởng bới lối đá possession, Man utd từ thời SAF, thời VanGaal bây giờ hay Arsenal của Wenger cũng không ngoại lệ. Nhưng hầu như mọi người quên mất vế thứ 2 đem lại thành công cho Barca là lối đá phòng ngự Pressing. Pep sang Bayern có thể thay đổi chút ít về cách tấn công chứ về bài phòng ngự thì vẫn giữ nguyên. Nhờ thế mà Bayern giờ cũng trở nên khó đánh bại như Barca vậy. Cứ coi 10 trọi 11 với trận gặp MC mà vẫn trên cơ, thì thấy rõ sự lợi hại của hệ thống phòng ngự của Pep ntn.

    Lối đá của Man utd và Arsenal bây giờ khá giống nhau, vẫn quá coi trọng cái possession. Nhưng đội hình thiếu cân bằng hoặc không đủ người có thể gây đột biến, nên triển khai tấn công trở nên chậm chạp và bế tắc trước các đội đá phòng ngự số đông. Bóng hết chuyền lên lại chuyền về, chuyền ngang, xem rất buồn ngủ.

    Còn khi gặp những đội học được đôi chút cách phòng ngự của Barca, pressing bắt người trên toàn sân thì hàng phòng ngự và hàng công gần như bị chia cắt hoàn toàn, đành phải trông chờ vào những pha phất bóng dài từ hậu vệ lên hàng công, và fellani nổi lên trong một số trận là nhờ làm tường đỡ bóng bổng.

    Nói chung, mình vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng VanGaal mới chỉ đưa ra sơ đồ chiến thuật hoặc cùng lắm là một vài biến thể, chứ cách vận hành nó trong từng trường hợp cụ thể là chưa thấy. Vẫn chưa thấy các giải pháp giải nguy khi gặp các đội chơi pressing hoặc các bài tấn công với các đội phòng ngự số đông. Những pha phối hợp tam giác, tứ giác gần đây cũng có nhưng rất hiếm, hầu hết là trông vào khả năng đột biến của cá nhân hoặc từ 2 WB với lối tạt cánh đánh đầu, khác gì 4-4-2 đâu. Cứ đá như bây giờ, trận tới gặp lại Sou có khi lại phải trông chờ vào cụ rùa quá!

  5. #5
    Silver member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    364
    Triết lý của Van Gaal là giữ bóng nhiều, nắm thế trận (bằng khả năng giữ bóng, chuyền qua lại) và cứ tấn công chờ đối thủ sơ hở rồi tận dụng. Triết lý này không hoàn toàn thuyết phục!

    Quá nhấn mạnh đến khả năng co giãn đội hình để luân chuyển bóng qua lại mà hình như Van Gaal không xây dựng cho United những mảng đánh, cụ thể là những bài phối hợp nhóm như thời Sir. Những pha ban bật mang thương hiệu "bật như Man" không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của những pha chạy chỗ, chuyền bóng chính xác do tập luyện hằng ngày. Hiện nay Quỷ Đỏ không thấy xuất hiện những pha bóng như thế này, mặc dù trên hàng công hiện nay đang sở hữu những nhân tố được đánh giá rất cao về mặt trình độ.

    Nói tóm lại, lối đá của Van Gaal KHÔNG CÓ ĐIỂM NHẤN, kiểu như một bộ film không có kịch tính, không có phút cao trào. Có vẻ như cái triết lý mà Van Gaal dày công theo đuổi, đã trở nên lạc hậu so với tình hình bóng đá TG hiện nay, nơi mà lối đá trực diện, thực dụng (kiểu Real Madrid, Man City, Chelsea,...) đang phát huy hiệu quả hơn hết.

    United cầm bóng nhiều, nhưng không tạo ra nguy hiểm hay đột biến, không tạo ra cơ hội, không làm đối thủ lung lay, vậy thì cầm bóng nhiều không mang lại điều gì hết! Thà cầm bóng, bật nhả, chạy chỗ đẹp mắt như Arsenal, tuy vẫn thiếu một chút bản lĩnh và hiệu quả trước khung thành đối phương, nhưng còn làm các fan thấy sướng. Đằng này, cách cầm bóng, giữ bóng của Quỷ Đỏ không có gì đặc sắc, chỉ là giữ bóng, chuyền qua lại trên phần sân nhà, đôi khi là những pha bóng chuyền ngang không chính xác rất nguy hiểm!

    Nữa mùa bóng đã đi qua, lối đá của Manchester United vẫn chưa rõ ràng. Chỉ còn biết hy vọng một thời điểm đẹp trời nào đó, khi United không còn những chấn thương hành hạ, Van Gaal có đầy đủ nhân lực trong tay, và ông sẽ cho các CĐV thấy một United với-lối-đá-của-Louis-Van-Gaal

    Còn hiện giờ thì coi Quỷ Đỏ đá, chưa bao giờ thấy sướng như xưa cả. Kiểu như vừa chớm sướng rùi lại vụt tắt. Mất hứng! Lên đỉnh không nổi! >.<

  6. #6
    Trích dẫn Gửi bởi Luke.Shaw
    Triết lý của Van Gaal là giữ bóng nhiều, nắm thế trận (bằng khả năng giữ bóng, chuyền qua lại) và cứ tấn công chờ đối thủ sơ hở rồi tận dụng. Triết lý này không hoàn toàn thuyết phục!
    Ý này của bạn chưa thật sự đúng với hệ thống chiến thuật 3-5-2 mà Van Gal xây dựng ở Mu. Val Gal ông nói ông đề cao kiểm soát thế trận, chứ ko phải nắm giữ bóng..Ở đây nghĩa là sao?? Các trận Mu gặp Arsenal,ChelSea,Liver Man UTD nắm quyền kiểm soát bóng vượt trôị so với đối thủ??? Đội Hà Lan đá ở Wc tỷ lệ kiểm soát bóng cao nhất???Rõ ràng Val Gal ko dùng kiêmr soát bóng làm triết lý cho chiến thuật của mình..Mà là kiểm soát cuộc chơi, muốn đối thủ phải đá theo cách mà mình muốn..




    Trích dẫn Gửi bởi Luke.Shaw
    Quá nhấn mạnh đến khả năng co giãn đội hình để luân chuyển bóng qua lại mà hình như Van Gaal không xây dựng cho United những mảng đánh, cụ thể là những bài phối hợp nhóm như thời Sir.
    Ý này của bạn cũng ko được chính xác nè...Mu ko có bài vở nào ư??Mu khi đá 5-3-2 đặc biệt rất đáng sợ ở khả năng phản công...Arsenal, New và Liver là điển hình cho ví dụ đó đặc biệt người nắm chìa khóa phản công chính R10.Đó là lý do tại sao các đội đá với 5-3-2 của Val Gal đều đá đội hình thấp và ko dám manh động.

    (Đây là hình minh họa tình huống R10 mở tỷ số 1-0 trận New)




    Trích dẫn Gửi bởi Luke.Shaw
    Những pha ban bật mang thương hiệu "bật như Man" không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của những pha chạy chỗ, chuyền bóng chính xác do tập luyện hằng ngày. Hiện nay Quỷ Đỏ không thấy xuất hiện những pha bóng như thế này, mặc dù trên hàng công hiện nay đang sở hữu những nhân tố được đánh giá rất cao về mặt trình độ.
    Như đã nói ở bài viết trên môĩ HLV 1 phong cách ko nên mang HLV này mang ra so với HLV kia được..Cái quan trọng là từ giờ cho tơí hết 3 năm kí hợp đồng với Mu Val Gal có làm được như ông nói là đưa Mu vô địch Pl hay ko?? nếu ông ko làm được Okey ông nên ra đi...Nhưng giờ Ông mới có 6 tháng đầu tiên ở hợp đồng chúng ta có quá nóng vội để nhận xét ko???

  7. #7
    Có bao biện bao nhiêu thì từ đầu mùa đội bóng vẫn thi đấu không hề thuyết phục bất cứ trận nào từ đầu mùa. Khả năng thay đổi của LVG là quá kém khi đối phương thay đổi. Việc thay người từ đầu mùa đến giờ hoàn toàn thiếu thuyết phục. Hơn nữa, 3-4-1-2 yêu cầu một cường độ di chuyển rất nặng, rất dễ chấn thương hoặc thẻ. Hơn nữa, một đội bóng lớn là đội bóng có bản sắc riêng chứ không phải là vì thua mà chạy theo xu thế mà quên mất hiện tại bản thân có những gì trong tay. Đã vậy, muốn thay đổi một triết lý bóng đá đã ăn sâu hơn 20 năm thì không thể cứ đùng đùng mà to miệng triết lý của tôi, triết lý của tôi được. Đầu mùa tới giờ thấy LVG rất thường to miệng mà thực chất chưa thể hiện được cái hồn nào của đội bóng.

  8. #8
    Trích dẫn Gửi bởi Phong_Luu
    Nhìn sơ đồ chống phản công mà nản. Khoảng cách giữa hàng công và phòng ngự quá xa thế kia, trường hợp 3 đánh 3 với 3 đánh 2 cứ gọi là thường xuyên. Sơ đồ chiến thuật là chết, cách vận hành nó và biến thể của nó mới là sống. 3-5-2 hay 5-3-2 có rất nhiều biến thể chứ không chỉ như mấy hình trên.
    Nhận xét này của bạn ko chính xác. Tại sao tôi nói hệ thống chiến thuật hiện đại xu hướng quay về sử dụng 3 hậu vệ??
    Chúng ta phân tích 1 chút về chiến thuật 3-5-2:
    Chúng ta đều biết đội hình 3-5-2 ra đời sau năm 1970 của thứ bóng đá tổng lực "Cơn lốc màu ra cam" và thịnh hành đến sau năm 1990. Ưu điểm của chiến thuật này thì ai cũng biết có nhiều cầu thủ tấn công trong đội hình nên sức tấn công và sức công phá mãnh liệt, chỉ với 3 hậu vệ hệ thống phòng ngự dễ dàng triển khai bẫy việt vị..Nhược điểm thì dễ dàng nhận thấy đó là có quá ít cầu thủ phòng ngự nên có những khoảng chống mênh mông ở phía dưới hàng tiền vệ và đặc biệt là 2 bên sườn trung vệ trái và phải dễ bị tiền vệ cánh, tiền đạo đối phương dễ khai thác. Với sự lên ngôi của thứ bóng đá chặt chẽ, chờ đợi của người Ý và thứ bóng đá 4-4-2 tấn công biên phóng khoáng của Mu làm bá chủ Châu âu nên Bóng đá những năm sau 90 dần dần từ bỏ sơ đồ này vì thấy nó có quá nhiều sơ hở trong đội hình.
    Câu hỏi được đặt ra: tại sao sơ đồ này lại được đào mồ sống dậy??
    Như thời trước bóng đá tư duy tách biệt giữ cầu thủ tấn công và phòng thủ: cả cầu thủ lẫn vị trí trên sân nên sơ đồ 5-3-2 nó lộ quá nhiều sơ hở khi tham ra tấn công vì quá có ít cầu thủ tham gia vào hệ thống phòng ngự. Nhưng Bóng đá hiện tại đã có sự thây đổi rõ rệt so ngày xưa: tư duy bóng đá giữa phòng thủ và tấn công nó ko còn tách biệt như ngày xưa. Mà mọi cầu thủ đều phải tham ra vào tình huống tấn công hay phòng thủ của đội nhà nên yêu cầu phải toàn diện hơn...Và đặc biệt với sợ đồ 5-3-2 trước kia khu vực phòng thủ được đặt ở 1/3 sân nhà thì nay đã dịch chuyển lên 2/3 sân đối phương. Tổ chức bắt người ngay từ sân đối phương đồng thời phản công hay tấn công luôn. Nên hệ thống phòng ngự 3 người tưởng như thiếu an toàn thì nay lại rất vững chắc.
    Ưu việt của hệ thống 3-5-2 hiện đại rõ ràng là rất tôí ưu nhưng để thực hành được nó thì không phải đơn giản. Yêu cầu cầu thủ phải có tư duy chiến thuật thật tốt, đọc tình huống phải chuẩn xác. Nó là 1 khối thống nhất chỉ 1 mắt xích vận hành trục trặc thì toàn bộ hệ thống ko hoạt động chơn chu được. Điều chớ chêu là Các cầu thủ Anh nói riêng và cầu thủ khối liên hiệp Anh nói chung thực sự tư duy chiến thuật kém hơn cả so với các nước bóng đá tiên tiến khác như: Đức,TBN, Ý..Nên sơ đồ 3-5-2 của Val Gal đang gặp trục chặc ở Mu. Nhưng cũng phải thông cảm cho họ vì lần đầu họ tiếp cận với 1 chiến thuật lạ hoắc, tư duy mới mẻ nên họ chưa thể thành thục ngay được mà cần có thời gian.

  9. #9
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Trích dẫn Gửi bởi vuk
    Có bao biện bao nhiêu thì từ đầu mùa đội bóng vẫn thi đấu không hề thuyết phục bất cứ trận nào từ đầu mùa. Khả năng thay đổi của LVG là quá kém khi đối phương thay đổi. Việc thay người từ đầu mùa đến giờ hoàn toàn thiếu thuyết phục. Hơn nữa, 3-4-1-2 yêu cầu một cường độ di chuyển rất nặng, rất dễ chấn thương hoặc thẻ. Hơn nữa, một đội bóng lớn là đội bóng có bản sắc riêng chứ không phải là vì thua mà chạy theo xu thế mà quên mất hiện tại bản thân có những gì trong tay. Đã vậy, muốn thay đổi một triết lý bóng đá đã ăn sâu hơn 20 năm thì không thể cứ đùng đùng mà to miệng triết lý của tôi, triết lý của tôi được. Đầu mùa tới giờ thấy LVG rất thường to miệng mà thực chất chưa thể hiện được cái hồn nào của đội bóng.
    Bạn có biết tại sao BLĐ Mu chỉ kí hợp 3 năm với Val Gal ko?? họ nhận thức kém hơn bạn hả??? Tại sao họ lại dám mạo hiểm với kế hoạch của Val Gal?? vì họ tin những thành tích trong quá khứ của HLV này. Ông ko phải chỉ là kẻ biết nói suông, ko đâu xa WC2014 với Hà Lan là chứng minh rõ nhất...Còn các thánh thì giỏi rồi...ko ai bì được.

  10. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Trích dẫn Gửi bởi jimmyba6886
    Bạn có biết tại sao BLĐ Mu chỉ kí hợp 3 năm với Val Gal ko?? họ nhận thức kém hơn bạn hả??? Tại sao họ lại dám mạo hiểm với kế hoạch của Val Gal?? vì họ tin những thành tích trong quá khứ của HLV này. Ông ko phải chỉ là kẻ biết nói suông, ko đâu xa WC2014 với Hà Lan là chứng minh rõ nhất...Còn các thánh thì giỏi rồi...ko ai bì được.
    Toàn nói mồm, chẳng đưa ra được dẫn chứng gì mà cứ áp đặt suy nghĩ mình lên người khác. Thử dẫn ra những điểm tích cực của MU thời Van Gaal ngoài mặt tinh thần xem?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •