Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Dennis Viollet

  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Dennis Viollet

    Tại mùa bóng 1959/1960, Dennis Viollet 32 lần phá lướI đốI phương chỉ trong 36 trận ra sân. Từ thuở MU ra đờI vớI cái tên Newton Heath cho đến thờI điểm ấy, chưa ai ...
    đạt đến kỷ lục ghi bàn này. Và từ thờI điểm ấy cho đến nay, 44 năm trôi qua, kỷ lục này vẫn sừng sững vì chưa ai phá nổi. Những Vua Phá LướI gần đây nhất của MU là Dwight Yorke và Ruud Van Nistelrooy, chỉ lần lượt ghi được có 18 và 25 bàn, so vớI con số 32 thì còn thua kém nhiều lắm.

    Dennis Viollet sinh ngày 20-9-1933 tạI Manchester, và trưởng thành ngay tạI lò đào tạo trẻ của MU, thế hệ Busby Babes. Năm 1953, ông được thăng lên độI lớn để thay thế tiền đạo lão tướng Stan Pearson, và thi đấu trận ra mắt gặp Newcastle vào ngày 11-4. Trong mùa giảI ấy, Viollet được xếp đá cặp cùng Tommy Taylor. Kể từ đó, 2 ngườI hợp thành 1 cặp “bài trùng hủy diệt”, gieo rắc kinh hoàng trên sân cỏ Anh và châu Âu trong suốt 5 năm, cho đến ngày Tommy Taylor tử nạn. Hiệu suất ghi bàn của Taylor là 0,5 bàn 1 trận, còn của Viollet là 0.6; không nghi ngờ gì, họ chính là cặp tiền đạo ăn ý và hiệu quả nhất trong lịch sử United, ngay đến cặp Cole-Yorke những năm cuốI thập niên 1990 cũng không sánh bằng.

    Nhìn dáng điệu nhỏ nhắn gầy ốm của Viollet, ban đầu các hậu vệ đốI phương đều ra vẻ coi thường, và chính sự coi thường này bắt họ phảI trả giá thật đắt. Nhưng ngay cả khi không chủ quan đi nữa thì cũng khó mà ngăn cản được Viollet. VớI khả năng kiểm soát bóng nhanh nhạy và tốc độ nhanh như “ánh sáng”, ông dễ dàng xuyên thủng các hàng phòng thủ, như 1 lưỡI gươm đâm xuyên mọI chướng ngạI, để lạI các trung vệ địch “hít bụI” ở sau lưng. Điểm yếu duy nhất của Viollet là đánh đầu không giỏI, nhưng 1 khi đã có đốI tác là “NgườI Hùng Trên Không” Tommy Taylor(*) ở bên cạnh thì điểm yếu đó cũng không đáng quan tâm. 1 trong những pha dàn xếp quen thuộc giữa 2 tiền đạo này là khi bóng được chuyền bổng vào vùng cấm địa, Taylor sẽ bật cao không chiến cùng các hậu vệ, dùng đầu găm bóng xuống cho Viollet ghi bàn. Chính vì Taylor bổ sung cho nhược điểm của Viollet và ngược lạI, nên khi kết hợp vớI nhau thì cả 2 tạo thành 1 cặp bài trùng vô cùng hoàn hảo.

    Cặp bài trùng Viollet-Taylor góp công rất lớn đưa United đến 2 chức vô địch quốc gia liên tiếp vào các năm 1956 và 1957. Khi đã thống trị đấu trường quốc nộI, giấc mộng vinh quang của họ bắt đầu hướng ra châu Âu. Trong trận tứ kết cúp C1 năm 1958 giữa MU và Red Star Belgrade, Viollet là 1 trong những cầu thủ ra sân tạI Nam Tư, và chính ông ghi 1 bàn trong kết quả hòa 3-3 của trận ấy. Có ai ngờ chuyến trở về từ đất nước Đông Âu cũng đánh dấu luôn sự chia cắt âm dương giữa 2 tiền đạo ăn ý nhất nước Anh. Taylor qua đờI, còn Viollet sống sót vớI thương tích nặng.

    Ban đầu, ai cũng ngỡ thương tích Munich sẽ chấm dứt luôn sự nghiệp của Viollet, nhưng ông ra sức cố công tập luyện và cuốI cùng trở lạI được sân cỏ. Đến đây, lạI nảy sinh 1 nghi ngờ mớI: không có Taylor thì Viollet sẽ thi đấu sao đây, có còn hiệu quả được như xưa? Nhưng mốI nghi ngờ nhanh chóng bị đập tan khi Viollet lên ngôi Vua Phá LướI giảI VDQG Anh mùa 1959-60, vớI kỷ lục ghi bàn đã nêu trên. Nếu xét về tổng số bàn thắng trong thờI kỳ thi đấu cho MU, thì còn nhiều ngườI hơn Viollet, như George Best và Denis Law chẳng hạn, Law thậm chí có lần còn lập kỷ lục ghi 5 hat-trick chỉ trong 1 mùa, nhưng nếu chỉ xét về số bàn thắng trong riêng 1 mùa bóng thôi thì Viollet giữ vị trí độc tôn.

    Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên là trong cặp bài trùng Viollet-Taylor thì chỉ có Taylor là được trọng dụng tạI độI tuyển quốc gia. Có lẽ là do Viollet không phù hợp vớI lốI chơi lật cánh đánh đầu truyền thống chăng? 2 năm sau khi Taylor qua đờI, Viollet mớI lần đầu tiên được khoác áo tuyển Anh, và số lần khoác áo độI tuyển của ông cũng chỉ dừng ở con số 2. Chỉ 2 trận thôi, nhưng cũng kịp ghi 1 bàn thắng.

    Sau kỷ lục độc nhất vô song ở mùa giảI 1960, phong độ của Viollet có phần kém sút. Điều này cũng dễ hiểu, bởI vì đỉnh cao chính là “đêm trước” của sự xuống dốc, và 1 khi tinh hoa đã phát tiết cả rồI thì sẽ chẳng còn gì nữa. Năm 1962, trong công cuộc tái thiết MU, ngài Matt Busby đẩy Viollet sang Stoke City. Sau đó, ông chuyển sang Ireland thi đấu cho Linfield, trước khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ và trở thành HLV cho NASL tạI Mỹ. Viollet qua đờI vào tháng 3 năm 1999, hưởng thọ 65 tuổi. Nhắc về ông, cựu đồng đội Bobby Charlton ca ngợi “Kỷ lục của anh vẫn còn đó, và đấy chính là cách tốt nhất để tưởng nhớ anh”

    Vài thông số về Viollet trong thờI gian ở MU:

    Số trận đấu/ Số bàn thắng:

    VDQG 259/159
    FA Cup 18/5
    League Cup 2/1
    Cúp Châu Âu 12/13
    Tổng cộng 291/178

    Các danh hiệu:

    1956: VDQG
    1957:VDQG

  2. #2
    Silver member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    27
    ôi cái tên lãng mạng

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •