Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    [Tennis] Tổng hợp links download + Online >>> Ep 5 (End) - 100 Greatest of All Time (by Tennis Chann

    Nhân cái tennis channel cách đây chừng 10 ngày vừa có 1 series 5 eps mang tên "100 Greatest of all time", em lập riêng 1 topic có thể gọi như là bảo tàng về tennis, môn thể thao hoàng tử

    Topic này sẽ update các tư liệu, những bài viết hay trên net, links down + onl full các trận tennis, các kỷ lục quan trọng của môn này

    Bài đầu tiên này sẽ chỉ giới thiệu + map của topic

    "100 Greatest of All Time" by Tennis Channel: EP 1 | EP 2 | EP 3 | EP 4 | Ep 5 (End)

    View more random threads:


  2. #2
    Mở hàng cho topic này, em sẽ bắt đầu với cái series ở trên, 1 show gồm 5 eps của kênh Tennis Channel

    100 Greatest of All Time


    [YOUTUBE]VeBui1DoQ-4[/YOUTUBE]​
    Series này gồm 5 eps như sau:

    *giờ California

    Ep 1: từ 100 đến 71 - Phát sóng lần đầu: 19h00 ngày 19/03/2012
    Ep 2: từ 70 đến 41 - Phát sóng lần đầu: 19h00 ngày 20/03/2012
    Ep 3: từ 40 đến 21 - Phát sóng lần đầu: 19h00 ngày 21/03/2012
    Ep 4: từ 20 đến 11 - Phát sóng lần đầu: 19h00 ngày 22/03/2012
    Ep 5: từ 10 đến 01 - Phát sóng lần đầu: 19h00 ngày 23/03/2012

    Theo ý kiến cá nhân thì series này khá hay, vì hầu hết các tay vợt vĩ đại nhất lịch sử đều được nhắc tên trong top 100 này, dù thật tình thì việc gom cả nam lẫn nữ vào để đem lên bàn cân quả là quá khập khiểng và nhận được nhiều ý kiến phản đối. Nhưng ít nhiều nó cũng là một bảng đánh giá có cơ sở đàng hoàng & hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử tennis, về những tay vợt huyền thoại.

    Đây là tiêu chí xếp hạng:




    PLAYER CRITERIA

    * Number of Major Titles won
    * Overall performance at Grand Slam Events
    * Player Ranking
    * Performance at ATP/WTA events
    * Performance at Davis & Fed Cup events
    * Records held or broken
    * Intangibles (contribuition to tennis)
    Chắc ko cần dịch, vì đều dễ hiểu cả, theo đây thì tiêu chí quan trọng nhất là số chức vô địch Grand Slam, và chắc chắn là trong 1 tương lai tương đối thì đây vẫn là tiêu chí hàng đầu để xét về độ vĩ đại của 1 tay vợt !, bạn có thể có cả chục chức vô địch Masters (như anh Murray) nhưn nếu chưa từng 1 lần vô địch GS thì chỉ có thể gọi là một tay vợt giỏi.

    Lan man đủ rồi, em vào chủ đề chính với Ep đầu tiên

    Link Down + xem Online Full

    *Chất lượng tạm ổn để coi: HDTV 720p

    Full Youtube 360p or 720p
    [YOUTUBE]FJLi-BH9LXU[/YOUTUBE]

    Folder MF


    Mã:
    http://www.mediafire.com/?nea28jprdpb9k
    Cái này em down torrent, và do tình trạng mạng cũng thuộc dạng cùi nên chỉ up lên MF và Youtube, bác nào có nhu cầu links khác thì có thể yêu cầu :-"

    Chúng ta cùng lướt qua 30 tay vợt được nhắc tên trong ep 1 này no.100 đến no.71.

    -Nhà vô địch Roland Garros (và cả 4 giải GS nói chung) đơn nam trẻ tuổi nhất trong lịch sử
    -Tay vợt gốc Á (cha mẹ của ông đều là người Đài Loan) và châu Á nói chung thành công nhất ở môn tennis.
    -Sở hữu 34 danh hiệu đơn nam trong sự nghiệp, trong đó có 1 chức vô địch Grand Slam (Roland Garros 1989) và 7 danh hiệu Masters
    -Từng vào CK Australian Open + US Open trong cùng 1 năm (1996)​
    -Bà sở hữu cả thảy 113 chức vô địch đơn trong sự nghiệp (trong đó có 3 chức vô địch Grand Slam)
    -Khởi nghiệp bằng môn bóng bàn và cũng đạt được vài thành tích nhưng bà thành công vượt bậc khi chuyển sang chơi tennis, với 8 chức vô địch Grand Slam (3 đơn nữ, 3 đôi nữ & 2 đôi nam nữ)​
    -Tay vợt đơn nam quốc tịch Anh cuối cùng vào được CK Wimbledon (niềm tự hào của người Anh), vào năm 1938
    -Ông 3 lần vào CK Grand Slam nhưng ko có chức vô địch nào
    -Tuy nhiên thành tích để ông lọt vào top GOAT này chính là 4 chức vô địch Davis Cup (liên tục 4 năm 1933 đến 1936)​
    -Nhà vô địch Wimbledon năm 1987 (chỉ thua 1 set trên con đường vô địch, trong đó 3 trận TK đến CK vô cùng ấn tượng với các bại tướng lần lượt là Wilander, Connors & Lendl)
    -Ông cũng có 2 chức vô địch Davis Cup cùng 2 lần vào CK Úc mở rộng.​
    -Nhà vô địch US Open năm 1975, ở trận CK ông hạ huyền thoại của chủ nhà Jimmy Connors rất thuyết phục
    -33 chức vô địch đơn nam cùng 22 chức vô địch đôi nam trong sự nghiệp
    -Thành tích ấn tượng khác của tay vợt TBN là 2 chức vô địch DavisCup và 1 lần vào CK Roland Garros​
    -Cựu số 1 thế giới người Áo từng mang biệt danh "The King of Clay" giai đoạn đầu 90s của thế kỷ trước.
    -44 danh hiệu đơn nam trong sự nghiệp, trong đó có 1 Grand Slam (Roland Garros 1995) và 8 Masters (6 trên mặt sân đất nện)​
    -Nhà vô địch US Open năm 2003, ngoài ra tay vợt Mỹ còn từng 4 lần khác vào CK Grand Slam, nhưng đều thua Federer (trong đó trận gần nhất rất đáng nhớ, loạt tiebreak dài nhất trong lịch sử các trận CK Grand Slam)
    -Cựu số 1 Thế giới từng là tay vợt serve tốt và nhanh nhất thế giới, năm 2004 ở Davis Cup, anh ghi kỷ lục giao bóng với tốc độ nhanh nhất thế giới (249.4 km/h), kỷ lục này tồn tại gần 7 năm cho tới năm ngoái bị Ivo Karlovic phá (251 km/h)​
    -Tay vợt Ý gốc Tunisia này là nhà vô địch Roland Garros 2 năm liền 1959 và 1960
    -Tay vợt này là kỷ lục gia ở Davis Cup với cả thảy 164 trận đấu và kỷ lục thắng 120 trận trong số đó. Dù vậy ông chưa từng lên ngôi vô địch giải đấu này với tư cách là thành viên thi đấu, 2 năm đội tuyển của ông vào CK 1960-61 đều bại trận trước người Úc với cặp đôi huyền thoại thống trị lúc đó Rod Laver + Roy Emerson
    -Tuy vậy ông đã cùng tuyển Ý vô địch Davis Cup lần đầu tiên trong lịch sử năm 1976 với tư cách captain.​
    -No.92 là tay vợt Nga Kuznetsova, tay vợt đang xếp 25 WTA Rankings đơn hiện tại và từng là số 1 TG
    -Nhà vô địch US Open 2004 và Roland Garros 2009.
    -Trong sự nghiệp tới nay, Kuznetsova đã có 13 danh hiệu đơn + 15 danh hiệu đôi.​
    -1 trong 16 tay vợt từng vô địch đủ cả 4 Grand Slam trong sự nghiệp , ta gọi là Career Grand Slam
    -Ngoài ra bà cũng có cả Career Grand Slam đôi
    -Bà có tổng cộng 16 danh hiệu Grand Slam trong sự nghiệp trong đó có 4 danh hiệu đơn.​
    -Xếp 90 là nhà vô địch Wimbledon năm 1923
    -Ông lập kỷ lục cùng tuyển Mỹ vô địch Davis Cup 7 năm liền (lúc đó tuyển Mỹ có 2 chàng Bill rất bá đạo là Bill Johnson và Bill Tilden)
    -Ngoài ra ông từng 2 lần vô địch US Open năm 1915 và 1919.​
    -Tay vợt Nữ của Anh từng 7 lần vô địch Wimbledon và 4 lần khác vào CK
    -Trong 7 chiếc cup Wimbly mà bà có, năm 1911 bà lập kỷ luc khi vô địch mà ko thua game nào trong trận CK (mãi đến Roland năm 1988 mới có người làm được điều tương tự, đó chính là Steffi Graf)
    -Bà mất năm 1960 tại London và được đưa vào Hall of Flame năm 1981​
    -Xếp 88 là cựu số TG người Pháp, Mauresmo
    -Năm đẹp nhất sự nghiệp của Ameli tất nhiên là năm 2006 với cú đúp Úc mở rộng + Wimbledon
    -Mauresmo có tổng cộng 25 danh hiệu đơn + 3 danh hiệu đôi trong sự nghiệp​
    -Một tay vợt nữ nữa của Pháp vào top này
    -Mary Pierce có 4 danh hiệu Grand Slam trong sự nghiệp (2 đơn & 2 đôi)
    -Tổng cộng trong sự nghiệp của mình, Pierce có 18 danh hiệu đơn và 10 danh hiệu đôi
    -Chị giã từ sự nghiệp ở Olympic Bắc Kinh 2008 do chấn thương đầu gối​
    -Tay vợt New Zealand duy nhất có mặt trong BXH này.
    -Ông có 11 danh hiệu Grand Slam trong sự nghiệp, trong đó có 6 danh hiệu đơn, đều là ở Úc và Wimbledon.
    -Ông thi đấu Davis Cup cho tuyển Australia và cùng tuyển này vô địch 4 lần​
    -Nhà vô địch Roland Garros năm 1983
    -Ông có tổng cộng 23 danh hiệu đơn + 16 danh hiệu đôi trong sự nghiệp
    -Ngoài ra Noah còn là một ngôi sao nhạc pop với lượng đĩa bán ra sau 8 album tầm hơn 5 triệu đĩa (ko tồi chút nào)​
    -Norman từng giữ chức chủ tịch liên đoàn Tennis Australia
    -Ông có 7 chức vô địch Grand Slam trong sự nghiệp (trong đó có 3 danh hiệu đơn), đặc biệt trong 2 năm 1907 và 1914 ông giành cú đúp cả đơn lẫn đôi ở Wimbledon​
    -Nhà vô địch Roland Garros 2 lần liên tiếp vào các năm 1970 và 1971.
    -Ông cũng từng vô địch Wimbledon năm 1973 (dù năm đó 13/16 tay vợt hàng đầu ko tham dự giải đấu này), 2 lần vào CK US Open nhưng ko thể lên ngôi
    -Tay vợt CH Séc có cả thảy 8 danh hiệu đơn và 17 dan hiệu đôi trong sự nghiệp​
    -Cựu số 1 Thế giới người Nga.
    -Trong 46 danh hiệu đơn + 41 danh hiệu đôi của tay vợt này trong sự nghiệp có 6 danh hiệu Grand Slam (2 đơn và 4 đôi)
    -Sau khi giải nghệ tennis, Yevgeny còn chơi Poker lẫn Golf, hiện tại anh là BLV tennis của truyền hình Nga.​
    -Tay vợt Mỹ sở hữu 7 chức vô địch Grand Slam trong đó có 2 chức vô địch đơn, 1953 ở Wimbledon và 1954 ở US Open
    -Từng là Đội trưởng tuyển Davis Cup Mỹ​
    -1 trong những tay vợt giỏi nhất của thế hệ đầu 8x (thế hệ của Federer)
    -Cựu số 1 TG người Nga từng vô địch US Open năm 2000 lúc mới 20 tuổi, nhưng giải đấu đáng nhớ nhất sự nghiệp của tay vợt Nga hiển nhiên là Úc mở rộng 2005, trong đó trận BK giữa anh và huyền thoại Roger Federer năm đó được coi là 1 trong những trận đấu hay nhất lịch sử AusOpen, Safin liên tục bị dẫn trước, thậm chí còn cứu cả match point nhưng vẫn lội ngược thành công để vào CK
    -Safin có 15 danh hiệu đơn + 2 danh hiệu đôi trong sự nghiệp trước khi giải nghệ năm 2009 (sau Paris Masters năm đó)​
    -Argentina chỉ có 2 tay vợt lọt vào BXH này, và Sabatini là 1 trong 2
    -Tay vợt xinh đẹp này từng vô địch US Open năm 1990, vào CK Wimbledon năm 1991 và nhiều lần khác vào BK Úc và Pháp mở rộng
    -Cô từng vào CK Olympic Seoul năm 1988 (thua Graf)
    -Trong suốt sự nghiệp, tay vợt Argentina có 41 danh hiệu (27 đơn và 14 đôi)​
    -Thành tích đáng nhớ nhất của tay vợt Úc là vô địch 3/4 Grand Slam năm 1958 (số tay vợt làm được điều này trong lịch sử tính tới này là 11, Nole là người mới nhất)
    -Ông từng 2 lần cùng tuyển Úc vô địch Davis Cup (2 năm liền 1956 và 1957)​
    -Sinh ra tại NaUy nhưng thành công chỉ đến với bà khi đổi tịch sang Mỹ
    -Thành tích đáng kể nhất của bà là 10 lần liên tiếp vào CK US Open từ 1915 đến 1924, bà có 8 danh hiệu US Open đơn + 2 danh hiệu US Open đôi nhưng chưa từng vô địch được các giải Grand Slam còn lại.​
    -Một trong những tay vợt vĩ đại nhất của nước Anh trong lịch sử
    -7 lần vô địch Wimbledon (trong đó có 6 lần liên tiếp từ 1881 đến 1886), ngoài ra còn 1 lần khác vào CK, kèm theo đó là 5 chức vô địch Wimbledon đôi nam​
    -Giai đoạn tay vợt Mỹ thi đấu chuyên nghiệp đúng vào thời gian của thế chiến thứ 2
    -Lúc đó trong 4 giải Grand Slam chỉ có US Open là vẫn được tổ chức, và bà vào CK liên tiếp 6 lần.
    -Bà chỉ dự Wimbledon và Roland Garros 1 lần duy nhất trong sự nghiệp (đều năm 1946, năm mà Roland diễn ra sau Wimbledon) nhưng đều vào CK và vô địch Wimbledon 1946​
    -Một cái tên khá quen thuộc, nhà vô địch Roland Garros năm 1966
    -Ông có 16 danh hiệu Grand Slam trong sự nghiệp nhưng có tới 15 cái ở nội dung đôi (13 cái đôi nam và 2 cái đôi nam nữ)
    -Từng là HLV của nhiều tay vợt nổi tiếng, nhất là 2 trong số những huyền thoại vĩ đại nhất tennis nam Roger Federer và Ivan Lendl​
    -Nhà vô địch Wimbledon 1954
    -Ông từng vào CK Grand Slam đơn 8 lần trong sự nghiệp, vô địch 3 lần
    -Năm 1948 ông vào CK Roland Garros cả 3 nội dung đơn nam, đôi nam và đôi nam nữ, tuy nhiên ông chỉ vô địch 2 nội dung đôi
    -Ngoài ra ông còn là một V ĐV Ice Hockey của tuyển quốc gia Tiệp Khắc vô địch TG năm 1947 và HCB Olympic 1948.​
    -1 tay vợt có cái tên đầy đủ cực dài Gottfried Alexander Maximilian Walter Kurt Freiherr von Cramm
    -Nhà vô địch Roland Garros năm 1934 và 1936, ngoài ra ông có 3 chức vô địch đôi khác trong sự nghiệp (trong đó có cú đúp đôi nam Roland + US năm 1937​
    -Tay vợt cuối cùng của Ep 1 là búp bê Nga Masha.
    -Hiện tại, Masha đã có 3 chức vô địch đơn Grand Slam trong sự nghiệp, Wim 2004, US 2006 và Aus 2008 (thực tế là năm 2010 em đã mong là Maria vô địch Roland =)))
    -Năm nay mới 24 tuổi, sự nghiệp của Masha vẫn còn dài.​

  3. #3
    100 Greatest of All Time


    Ep 3: No.40 đến No.21

    Full Youtube 720p
    [YOUTUBE]_9hPxx6rEfw[/YOUTUBE]

    Folder MF:



    Mã:
    http://www.mediafire.com/?qqg07hw1jv6ek
    Ep 3 với 20 tay vợt từ 40 đến 21

    -No.40 là ĐK số 1 thế giới ATP, Novak Djokovic
    -1 trong 6 tay vợt kể từ 1968 (Open Era) vô địch 3/4 Grand Slam tron năm
    -Sở hữu chuỗi thắng liên tiếp 41 trận kể từ cuối năm 2010 đến BK Roland Garros 2011
    -Hiện tại Nole đã có 5 chức vô địch GS đơn trong sự nghiệp và đang tràn trề hướng đến những chức vô địch tiếp theo
    -Nole cũng đang xếp thứ 4 trong danh sách các tay vợt đoạt nhiều chức vô địch Masters nhất với 11 danh hiệu​
    -Tay vợt nữ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử vô địch Grand Slam (Roland Garros 1956, cú đúp đơn lẫn đôi nữ)
    -Bà có tổng cộng 11 chức vô địch GS trong sự nghiệp (5 đơn)
    -Sau khi giải nghệ, bà cũng có thêm cái đầu tiên nữa, tay golf chuyên nghiệp nữ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử​
    -Người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử vô địch đủ cả 4 Grand Slam đôi nữ trong 1 năm (năm 1960)
    -Bà vô địch Wimbledon đôi nữ ngay lần đầu tham dự (1958)
    -18 chức vô địch GS trong sự nghiệp (7 đơn)​
    -Nhà vô địch AusOpen 4 năm liên tiếp (1974 đến 1977)
    -Cùng 4 năm vô địch đơn nữ AusOpen, bà cũng đồng thời vô địch luôn đôi nữ (cú đúp 4 năm liên tiếp)
    -Vô địch Wimbledon 1980 khi đã là một người phụ nữ có con.​
    -Thành viên thứ 3 trong 4 chàng ngự lâm quân giai đoạn 20-30 của Pháp thế kỷ trước
    -Ông sở hữu cả thảy 10 chức vô địch GS trong sự nghiệp (7 đơn)
    -Và giờ nhãn hiệu Lacoste (hay ở VN còn gọi là "Cá sấu" :) là một trong những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, đặc biệt là trong tennis​
    -Huyền thoại Mỹ với 2 chức vô địch US Open liên tiếp 1948 và 1949
    -Một tấm gương về nghị lực trong giới tennis: năm 1969 lúc đã 41 tuổi, Pancho dự Wimbledon và ông cùng Charlie Pasarell, 1 tay vợt trẻ hơn mình tận 16 tuổi tạo nên 1 trong những trận đấu dài nhất lịch sử quần vợt. Ông lội dòng giành chiến thắng sau hơn 5h thi đấu để lọt vào vòng 4 (bị Arthur Ashe loại) với tỉ số các set khủng khiếp 22-24, 1–6, 16-14, 6–3, 11-9 \m/​
    -1 trong những huyền thoại có vai trò quan trọng bậc nhất trong lịch sử quần vợt
    -Năm 1972 ông là trong những thành viên lập nên ATP (Association of Tennis Professionals)
    -Là tay vợt duy nhất trong lịch sử từng được lấy tên đặt cho 1 giải đấu (Los Angeles giai đoạn 1980 của thế kỷ trước)​
    -1 trong 6 tay vợt nam vô địch 3/4 GS một năm tính từ mốc Open Era (1968), Mats làm được điều này năm 1988
    -1 trong chỉ 5 tay vợt nam vô địch Grand Slam ở 3 mặt sân khác nhau (Cỏ, đất nện & cứng)
    -Tổng cộng trong sự nghiệp huyền thoại Thụy Điển có 8 chức vô địch GS (7 đơn)
    -No.1 ATP 20 tuần​
    -Vô địch 3/4 Grand Slam trong năm 1956 (cái còn lại là US Open cũng vào CK)
    -Kèm theo năm đó ông cũng vô địch 3/4 Grand Slam đôi nam (trừ Roland Garros)
    -Ngoài ra thành tích kèm theo của ông là 4 chức vô địch Davis Cup​
    -Chủ tịch ATP 1977-78
    -Ông sở hữu thành tích ấn tượng với 26 danh hiệu Grand Slam trong sự nghiệp (7 đơn)
    -Giữ kỷ lục 12 chức vô địch GS đôi với Tony Roche (từng là HLV của Lendl và Federer)​
    -Thụy Sĩ ko sản sinh nhiều tay vợt vĩ đại như Úc hay Mỹ, nhưng 2 tay vợt của họ góp mặt trong BXH này đều vô cùng ấn tượng :
    -Giải nghệ năm ... 22 tuổi nhưng Martina cũng kịp đút túi trước đó 5 danh hiệu vô địch GS đơn trong đó có cú ăn ba (trừ Roland) năm 1997, kèm theo đó là 9 danh hiệu GS đôi nữ
    -3 năm liền vô địch AusOpen (1997-99)
    -Hingis tái xuất năm 2006 và kịp đem về danh hiệu GS thứ 15 (và cũng là cuối cùng) nội dung đôi nam nữ ở AusOpen ngay năm tái xuất.
    -Dính scandal Cocaine ở Wimbledon 2007 và giải nghệ chính thức vào cuối năm đó.​
    -Một huyền thoại rất đặc biệt của Mỹ
    -Bà vô địch Thế vận hội 1924 cả 2 nội dung đơn và đôi
    -Cứ hễ dự Grand Slam là hầu như đều vào CK và vô địch (bà dự GS 24 lần trong sự nghiệp thì vô địch hết 19 cái + 3 lần khác vào CK ^^)

    -Mỹ có vô số huyền thoại, nhưng tên ông được đặt cho sân trung tâm của US Open, cũng là sân tennis có sức chứa lớn nhất thế giới hiện nay
    -Thành tích lịch sử để huyền thoại này lọt top này chính là việc ông là tay vợt da đen đầu tiên trong lịch sử được chọn vào đội tuyển Davis Cup nước Mỹ
    -Ông cũng là tay vợt nam gốc Phi duy nhất từng vô địch Wimbledon, US Open và AusOpen.​
    -Tay vợt nữ đầu tiên trong lịch sử vô địch 4 Grand Slam đơn trong cùng năm
    -Trong cả sự nghiệp bà chỉ dự Grand Slam có 11 lần nhưng vô địch tới 9 lần (9 lần liên tiếp trước khi giải nghệ, cứ dự là vô địch đến khi giải nghệ :-ss)​
    -Tay vợt Bỉ vĩ đại nhất lịch sử, HCV Olympic đơn nữ năm 2004
    -Cả sự nghiệp Henin có 43 danh hiệu đơn trong đó có 7 danh hiệu Grand Slam, 3 lần liên tiếp ở Roland Garros từ 2005 đến 2007 (2006 và 2007 vô địch mà ko thua bất kỳ 1 set nào cả giải)
    -Đáng tiếc trong sự nghiệp (rồi sau đó comeback năm 2010) Henin vẫn chưa thể vô địch được Wimbledon dù đã 2 lần vào CK​
    -Nhắc đến các tay vợt nam Thụy Điển thì ngoài Bjorn Borg ko thể ko nhắc đến Edberg.
    -Ông sở hữu 6 chức vô địch Grand Slam đơn trong sự nghiệp, thành tích cao nhất ở Roland Garros là CK năm 1989
    -Từng no.1 cả đơn lẫn đôi của BXH ATP
    -4 lần liên tiếp vào CK GS​
    -Một tay vợt nữ kinh dị trong lịch sử, tên của bà được đặt cho sân chính thứ 2 của Roland Garros
    -Trong sự nghiệp có vỏn vẹn 8 năm của mình, bà vô địch tới 81 danh hiệu đơn, 73 danh hiệu đôi và 11 danh hiệu đôi nam nữ ^^
    -Bà mất khi còn khá trẻ (39 tuổi)​
    -Tay vợt quốc tịch Anh vĩ đại nhất
    -Ông có 8 danh hiệu Grand Slam đơn trong sự nghiệp trong đó có 3 chức vô địch Wimbledon liên tiếp
    -Năm 1936 Fred Perry vô địch Wimbledon cũng là năm cuối cùng người Anh sở hữu tay vợt vô địch giải đấu danh giá nhất môn tennis
    -4 lần liên tiếp cùng tuyển Davis Cup Anh vô địch 1933 đến 1936​
    -No.22 là tay vợt nữ của Mỹ hiện vẫn còn thi đấu, cô chị của gia đình nổi tiếng Williams
    -Thành tích ghê gớm nhất sự nghiệp của Venus là 5 chức vô địch Wimbledon tính đến nay, chị vẫn chưa thể vô địch Úc và Pháp mở rộng dù đều đã vào CK
    -Cùng cô em vô địch GS đôi rất nhiều lần trong sự nghiệp (12 lần)
    -Tính đến nay trong sự nghiệp Venus đã có 43 danh hiệu đơn và 19 danh hiệu đôi (đều với cô em)​
    -Tay vợt nam trẻ tuổi nhất vô địch Wimbledon (năm 17 tuổi)
    -6 chức vô địch GS đơn trong sự nghiệp trong đó có 3 cái ở Wimbledon
    -Giữ kỷ lục 19 trận thắng trước các số 1 thế giới khác (Lendl 7 lần, Sampras 4 lần, Courier 3 lần, Wilander 3 lần & Agassi 1 lần​
    *Mai ta đến với Ep 4, các tay vợt từ 20 đến 11

  4. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    100 Greatest of All Time


    Ep 4: No.20 đến No.11

    Đến với ep áp chót với các tay vợt từ 20 đến 11, 2 eps cuối toàn là các tay vợt quen mặt, mà thường ai hâm mộ tennis đều biết tên

    Full Youtube 720p
    [YOUTUBE]0VorOudtCgI[/YOUTUBE]

    Folder MF:


    Mã:
    http://www.mediafire.com/?1ff655q1ndfk1
    -No.20 là 1 trong 3 tay vợt nam Úc nổi tiếng nhất lịch sử, Rosewall
    -Tay vợt giữ kỷ lục nhà vô địch già nhất của cả 2 Grand Slam: Úc mở rộng và Mỹ mở rộng
    -Trong cả sự nghiệp ông có 23 danh hiệu Majors đơn (tức là GS hoặc Pro Slam), cùng 9 danh hiệu GS đôi (đủ bộ 4 giải); nếu tính Pro Slam như là 1 giải Grand Slam thì Rosewall chứ ko phải là Federer mới là tay vợt vô địch Majors Singles nhiều lần nhất.
    -1 trong 8 tay vợt trong lịch sử từng bảo vệ thành công chức vô địch AusOpen (vốn là giải khó bảo vệ nhất trong 4 GS)
    -Rosewall cũng là tay vợt duy nhất trong lịch sử vô địch GS đơn ở 3 thập kỷ khác nhau
    -Tay vợt già thứ 2 từng vô địch 1 giải đấu chính thức (43 tuổi 1 tháng ở Gunze), sau Pancho Gonzales 43 tuổi 9 tháng
    -Ngoài ra trong bảng vàng thành tích của ông còn có 4 chức vô địch DavisCup​
    -Giai đoạn 80-90 của thế kỷ trước có rất nhiều huyền thoại nữ vĩ đại, và hầu hết đều được nhắc trong top 20 này.
    -Monica Seles là tay vợt duy nhất trong tính từ mốc Open Era năm 1968 thắng liên tiếp cả 6 trận CK Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp
    -Nhà vô địch Roland Garros trẻ nhất lịch sử 16 tuổi 6 tháng và trong trận CK đó Seles đã hạ Stefi Graf, huyền thoại số 1 lịch sử quần vợt nữ.
    -Cả thảy trong sự nghiệp Monica có 53 danh hiệu đơn trong đó có 9 danh hiệu Grand Slam, bà gặp Graf trong 6 trận CK GS và mỗi bên thắng 3 trận.
    -1 trong 2 tay vợt nữ vô địch Roland Garros 3 lần liên tiếp (cùng Henin), và 1 trong 5 tay vợt từng vô địch AusOpen 3 lần liếp, tay vợt nữ duy nhất vô địch được 2 giải này 3 lần liền
    -Tổng cộng trong sự nghiệp bà có 175 tuần no.1 WTA​
    -Tay vợt nam CH Séc nổi tiếng nhất lịch sử (từ năm 92 thì ông đổi tịch sang Mỹ)
    -Tay vợt đang giữ kỷ lục 8 lần liền vào CK US Open đơn
    -270 tuần no.1 ATP, kỷ lục thời điểm đó cho đến khi sau này bị Jimmy Connors rồi Sampras và Federer vượt
    -Giữ kỷ lục 19 lần vào CK Grand Slam cho đến khi bị Federer phá vào năm 2009
    -Lendl có mặt ở CK của cả 4 giải Grand Slam nhưng rất tiếc ông chưa từng vô địch Wimbledon
    -Cả thảy trong sự nghiệp Ivan Lendl có 94 danh hiệu đơn (52 lần khác vào CK) và 6 danh hiệu đôi
    -Lendl là tay vợt vô địch giải đấu cuối năm nhiều thứ 2 (mới bị Federer vượt cuối năm ngoái)
    -Hiện tại huyền thoại Mỹ gốc CH Séc này đang là HLV của tay vợt số 4 TG, Andy Murray​
    -Trước khi đến với 1 chuỗi các huyền thoại quốc tịch Mỹ, ta đến với huyền thoại số 2 của quần vợt Nam Úc, Roy Emerson
    -1 trong 7 tay vợt nam trong lịch sử từng vô địch cả 4 giải Grand Slam
    -Tay vợt nam duy nhất vô địch cả đơn lẫn đôi của cả 4 giải Grand Slam
    -Tay vợt nam đang nắm giữ kỷ lục vô địch Grand Slam nhiều lần nhất (28 lần tính cả đơn lẫn đôi)
    -Ông nắm giữ kỷ lục vô địch GS đơn nam nhiều lần nhất cho đến khi bị Sampras và Federer vượt với lần lượt 14 và 16 danh hiệu đơn.
    -Huyền thoại người Úc vào CK Grand Slam tới 35 lần trong sự nghiệp (15 đơn, 28 đôi nam & 2 đôi nam nữ)
    -Thành phần tuyển Úc lập kỷ lục 8 lần vô địch DavisCup giai đoạn 1959 đến 1967.​
    -No.16 thuộc về 1 huyền thoại Mỹ, Bill Tilden hay còn gọi là "Big Bill" (phân biệt với Bill Johnston là "Little Bill")
    -Cũng như Ivan Lendl, Bill Tilden đang giữ kỷ lục 8 lần liền vào CK US Open và độc tôn kỷ lục 6 lần liên tiếp vô địch giải đấu này
    -Trong sự nghiệp 18 năm của mình, ông dự 192 giải đấu và vô địch hết 138 giải, với 907 chiến thắng (kỷ lục), tỷ lệ thắng thua hơn 93% (cũng kỷ lục)
    -7 chức vô địch DavisCup.
    -Ông mất năm 1953 và được đưa vào ngôi nhà huyền thoại tennis năm 1959.​
    -Tay vợt duy nhất trong lịch sử vô địch US Open ở 3 mặt sân khác nhau (từ grass sang clay rồi giờ là hard)
    -1 trong 7 tay vợt tính từ mốc Open Era vô địch 3/4 Grand Slam trong cùng 1 năm.
    -Tay vợt đang giữ kỷ lục về số chức vô địch đơn trong sự nghiệp (109 danh hiệu
    -10 chức vô địch Grand Slam trong sự nghiệp (8 đơn)
    -3 lần vô địch giải đấu cuối năm của ATP
    -Giữ kỷ lục vào Bán kết và Tứ kết Grand Slam nhiều lần nhất (31 với BK và 41 với TK)
    -268 tuần no.1 BXH đơn của ATP với 160 tuần liên tiếp (no.2 sau Federer)​
    -Một huyền thoại đương đại
    -Serena Williams là một trong những tay vợt nữ vô địch Grand Slam nhiều lần nhất với 27 chức vô địch tính đến nay (13 đơn, 12 đôi và 2 đôi nam nữ)
    -1 trong chỉ 5 tay vợt nữ trong lịch sử vô địch đủ cả 4 giải Grand Slam đơn.
    -HLV Olympic đôi nữ 2 kỳ thế vận hội (2000 và 2008)
    -Cùng cô chị vô địch cả 4 giải Grand Slam đôi nữ (cặp duy nhất trong lịch sử)
    -Với 13 danh hiệu Grand Slam đơn tính tới nay, Serena xếp thứ 6 trong danh sách các tay vợt nữ vô địch GS đơn nhiều lần nhất, và thứ 4 nếu tính mốc Open Era sau 3 huyền thoại Stefi Graf (22) & Chris Evert, Martina Navratilova (18).
    -Tay vợt nữ duy nhất tính từ mốc Open Era vô địch AusOpen 5 lần​
    -Một huyền thoại nữa của Mỹ
    -John có cả thảy 17 chức vô địch Grand Slam trong sự nghiệp (7 đơn, 9 đôi nam & 1 đôi nam nữ), đáng chú ý là trong số đó chỉ có duy nhất 1 cái ko phải Wimbledon hoặc US Open (đôi nam nữ Roland Garros năm 1977)
    -Giữ kỷ lục 19 chức vô địch Championship Series (tiền thần của Masters 1000 bây giờ)
    -Tổng cộng trong sự nghiệp, John McEnroe có 77 danh hiệu đơn & 71 danh hiệu đôi. (54 lần khác vào CK)
    -Giờ ông là 1 BLV nổi tiếng đặc biệt ở các giải Grand Slam với truyền hình Mỹ, riêng Wimbledon ông làm việc với BBC​
    -Tay vợt nam đầu tiên trong lịch sử có Career Golden Grand Slam (vô địch đủ 4 giải Grand Slam + HCV đơn nam Olympic), tất nhiên thống kê này phải tính đến việc Tennis biến mất ở Thế vận hội một thời gian dài cho tới 1988 mới trở lại.
    -Cả sự nghiệp Andre vào CK Grand Slam 15 lần và có 8 chức vô địch (4 cái đầu mỗi giải 1 cái)
    -Điểm đáng nói nhất trong sự nghiệp của huyền thoại Mỹ chính là giai đoạn mà người ta gọi là "hết thời" (30 tuổi trở lên), tính từ mốc năm 2000 (Agassi lúc đó đã "cập kê" 30 tuổi), tay vợt Mỹ vào CK Grand Slam tới 5 lần (lần chót ở US Open 2005 lúc đã 35 tuổi), và 3 lần vô địch
    -Từng giữ kỷ lục vô địch Masters Series (17 lần) cho tới khi bị Nadal và Federer lần lượt vượt qua.
    -Cả thảy trong sự nghiệp Agassi có 60 danh hiệu đơn (30 lần khác vào CK) và vỏn vẹn 1 danh hiệu đơn​
    -Cuối cùng của Ep 4 cũng là 1 huyền thoại Mỹ.
    -1 trong số những tay vợt nam vô địch đủ cả 4 giải Grand Slam, ông làm được điều đó trong cùng 1 năm 1938 (tay vợt đầu tiên vô địch cả 4 Majors single 1 năm hay còn gọi là Grand Slam)
    -Được đánh giá là 1 trong những tay vơt có quả backhand hay nhất lịch sử (chúng ta khó mà kiểm chứng rõ ràng)
    -Cả thảy trong sự nghiệp ông có 14 danh hiệu Grand Slam (6 đơn, 4 đôi nam & 4 đôi nam nữ)
    -Ngoài ra ông từng 2 lần vô địch DavisCup cùng tuyển Mỹ.​
    *Ngày mai sẽ là ep cuối với 10 huyền thoại top 10 \m/

  5. #5
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    100 Greatest of All Time


    Ep 5 (cuối): no.10 đến no.1

    Ep cuối với 10 huyền thoại được Tennis Channel đánh giá là vĩ đại nhất từ xưa tới nay, top 10 với 5 nam 5 nữ

    Full Youtube 720p
    [YOUTUBE]JoYOHgbgKMw[/YOUTUBE]

    Folder MF


    Mã:
    http://www.mediafire.com/?9azu3vzo50rzm
    -Vị trí thứ 10 thuộc về huyền thoại nữ của Mỹ, Billie Jean King
    -Tổng cộng trong sự nghiệp bà có 39 danh hiệu Grand Slam, trong đó có 12 danh hiệu đơn, 1 trong những tay vợt nữ có nhiều chức vô địch Grand Slam nhất
    -Bà cũng là 1 trong những tay vợt nữ trong lịch sử sưu tập đủ bộ 4 giải Grand Slam (hay còn gọi là Career Grand Slam), ở nội dung đôi nam nữ, bà cũng đã vô địch đủ cả 4 giải Grand Slam còn ở nội dung đôi nữ thì sót AusOpen
    -Tổng cộng trong sự nghiệp của mình, Billie Jean King có 129 chức vô địch đơn nữ.
    -Bà còn là một tay vợt có đóng góp quan trọng bậc nhất trong lịch sử quần vợt nữ, đặc biệt khi bà là 1 trong những người sáng lập nên WTA và có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh bình đẳng giới trong môn tennis (mà thiết thực nhất chính là tiền thưởng của cả 4 giải GS hiện nay đều bằng nhau giữa nam và nữ)​
    -No.9 là một huyền thoại nữ nữa của Mỹ.
    -Tay vợt đang giữ kỷ lục 13 năm liền năm nào cũng vô địch ít nhất một giải Grand Slam
    -Cả thảy trong sự nghiệp Chris Evert bà có 18 chức vô địch đơn nữ Grand Slam (đồng no.3 với Martina Navratilova và chỉ kém Stefi Graf cùng Margaret)
    -Chris Evert đang giữ kỷ lục vào CK và BK Grand Slam nhiều lần nhất tính từ mốc 1973 đến nay với 34 lần vào CK và 49 lần vào BK.
    -7 chức vô địch Roland Garros + 6 chức vô địch US Open, vô cùng ấn tượng
    -Bà cùng với Martina Navratilova tạo nên một cặp đấu nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử quần vợt, 2 huyền thoại này gặp nhau tới 80 lần chính thức trong sự nghiệp ^^ (nhiều nhất lịch sử cả nam lẫn nữ)
    -Cả sự nghiệp Chris Evert có 154 danh hiệu đơn​
    -Một huyền thoại nữ nữa ở vị trí tiếp theo, vị trí thứ 8.
    -Tay vợt nữ Úc vĩ đại nhất lịch sử, tên của bà được dùng để đặt cho sân chính thứ 3 của AusOpen, giải Grand Slam đầu tiên của năm.
    -Tay vợt nữ có nhiều chức vô địch Grand Slam nhất, với 62 danh hiệu cả thảy trong đó có 24 danh hiệu đơn (nhiều hơn Graf 2 cái)
    -Bà là tay vợt nữ đầu tiên của Open Era vô địch đủ bộ 4 Grand Slam của năm (năm 1970 bà có Grand Slam nghĩa là vô địch cả 4 giải trong cùng 1 năm)
    -Ngoài ra bà có 19 danh hiệu đôi nữ & 19 danh hiệu đôi nam nữ GS (cũng đủ cả 4 cái, đặc biệt là năm 1963 và 1965 bà vô địch cả 4 giải Grand Slam nội dung đôi nam nữ)
    -Gần như không thể có tay vợt nữ nào trong tương lai có thể vĩ đại hơn Margaret, xét về mặt thành tích.
    -Tiếc một điều là giai đoạn của bà ko có Thế vận hội mùa hè môn tennis, điều này khiến bà ko thể so với Stefi Graf và Martina Navratilova.​
    -Thứ 7 chúng ta đến với lãng tử tóc vàng của Thụy Điển, Bjorn Borg
    -Tay vợt giữ kỷ lục vô địch Roland Garros 4 lần liên tiếp từ 1978 đến 1981 và kỷ lục 5 lần liên tiếp vô địch Wimbledon (1976 đến 1980), và chưa ai làm được điều tương tự (Nadal 4 lần liên Roland nhưng chưa là gì ở Wim còn Fed 5 lần liền ở Wim nhưng cũng chẳng là gì ở Roland)
    -Điều này còn đặc biệt vĩ đại hơn khi giai đoạn Borg thi đấu 2 mặt sân của 2 GS kể trên có sự khác biệt tương đối lớn (so với bây giờ), 4 năm liền cú đúp, phi phàm.
    -Borg có 101 danh hiệu đơn trong sự nghiệp (64 thuộc hệ thống thi đấu của ATP)
    -Cái trên ghi lộn là Borg giải nghệ năm 1983 chứ ko phải 1993 (ông giải nghệ khi mới 27 tuổi và nhiều người tiếc nuối là nếu Borg thi đấu tiếp thì chưa chắc giờ Fed là tay vợt dẫn đầu về số chức vô địch Grand Slam, tương tự với Rod Laver, tuy nhiên "nếu" mãi mãi chỉ là "nếu", ko có gì chứng minh được cả)
    -Borg vô địch 15 giải thuộc hệ thống Championships series (giờ là Masters 1000)​
    -Vị trí thứ 6 chúng ta đến với "ông vua đất nện" mọi thời và ĐK số 2 Thế giới, Rafael Nadal
    -Thành tích ấn tượng nhất của Nadal cho tới lúc này chính là việc trở thành tay vợt thứ 2 trong lịch sử có Career Golden Grand Slam sau Andre Agassi, tay vợt trẻ nhất lịch sử hoàn thành đủ bộ Grand Slam (năm 2010 với US Open, lúc đó Nadal 24 tuổi)
    -Nadal và Borg là 2 tay vợt vô địch Roland Garros nhiều lần nhất trong lịch sử, và Nadal vẫn còn cơ hội vượt lên trong thời gian tới khi anh chàng TBN mới đang 26 tuổi.
    -Cả thảy trong sự nghiệp tính tới lúc này, Nadal đã có 46 danh hiệu đơn nam trong đó có 10 Grand Slam và 19 Masters 1000
    -Tất nhiên cặp đôi Nadal-Federer là 1 trong những cặp Rival nổi tiếng nhất mọi thời (tương lai có thể thêm cặp Nadal-Nole nữa)
    -Nadal cũng cùng tuyển Davis Cup TBN vô địch 4 lần (tính luôn năm ngoái), và với lực lượng hiện tại của TBN thì khả năng ko dừng ở con số 4.
    -Nadal đang xếp no.6 và hoàn toàn có thể lên thêm khi vẫn còn tương đối trẻ, vấn đề của tay vợt số 2 hiện giờ là làm sao giải được bài toán mang tên Novak Djokovic ?​
    -No.5 thuộc về huyền thoại Mỹ, Pete Sampras
    -Tay vợt nam đầu tiên cán mốc 14 danh hiệu Grand Slam đơn trong sự nghiệp (và hiện giờ mới chỉ Fed vượt qua được)
    -Pete vẫn là nhà vô địch đơn nam Wimbledon vĩ đại nhất với 7 chức vô địch (hiện tại thì Fed có 6 và khả năng anh bằng cũng ko phải đơn giản)
    -Tay vợt trẻ tuổi nhất từng vô địch US Open (năm 1990 lúc Pete 19 tuổi)
    -Sampras cũng là tay vợt đang giữ kỷ lúc no.1 ATP nhiều tuần nhất với 286 tuần, hơn Federer đúng 1 tuần, giữ kỷ lục 6 năm liên tiếp kết thúc năm với vị trí no.1 (khó ai phá nỗi)
    -Sampras là đỉnh cao của lối chơi serve-volley đối ngược với lối chơi thiên về baseline của Agassi (cặp toàn Mỹ này cũng là 1 trong những cặp Rival nổi tiếng nhất)
    -Ngoài ra huyền thoại Mỹ còn nổi tiếng với phong cách thi đấu vô cùng nhã nhặn trên sân đấu, chúng ta đã từng thấy Federer chửi thề, nhưng Sampras thì gần như ko, một quý ông đích thức trên sân tennis.
    -Sampras kết thúc sự nghiệp vô cùng tuyệt vời với chức vô địch US Open năm 2002, ngay sau trận CK huyền thoại Mỹ (lúc đó 31 tuổi) đã tuyên bố giải nghệ, trong 3 năm cuối sự nghiệp, Pete đều vào CK, đến lần thứ 3 vô địch thì anh cũng tuyên bố giải nghệ luôn.​
    -Tiếp theo là huyền thoại Mỹ gốc CH Séc (bà đổi tịch năm 1975)
    -Tay vợt nữ giữ kỷ lục có nhiều chức vô địch đơn nhất sự nghiệp với 167 titles (nhiều tay vợt hiện nay chỉ bằng số lẻ số trên cũng đã là khủng)
    -Huyền thoại Grand Slam, đặc biệt là mặt cỏ Wimbledon với kỷ lục 6 lần vô địch đơn nữ liên tiếp, 9 lần liên tiếp vào CK và 12 trận CK trong sự nghiệp
    -Tổng cộng trong sự nghiệp Martina có 59 danh hiệu Grand Slam, trong đó có 18 đơn nữ, 31 đôi nữ & 10 đôi nam nữ, thời nay thì do lịch thi đấu cực kỳ khắc nghiệp, 1 tay vợt (bất kể nam hay nữ) muốn làm được những điều tương tự như Margaret hay Martina làm được là điều bất khả thi)
    -Như nói ở phần Chris Evert, cặp Chris-Martina là cặp Rival số 1 trong lịch sử quần vợt với 80 lần gặp nhau chính thức.
    -Điểm huyền thoại nữa của bà chính là việc đến tận năm 2006 (31 năm sau khi vào Pro và lúc đó đã gần ... 50 tuổi ^^), bà vẫn có thể vô địch Grand Slam (đôi nam nữ US Open 2006 cùng với Bob Bryan), chỉ có thể bái phục mà thôi !
    -Bà cũng đang giữ kỷ lục 8 lần vô địch giải đấu cuối năm của WTA sau 14 lần vào CK.​
    -Chúng ta đến với số 1 quần vợt nữ mọi thời và no.3 ở BXH này, Stefi Graf, vợ của Andre Agassi.
    -Kỷ lục khủng khiếp nhất của huyền thoại Đức là năm 1988, bà vô địch cả 4 giải Grand Slam nội dung đơn nữ + HCV Olympic năm đó (ở Seoul) đơn nữ, điều này giúp huyền thoại này ở 1 vị trí mà ko có bất kỳ tay vợt nữ nào trong lịch sử chạm tới được, tay vợt duy nhất trong lịch sử (cả nam lẫn nữ) có Golden Slam (danh hiệu cao quý nhất ở môn tennis)
    -Dù ko có kỷ lục vô địch liên tiếp hay nhiều nhất ở giải GS nào cá biệt nhưng Stefi là tay vợt nữ toàn diện nhất khi bà vô địch mỗi giải ít nhất 4 lần
    -Tỉnh cả sự nghiệp Graf có 22 danh hiệu Grand Slam đơn (chỉ kém Margaret 24)
    -Năm 1988 cả thế giới ngỡ ngàng với huyền thoại Đức, đặc biêt ở Roland Garros bà chiến thắng CK mà ko thua game nào cả trận
    -Ở mảng Rankings, Graf cũng năm 3 kỷ lục quan trọng nhất với 377 tuần no.1 WTA (số một cả nam lẫn nữ), 186 tuần liền no.1 WTA (số một nữ và chỉ kém Federer 237 tuần bên nam), 8 năm kết thúc năm với vị trí no.1 (vô đối)
    -22 danh hiệu GS đơn nhưng Graf chỉ có 1 danh hiệu GS đôi nữ (Wimbledon 1988, lại 1988) & Ko có danh hiệu nào ở mảng đôi nam nữ, nhưng điều đó ko quan trọng, chỉ riêng năm 1988 đã đưa Graf vào top 10 và con số 22 cùng các kỷ lục Rankings giúp Graf no.1 nữ mọi thời.
    -Năm 1989 thì Graf suýt làm được gần giống 1988 khi bà vào CK cả 4 giải Grand Slam nhưng rất tiếc là Graf thất thủ trước Vicario ở trận CK Roland Garros​
    -No.2 là huyền thoại Úc Rod Laver
    -Tay vợt nam duy nhất của Open Era có Grand Slam (vô địch 4 giải lớn nhất trong cùng 1 năm), và ông chắc chắn là tay vợt duy nhất làm được điều này ở cả trước lẫn sau Open Era
    -Dù có 11 danh hiệu Grand Slam (bằng Borg hơn Nadal 1, thua Roy và Pete), nhưng huyền thoại Úc vẫn nghiễm nhiên được xếp no.2 đơn giản vì thành tích phi phàm trên, năm 1962 ông vô địch cả 4 giải GS, sau đó nghỉ hẳn vài năm trở lại năm 1968 thì ngay lập tức năm sau vô địch tiếp cả 4 giải, chỉ có thể là kinh sợ
    -Rod Laver có cả thảy 200 danh hiệu đơn trong sự nghiệp nhưng chỉ 40 trong số đó thuộc hệ thống thi đấu của ATP (đơn giản vì giai đoạn ông thi đấu là giai đoạn chuyển giao giữa trước và sau Open Era, đánh dấu sự ra đời của ATP)​
    -Chúng ta đến với no.1 \m/, Roger Federer
    -Để kể về số kỷ lục của Fed thì có lẽ kể cả ngày ko hết
    -Tuy nhiên lý do lớn nhất để Fed có danh hiệu GOAT mà rất nhiều người công nhận đó là 16 chức vô địch Grand Slam đơn nam của anh, trong đó có cả 4 giải, và dù vẫn còn đôi chút nối tiếc (đặc biệt là HCV đơn nam Olympic), nhưng chừng đó là quá đủ để Fed là tay vợt vĩ đại nhất mọi thời.
    -Những kỷ lục giá trị khác của Fed: 6 lần vô địch giải đấu cuối năm (số 1 tính từ Open Era), 10 lần liên tiếp vào CK Grand Slam (chuỗi dài thứ 2 cũng của anh), 23 lần liên tiếp vào BK Grand Slam (1 sự ổn định kinh dị), 237 tuần liên tiếp là ông vua của ATP (như ta thấy ở trên là no.1 nữ Graf chỉ có 186 tuần) nghĩa là tương đương hơn 4 năm trời
    -Fed cũng là tay vợt nam vào CK Grand Slam nhiều lần nhất (23 lần), với phong độ hiện có thì số lần vào BK & TK của Jimmy Connors cũng là 1 mục tiêu khả dĩ của Fed (tất nhiên với anh thì mục tiêu ko thể là chỉ vào TK hay BK được, mà là vô địch mọi giải đấu mà mình tham gia)
    -Fed cũng là tay vợt duy nhất có 3 năm vô địch 3/4 giải Grand Slam.
    -Nối tiếc duy nhất trong sự nghiệp của Fed có lẽ là HCV đơn nam Olympic, và có lẽ năm 2012 này sẽ là cơ hội cuối của huyền thoại Thụy Sĩ.
    -Fed-Nadal là 1 cặp rival nổi tiếng lịch sử quần vợt nam, nếu ai đó bảo nếu Rod Laver hay Borg thi đấu chuyên nghiệp lâu hơn thì có lẽ họ còn vô địch GS hơn cả số Fed đang có thì có thể hỏi ngược lại người đó, nếu ko có Nadal thì điều gì sẽ đến với tenni nam thập kỷ đầu của thế kỷ 21 ?
    -Fed được đánh giá là tay vợt toàn diện nhất mọi thời đại (cái này ko phải fans tự sướng, hầu như ai xem tennis dù có phiến diện tới mức nào cũng nhận thấy điều này), anh ko sở hữu cái gì no.1 all time (có chăng là khả năng di chuyển), nhưng nếu gộp chúng lại thì ko ai có thể so sánh với anh.
    -Nhiều người khâm phục nghị lực, ý chí vượt khó và kém tài năng để lên hàng vĩ đại của Nadal, nhưng đó chỉ là cảm phục về 1 tấm gương, còn với Fed thì mọi ngôn từ mĩ mều nhất trong số các lời khen đều chưa đủ ), nhìn cái cách anh thi đấu ở tuổi gần 31 sẽ nghiệm ra nhiều điều.​
    *Top này vẫn còn khá nhiều tay vợt còn thi đấu (đặc biệt là top 3 đơn nam đều đang hồi thống trị chưa thấy hồi kết)

    *Xong 5 eps, xin nhắc lại là cái series này chỉ so sánh một cách tương đối, tất nhiên ko phải ai cũng công nhận Federer vĩ đại hơn Laver hay Borg hay đồng ý với kiểu so sánh gộp nam lẫn nữ vào chung, nhưng thế giới dù luôn hô hào "bình đẳng giới" nhưng vẫn còn rất trọng nam khinh nữ, nên đừng bất ngờ sau Stefi chỉ no.3

    Hầu hết chuyên gia, người xem tennis trung lập đều công nhận Federer là GOAT nam còn Graf là GOAT nữ, BXH này cũng là 1 ví dụ về điều đó

    ===

    Xong chương trình này, tiếp theo của topic ta sẽ đến với những cặp Rival nổi tiếng nhất lịch sử tennis kèm links down 1-3 trận nổi nhất của từng cặp (tất nhiên cũng là tương đối)
    Sẽ trở lại 1 ngày không xa :

  6. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Roland Garros - in 1992, Wimbledon - 1993. 1/4 finals. Pete Sampras - Agassi

    Roland Garros - in 1992, Wimbledon - 1993
    1/4 finals
    Pete Sampras - Agassi


    Sport : Tennis
    Date / Year : 1992, 1993
    Comment language : English, German
    Description : Two of the best tennis match counter 90.
    Additional Information : Each match - a separate file. Match all, good image quality.
    Author rip / record : Own
    Quality : TVRip Video
    Format : MKV
    Duration: 1:53:42 + 2:276
    Size: 1.09 GB

    Rolan Garros - 1992

    Video Rolan Garros - 1992 : AVC; 550 kbit / s., 440 * 360 (1.222) 25.000 frames / sec.
    Audio Rolan Garros - 1992 : AAC LC; 53 kbit / s., 44.1 KHz, 2 channels.
    Size: 498 MB

    Download:


    Mã:
    http://www.fshare.vn/file/TCZHD5BQCT
    Wimbledon - 1993

    Video Wimbledon - 1993 : AVC; 500 Kbit / sec., 480 * 320 (3:2) 29.970 frames / sec.
    Audio Wimbledon - 1993 : AAC LC; Kbps 84 / sec., 44.1 KHz, 2 channels.
    Size: 616 MB

    Download:


    Mã:
    http://www.fshare.vn/file/TGZVTX5V0T

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •