Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 1 của 12 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 118
  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2

    Giải vô địch Điền Kinh thế giới 2011: Bolt cùng đồng đội phá kỷ lục TG nội dung 4x100m Nam, Đoàn Hoa

    Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản có vị trí quan trọng trong hệ thống thi đấu ở các kỳ đại hội thể thao lớn. bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp.

    Từ “điền kinh” thường dùng ở nước ta thực chất là một từ Hán - Việt, được dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đường chạy (kinh).



    Theo tiếng Trung Quốc, “điền” có nghĩa là “ruộng” còn “kinh” có nghĩa là “đường”. “Điền kinh” là tên gọi chung cho các môn thể thao được tiến hành trên “sân” và trên “đường”. Cách gọi của nhiều nước khác cũng được hiểu theo nghĩa này. Tuy nhiên, tên gọi đó chỉ có thể phù hợp với thời kì ban đầu bởi lẽ ngày nay người ta còn sáng tạo ra rất nhiều môn thể thao khác thuộc điền kinh mà không chỉ tiến hành ở “sân”, ở “đường”.

    Trong tiếng Hi Lạp cổ, từ “điền kinh” có nghĩa tương ứng với từ “aletic” và từ “athletics” trong tiếng Anh.

    Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đều lấy “Điền kinh” làm tên gọi của các môn thể thao cơ bản.


    Sơ lược lịch sử phát triển môn Điền kinh

    Sự ra đời và phát triển

    Môn Điền kinh phát triển sớm nhất ở Anh, từ năm 1837 đã có thi chạy gần 2km ở thành phố Rebi. Sau đó ở Ôcpho, Kembrit và Luân Đôn cũng tổ chức thi đấu với nội dung phong phú hơn (thêm chạy cự li ngắn, chạy vượt chướng ngại vật và ném). Từ năm 1851, trong các cuộc thi đấu điền kinh ở Anh còn có bật xa tại chỗ và nhảy xa có chạy đà. Năm 1851, Câu lạc bộ Điền kinh Luân Đôn được thành lập. Đây cũng là câu lạc bộ điền kinh đầu tiên thế giới. Năm 1880, Hội Điền kinh Anh được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức điền kinh của đế quốc Anh)

    Tại Pháp, môn Điền kinh bắt đầu phát triển từ những năm 70 của thế kỉ XIX. Từ năm 1880,việc thi chạy được tổ chức thường xuyên tại các trường THPT. Cuối những năm 80 của thế kỉ XIX Tổng hội Điền kinh Pháp được thành lập.

    Tại Mĩ, năm 1868, Câu lạc bộ Điền kinh New York được thành lập. Các trường đại học là các trung tâm điền kinh mạnh của Mĩ.

    Năm 1912, Liên đoàn Điền kinh Nghiệp dư Quốc tế (International Amateur Athletic Fedration; viết tắt là IAAF) được thành lập. Đây là tổ chức quốc tế có chức năng điều hành sự phát triển môn thể thao Điền kinh trên thế giới. Tới nay, IAAF có 209 nước thành viên (53 nước châu Phi, 49 nước châu Âu, 45 nước châu Mĩ, 44 nước châu Á và 18 nước châu Đại Dương).

    IAAF có 6 uỷ ban:



    - Uỷ ban kĩ thuật: đảm nhiệm mọi vấn đề liên quan tới luật lệ thi đấu.

    - Uỷ ban phụ nữ : phụ trách thi đấu điền kinh của phụ nữ (việc phụ nữ được tham gia thi đấu ở cả những nội dung điền kinh từ lâu chỉ dành cho nam là một thành công không nhỏ của Uỷ ban này).

    - Uỷ ban về môn Đi bộ thể thao: phụ trách môn Đi bộ thể thao.

    - Uỷ ban về môn Chạy việt dã: phụ trách về chạy việt dã…

    - Uỷ ban y học: nghiên cứu ảnh hưởng của điền kinh đối với cơ thể vận động viên, kiểm tra thể lực vận động viên trước khi thi đấu và nghiên cứu những phương pháp kiểm tra chống sử dụng các chất doping và kiểm tra giới tính.

    - Uỷ ban chuyên trách về thi đấu của các vận động viên điền kinh lão thành.
    Năm 1956, Hiệp hội Huấn luyện viên Điền kinh Quốc tế (ITFKA) được thành lập. Hiệp hội này đã xác lập quan hệ và trao đổi kinh nghiệm giữa các huấn luyện viên (HLV) điền kinh; thông tin khoa học kĩ thuật điền kinh; hợp tác với liên đoàn điền kinh quốc gia và IAAF.

    Điền kinh được tôn vinh là “Nữ hoàng” của các môn thể thao. Ngày nay, ngoài chương trình đại hội thể dục thể thao ở các quốc gia và quốc tế, trên phạm vi toàn thế giới, cứ 2 năm (vào những năm lẻ) Giải Vô địch Điền kinh thế giới lại được tổ chức một lần.


    Sự hình thành phát triển, ý nghĩa của đi và chạy cự li ngắn

    Cự li ngắn là các cự li từ 30m đến 400m. Có thể nói rằng cự li ngắn là cự li được dùng trong thi đấu sớm nhất.

    Kỉ lục thế giới chạy 100m: Thành tích đầu tiên được IAAF công nhận kỉ lục thế giới ở chạy 100m là 10”6 do D. Lipinkôt (Mĩ) đạt trong lần chạy bán kết tại Đại hội Ôlimpic lần thứ 5 (năm 1912 tại Sitôckhôm - Thuỵ Điển). Năm 1930, vận động viên P. Uyliam (Canada) rút kỉ lục đó xuống còn 10”3. Ngày 20 tháng 6 năm 1936, J. Ôoen (Mĩ) lập kỉ lục mới: 10”2. Người thầy tu da đen này đã trở nên nổi tiếng tại Đại hội Ôlimpic năm 1936 ở Beclin. Anh đã giành 4 huy chương vàng cho đội Mĩ ở các nội dung 100m với 10”3; 200m với 20”7; nhảy xa với 8,07m và trong tiếp sức 4 x100m với 39’’8. Phải 20 năm sau kỉ lục đó mới được giảm 0,1” do công của V. Uyliams (Mĩ).

    Kỉ lục thế giới chạy 200m: Ban đầu người ta chạy 200m bằng cách chạy đi 100m rồi chạy về 100m, sau này mới có đường chạy 100m đầu là đường vòng và 100m sau là đường thẳng. Kỉ lục thế giới ở chạy 200m được ghi nhận từ năm 1951 với 20”6.


    Các nội dung thi đấu tại Olympic

    Nam :

    Chạy và đi bộ : 100 mét, 200 mét, 400 mét, 800 mét, 1500 mét, 5000 mét, 10000 mét, 110 mét vượt rào, 400 mét vượt rào, 3000 mét vượt chướng ngại vật. Chạy 4x100 mét tiếp sức, 4x400 mét tiếp sức, 20 km đi bộ, 50 km đi bộ, marathon.

    Các nội dung khác : Nhảy cao, nhảy sào, nhảy xa, nhảy ba bước, đẩy tạ, ném đĩa, ném búa, ném lao, 10 môn phối hợp.

    Nữ :

    Chạy và đi bộ : 100 mét, 200 mét, 400 mét, 800 mét, 1500 mét, 5000 mét, 10000 mét, 100 mét vượt rào, 400 mét vượt rào, 3000 mét vượt chướng ngại vật. Chạy 4x100 mét tiếp sức, 4x400 mét tiếp sức, 20 km đi bộ, marathon.

    Các nội dung khác : Nhảy cao, nhảy sào, nhảy xa, nhảy ba bước, đẩy tạ, ném đĩa, ném búa, ném lao, 7 môn phối hợp.
    ....

    (Sưu tầm)

  2. #2
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Những vận động viên điền kinh nổi tiếng thế giới

    "Tia chớp" Usain Bolt đang trên đường trở thành một huyền thoại

    Usain Bolt sinh ra tại Trelawny, Jamaica, vào ngày 21 tháng 8 năm 1986 và lớn lên với bố mẹ anh, Jennifer và Wellesley Bolt, cùng với một anh trai và một chị gái Sherine.

    Khi còn bé, Bolt nhập học trường tiểu học và trường học dành cho mọi lứa tuổi Waldensia, và chính tại đây, cậu đã lần đầu tiên bộc lộ tiềm năng chạy nước rút của mình, khi đại diện khu Waldensia tham gia chạy trong lễ hội hằng năm cho các trường tiểu học toàn quốc.Đến năm 12 tuổi, Bolt đã trở thành vận động viên chạy nhanh nhất của trường ở cự ly 100 mét.

    Bolt bắt đầu gây sự chú ý khi anh dành huy chương vàng ở nội dung 200 m tại giải World Junior Championships năm 2002 được tổ chức tại Kingston, Jamaica, trở thành vận động viên trẻ nhất dành huy chương vàng trong lịch sử của giải. Năm 2004, tại CARIFTA Games, Bolt lại trở thành vận động viên trẻ đầu tiên có thành tích dưới 20 giây ở nội dung chạy 200 m với 19,93 giây, hơn kỷ lục cũ của Roy Martin ở giải World Junior Championships số thời gian là 2 phần 10 giây.

    Anh là người đang giữ kỷ lục thế vận hội và thế giới ở các nội dung chạy 100 mét với 9,58 giây, 200 mét với 19,19 giây và cùng với các đồng đội chia sẻ kỷ lục ở nội dung chạy 4 x 100 mét tiếp sức với 37,10 giây. Bolt đã trở thành nam vận động viên đầu tiên đoạt huy chương vàng ở cả 3 nội dung trên tại một kỳ Thế vận hội kể từ sau vận động viên Carl Lewis tại Los Angeles năm 1984, và cũng là nam vận động viên đầu tiên trong lịch sử lập kỷ lục mới ở cả 3 nội dung cao quý này của bộ môn điền kinh tại một kỳ Thế vận hội.



    Usain Bolt là người đầu tiên trong lịch sử lập kỷ lục thế giới ở cả hai nội dung 100m & 200m trong hai giải đấu lớn liên tiếp (Olympic Bắc Kinh 2008 & giải vô địch điền kinh Thế giới 2009).

    Bình luận trên đài BBC, huyền thoại điền kinh một thời Michael Johnson không giấu nổi sự thán phục trước thành tích của Usain Bolt. "Thật không thể tin được. Tôi chưa thấy ai chạy nhanh như anh ấy và có lẽ cũng sẽ chẳng có ai".



    (Tổng hợp)

  3. #3
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    6
    Những VĐV điền kinh nổi tiếng thế giới (P2)

    Nữ hoàng nhảy sào Yelena Isinbayeva

    Sinh ngày 3/6/1982, cô gái người Nga này bắt đầu có hứng thú với thể thao ngay lúc lên 5 tuổi, khi tham gia vào câu lạc bộ thể dục nghệ thuật tại quê nhà. Sẽ không có ngày hôm nay nếu như cơ thể cô không tăng trưởng đột ngột và phải từ bỏ ước mơ trở thành vận động viên thể dục dụng cụ cấp quốc tế. Tuy nhiên, may mắn lại mỉm cười với Yelena khi cô chuyển hướng sang môn nhảy sào.

    Năm 2001 cô thắng Giải vô địch thiếu niên châu Âu với mức 4,40m. Từ tốn và tự tin vào kỹ năng cũng như thanh sào của mình, Yelena vượt qua mức 4,55m tại Giải vô địch châu Âu, thấp hơn đồng hương của mình, Svetlana Feofanova 5cm. Không bỏ qua một cuộc thi nào, Yelena tiến thẳng đến Giải vô địch châu Âu dành cho lứa tuổi dưới 23 với thành tích 4,65m; phá kỷ lục thế giới với mức 4,82m tại Gatehead (ngày 13/7/2003). Nhân sự kiện sáp nhập Donetsk (Ukraine) năm 2004, Yelena thiết lập một kỷ lục thế giới mới với mức 4,8m. Feofanova hạ ngay kỷ lục này sau đó một tuần với hơn 1cm nữa.

    Áp lực thật nặng nề, Yelena bỏ cả thời gian nghỉ ngơi để lao vào luyện tập. Một tháng sau Yelena tước danh hiệu của Feofanova với 4,87m, qua mặt cả nữ vô địch Olympic Stacy Dragila; trở lại Gatehead ngày 27/6 và hạ chính kỷ lục của mình (4,87m). Các cô gái nhảy sào như lao vào cuộc chạy đua không khoan nhượng: Feofanova vượt qua 4,88m tại Hy Lạp tuần tiếp theo đó. Ngày 25/7 tại Birmingham, Yelena tung mình qua mức 4,89m và năm ngày sau là 4,90m tại Crystal Palace.

    Không thể nào ngừng lại với những chiến công như vậy, Yelena tiếp tục từng centimet một chinh phục độ cao. Ngày 5/7/2005 cô phá chính kỷ lục thế giới của mình với cú bật 4,93m, ngày 16/7 tại Madrid vượt qua 4,95m và ngày 22/7/2005 Yelena trở thành người phụ nữ nhảy cao nhất thế giới: 5m.

    Tháng 7/2005, Isinbayeva đã phá 4 kỷ lục thế giới tại 3 Giải đấu khác nhau. Lần đầu tiên tại Lausanna, Thuỵ Sĩ, cô đã nâng mức xà của mình lên 4m93. Đây là kỷ lục thế giới thứ 14 trong sự nghiệp của Isinbayeva. Chỉ 3 tháng sau khi cô phá kỷ lục của chính mình (4m89) ở Lievin. Bảy ngày sau đó tại Madrid, Tây Ban Nha cô đã nâng mức xà của mình thêm 2cm khi chinh phục mức xà 4m95. Vào ngày 22/6 tại Crystal Palace, Luân đôn, cô lại nâng mức xà của mình thêm 1cm (4m96) và cô quyết định nâng mức xà lên 5m00. Cô đã trở thành vận động viên nữ nhảy sào đầu tiên vượt qua mức xà này. Tại Giải Vô địch Đền kinh thế giới năm 2005, một lần nữa cô lại phá kỷ lục thế giới khi qua mức xà 5m01 trong lần nhẩy thứ hai của mình.

    Ngày 12/2/2006 tại Giải Thể thao trong nhà diễn ra tại Donetsk, Ukraine, Isinbayeva tạo nên một kỷ lục mới cho môn nhảy sào với mức 4m91. Tháng 8 cô giành được HCV tại Giải Vô địch Điền kinh 2006 tại Gothenburg. Ngày 10/2/2007 tại Donetsk, Ukraine, Isinbayeva lại phá kỷ lục môn nhảy sào trong nhà với mức xà là 4m93, và đây là kỷ lục thế giới thứ 20 của cô....

    Ngày 30/8/2009 vừa qua Yelena Isinbayeva đã lập kỉ lục thế giới mới ở mức xà 5m06 tại giải Vàng Weltklasse (Golden League) tổ chức tại Zurich. Thành tích này cao hơn 1cm so với KL cũ mà cô lập được ở Olympic Bắc Kinh hồi năm ngoái. Đây là lần thứ 27 Isinbayeva lập KLTG, tính cả trong nhà lẫn ngoài trời.

    (Tổng hợp)

  4. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    6
    Đại hội LĐ Điền kinh Việt Nam: Vinh quang & cay đắng

    Đại hội Liên đoàn Điền kinh Việt Nam diễn ra trong ngày 7/10. Nó góp phần tác động lớn tới tiến trình phát triển của môn thể thao nữ hoàng ít nhất là trong vài năm tới. Nhân sự kiện này, TT&VH giới thiệu bài viết của chuyên gia Nguyễn Hồng Minh, nguyên Trưởng đoàn TTVN tại các kỳ Olympic, ASIAD và SEA Games.

    Nhanh hơn, cao hơn và xa hơn

    Trong lịch sử thể thao VN, điền kinh là môn thể thao được khôi phục và phát triển sớm nhất khi hòa bình lập lại. Ngày 20/10/1956, hơn 100 VĐV của 5 tỉnh, thành phố (Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hà Nội) và Quân đội đã tham gia thi chung kết điền kinh giải Đại hội Thanh niên. Năm 1957 có 150 VĐV điền kinh thi đấu trong cuộc vận động rèn luyện thân thể mùa xuân. Năm 1958, tổ chức cuộc thi điền kinh cho 89 VĐV xuất sắc miền Bắc. Đại hội điền kinh miền Bắc lần thứ nhất diễn ra năm 1959, hàng loạt kỷ lục Đông Dương cũ bị phá. Năm 1960, Đại hội lần thứ hai, các VĐV lại phá hầu hết các kỷ lục cũ. Năm 1961, Đại hội lần 3 và năm 1962 lần 4 đã đánh dấu sự phát triển của quy mô và tổ chức thi đấu: 367 VĐV tham gia, 13 kỷ lục quốc gia bị phá, tổ chức thi đấu hơn 25 nội dung…

    Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, các Đại hội điền kinh mùa hè (dành cho các đội mạnh) và Đại hội điền kinh miền Bắc vẫn được tổ chức thường xuyên, thành tích được nâng cao: Ngày 28/12/1958 giải việt dã báo Tiền Phong lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội và phát triển cho đến ngày nay. Giải việt dã báo Tiền phong là sự kiện quan trọng góp phần phát triển điền kinh Việt Nam.
    Trên đấu trường quốc tế, Đội tuyển điền kinh Việt Nam đã tham gia giải GANEFO (1963 - 1966) và VĐV Trần Hữu Chi đã giành HCV đầu tiên môn 400m (PhnomPenh – 1966). Trong một thời kỳ dài tên tuổi nhiều VĐV điền kinh ưu tú đã làm nên lịch sử điền kinh Việt Nam: Bùi Tử Liêm, Vũ Đức Thượng, Trần Hữu Chỉ, Hoàng Vĩnh Giang, Bùi Lương, Nguyễn Duy Lai (nam); Đào Thị Huệ, Bạch Kim, Tuyết Minh, Hoàng An, Vũ Mộng Thư, Trần Thị Son (nữ) và nhiều người khác nữa… Họ là những cánh chim đầu đàn của điền kinh Việt Nam.



    VĐV Trương Thanh Hằng giành HCV chạy 1.500m ở giải vô địch châu Á

    Tham gia đấu trường khu vực từ SEA Games 15 (1989) nhưng phải tới Chiang Mai năm 1995, điền kinh Việt Nam mới có HCV của Vũ Bích Hường rồi 3 HCV (SEA Games 21 -2001). Cho đến 3 SEA Games gần đây (2003, 2005 và 2007), điền kinh Việt Nam đã giành đến 8 HCV mỗi kỳ thi đấu và hàng chục HCB, HCĐ… giữ ổn định là 3 vị trí hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Xuất sắc hơn nữa, một số VĐV đã vươn lên tầm châu lục, giành các vị trí cao trong các cuộc thi châu Á như: Bùi Thị Nhung nhảy cao 1m94 (vô địch châu Á – 2005), Trương Thanh Hằng HCV chạy 1500m, Vũ Thị Hương HCB chạy 100m, Nguyễn Duy Bằng HCV nhảy cao giải Ngôi sao châu Á (2m24)…

    Chậm hơn, thấp hơn và gần hơn

    Trong quá trình phát triển, điền kinh Việt Nam cũng không tránh khỏi những tồn tại và yếu kém. Nguyên nhân không chỉ do cơ chế mà còn do sự hạn chế trong nội bộ những người quản lý, tổ chức lãnh đạo điền kinh.

    Về cơ chế: Sau khi các Liên đoàn (LĐ) thể thao quốc gia lần lượt ra đời trong đó có LĐ điền kinh Việt Nam thì lãnh đạo quản lý Nhà nước luôn luôn tuyên bố (và chỉ đạo): LĐ chỉ là cánh tay nối dài của cơ quan quản lý Nhà nước. Theo nghĩa đen thì LĐ chỉ là đoạn được nối dài thêm của cánh tay, chứ không coi nó là đầu não! Cơ chế này tồn tại 15 năm nay và đương nhiên như thế thì không thể nói đến xã hội hoá, trao quyền “tự quyết” cho các LĐ. Do vậy LĐ chỉ là hình thức, hay nói chính xác LĐ chỉ là người “giúp việc” cho “ông chủ” quản lý Nhà nước. Là người “giúp việc” mà lại đòi quyền “tự quyết”, “quyền lãnh đạo” với “ông chủ” thì đương nhiên nảy sinh mâu thuẫn, và mâu thuẫn đã tồn tại nhiều năm qua. Từ mâu thuẫn “cơ chế” chuyển sang mâu thuẫn giữa các cá nhân quản lý, lãnh đạo LĐ điền kinh với lãnh đạo quản lý Nhà nước (Bộ môn Điền kinh).

    Trong báo cáo tổng kết của nhiệm kỳ 2003-2009 và cả của nhiều nhiệm kỳ trước , LĐ Điền kinh đã thừa nhận: “Do chưa có những quy định cụ thể và có những rào cản về mặt quản lý Nhà nước nên LĐ chưa thực sự có vị trí quan trọng trong công tác tổ chức, thi đấu. Vì vậy, LĐ chưa có điều kiện chủ động phát huy vai trò trong xã hội hoá điền kinh” (trang 17-18 báo cáo tổng kết LĐ Điền kinh). Và “sự phối hợp giữa Bộ môn và LĐ chưa chặt chẽ, đã làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của LĐ”…

    Báo cáo tổng kết cũng liệt kê những hoạt động của LĐ Điền kinh Việt Nam: phát động phong trào, tập huấn thi đấu trong nước ngoài nước; đào tạo HLV, trọng tài; đào tạo trẻ, tham gia SEA Games, Indoor Games, Olympic… Nhưng đây cũng chính là chức năng nhiệm vụ được quy định của cơ quan quản lý Nhà nước (tức là Bộ môn Điền kinh) và kinh phí chi cho các hoạt động đó lại là của “ông chủ” quản lý Nhà nước. “Người giúp việc” là các LĐ thì không có tiền. Mâu thuẫn này tồn tại không chỉ ở Điền kinh Việt Nam mà còn ở các LĐ thể thao khác. “Ông chủ” quản lý Nhà nước vẫn đang tiếp tục cử những người có chức vụ của mình sang “nắm giữ” và lãnh đạo LĐ. Đại hội lần này dự định cử 4 người của quản lý Nhà nước vào lãnh đạo LĐ Điền kinh.

    Tình trạng cát cứ địa phương, cục bộ, bản vị, tham quyền lực, yếu kém trong chỉ đạo chuyên môn (huấn luyện, thi đấu), tổ chức đào tạo VĐV kém hiệu quả, lãng phí kinh phí, gian lận trong thi đấu, gian lận trong việc xác định kết quả thi đấu, thiếu HLV giỏi, thiếu trọng tài giỏi nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên môn kém… là những yếu kém tồn tại trong cơ quan lãnh đạo LĐ và nội tại phong trào Điền kinh. Báo cáo tổng kết cũng đề cập đến những yếu kém này dù không cụ thể và đầy đủ. Đáng tiếc rằng vì “cơ chế” và tình trạng “bằng mặt nhưng không bằng lòng” nên vẫn có những người yếu kém nắm giữ cương vị quản lý lãnh đạo LĐ.

    Điền kinh không phải là của riêng ai

    Chính thức đã có Nghị định số 73/NĐ – CP về xã hội hoá công tác TDTT; Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN khoá X đã quyết nghị về việc xã hội hoá TDTT và Quốc hội đã công bố Luật TDTT (có hiệu lực từ năm 2007). Trong luật này đã quy định quyền và nghĩa vụ của LĐ thể thao quốc gia với 11 điểm (Điều 71 - Luật TDTT).

    Cơ quan quản lý Nhà nước là đối tượng đầu tiên và trực tiếp triển khai luật này để tạo điều kiện cho các LĐ thể thao quốc gia hành động (trong đó kể cả việc hỗ trợ kinh phí hoạt động và cấp kinh phí cho các nhiệm vụ do Nhà nước uỷ quyền cho LĐ).

    Về phía LĐ Điền kinh quốc gia, hãy nhìn thẳng vào những yếu kém tồn tại trong LĐ và đấu tranh thẳng thắn để loại trừ. Sáng suốt lựa chọn và dân chủ bầu chọn những người có tâm có tài vào nắm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt của LĐ. Những người làm Điền kinh cần xác định rõ: Không có Điền kinh của quản lý Nhà nước, cũng như cũng không có Điền kinh của LĐ Điền kinh, mà chỉ có Điền kinh của Việt Nam.
    Cần chung tay lại vì Điền kinh Việt Nam, đó là điều mà môn thể thao nữ hoàng cần và phải có!

    (Thể Thao và Văn Hóa)​

  5. #5
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    6
    Ra mắt BCH LĐ Điền kinh Việt Nam nhiệm kỳ V


    Hôm qua, BCH LĐ Điền kinh Việt Nam nhiệm kỳ V (2009-2013) đã chính thức ra mắt với thành phần gồm 37 ủy viên (13 ủy viên thường vụ). Sau 2 ngày làm việc với tinh thần dân chủ, đổi mới, đại hội đã thống nhất bầu ông Lê Dương Quang (Thứ trưởng Bộ Công thương) vào vị trí Chủ tịch LĐĐKVN, cùng 6 Phó chủ tịch Phạm Thế Triều, Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Đình Lân, Lê Nguyên Hồng, Nguyễn Trung Hinh, Nguyễn Hồng Linh và Tổng thư ký Hoàng Mạnh Cường (Phó Vụ trưởng Vụ TTTTC - Tổng cục TDTT).

    Ngoài 3 sửa đổi lớn nhất trong điều lệ hoạt động của LĐĐKVN, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới, "mở cửa" làm kinh tế và thành lập Ban Kiểm tra độc lập.

    Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, tồn tại của nhiệm kỳ trước và căn cứ vào tình hình cụ thể, BCH LĐĐKVN khóa V đã đề ra mục tiêu cụ thể. Đáng chú ý nhất về công tác chuyên môn là hệ thống hoá công tác đào tạo VĐV cả nước (thông nhất từ trung ương đến địa phương, xây dựng hệ thống VĐV hoàn chỉnh ở các cấp, tập trung đào tạo VĐV ở nội dung trọng điểm, thuê chuyên gia giỏi huấn luyện ĐTQG, tập huấn ở các cường quốc về điền kinh (Đức, Trung Quốc..)… hướng tới mục tiêu giữ vững vị trí trong tốp 3 quốc gia dẫn đầu đầu khu vực Đông Nam Á, lọt vào tốp 20 châu Á và có VĐV đạt chuẩn chính thức tham dự Olympic.

    Trong thời gian trước đây, ngoài những tính toán của từng cấp độ tạo nên cuộc đấu tranh nội bộ khi thi đấu, còn có hiện tượng bộ môn đào tạo VĐV theo một phương pháp khác, còn các địa phương đào tạo theo triết lý của riêng.

    Hy vọng, nhiệm kỳ này sẽ khác, để điền kinh VN thực sự được nâng tầm như đúng vị thế cần có của nó.

    (Thể Thao và Văn Hóa)

  6. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Huyền thoại điền kinh cảnh báo Usain Bolt ở London 2012

    Carl Lewis dự báo về một kỳ Thế vận hội khó khăn đang chờ đợi "Tia chớp Jamaica" bất chấp anh đang là kỷ lục gia trên các đường chạy cự ly ngắn.

    Tại Olympic Bắc Kinh 2008, Bolt lập kỷ lục thế giới và Olympic khi hoàn thành phần thi 100 mét chỉ sau 9 giây 69. Một năm sau, tại giải vô địch thế giới điền kinh ở Berlin, anh lại tự phá sâu kỷ lục của chính mình với thành tích 9 giây 58.

    Còn hơn một năm nữa mới tới Thế vận hội 2012, nhưng với thành tích xuất sắc ấy, Bolt vẫn là ứng viên nặng ký nhất và được cho là có nhiều hy vọng hơn cả để bảo vệ thành công ngôi số một cự ly 100 mét cũng như chiếc HC vàng cự ly 200 mét.


    Thành công của Tyson Gay trong năm 2010 là lời cảnh báo cho Usain Bolt trước Thế vận hội London. Ảnh: AFP.

    Nhưng theo Carl Lewis, bảo vệ ngôi số một cự ly 100 mét ở Thế vận hội không hề đơn giản, ngay cả với một tài năng vào dạng hiếm có như Bolt.

    "Đó là thách thức lớn thật sự. Tôi là người duy nhất cho đến nay từng đoạt HC vàng chạy 100 mét ở hai kỳ Thế vận hội liên tiếp và biết rõ những kho khăn to lớn đang chờ đợi Bolt ở London sang năm. Khi bạn là số một và trở lại đường đua, tất cả đối thủ đều cố gắng vì họ muốn hạ bệ bạn", huyền thoại người Mỹ từng đoạt HC vàng 100 mét ở Los Angeles 1984 và Seoul 1988 lý giải.

    Tyson Gay, hậu bối đồng hương của Carl Lewis, Asafa Powell, một ngôi sao khác trong tuyển điền kinh Jamaica, được huyền thoại người Mỹ đánh giá sẽ là thách thức lớn nhất cho Bolt. Ở giải Stockholm Diamond League năm ngoái, Gay đã giành chiến thắng rất thuyết phục trước Bolt (về đích nhanh hơn 0 giây 13).



    Mã:
    http://vnexpress.net/gl/the-thao/2011/03/huyen-thoai-dien-kinh-canh-bao-usain-bolt-o-london-2012/

  7. #7
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Kéo em topic này lên :">

    Như hẹn với anh Rin, kể từ năm 2011, box sẽ cập nhật thêm môn Điền Kinh, mà cụ thể ở đây là Diamond League, hệ thống thi đấu hằng năm hấp dẫn nhất của IAAF - Liên đoàn Điền Kinh Thế giới

    Các năm lẻ sẽ cập nhật thêm giải vô địch TG ngoài trời, các năm chẵn sẽ cập nhật thêm Olympic mùa hè + vô địch TG trong nhà.

    Ngoài ra có thêm giải Vô địch Điền Kinh khu vực châu Á.

    Anyway, còn tầm 3 tuần nữa thì giải đầu tiên trong 14 giải Diamond sẽ khai diễn tại Doha (Qatar).

    Samsung Diamond League 2011

    Thời gian: Từ 06/05 đến 16/09/2011
    Tổng số giải: 14
    Số lượng nội dung: 32 nội dung cá nhân
    Tổng số tiền thưởng: 480.000 USD/1 giải (mỗi giải chỉ tổ chức 16 nội dung, mỗi nội dung 30.000 USD tiền thưởng, trong đó riêng người xếp nhất được 10.000 USD)
    *Ngoài ra còn có tiền thưởng cho nhà vô địch cuối mùa (sau 14 giải), người này sẽ nhận thêm 40.000 USD nữa.
    Diamond League là hệ thống mở rộng của Golden League hồi xưa, Diamond được xem là hệ thống toàn cầu vì trước đây Golden League chỉ gồm các giải ở khu vực châu Âu còn Diamond có thể các giải ở Mỹ, Qatar và China.
    Hệ thống này mới có từ 2010 nhưng nó sẽ là hệ thống thi đấu hằng năm hấp dẫn nhất (với Olympic mùa hè 4 năm mới có 1 lần, Giải VĐTG thì 2 năm 1 lần)

    Diamond League ko thi đấu các cự ly dài, Marathon, đi bộ, 10 môn phối hợp (với nữ là 7) hay chạy tiếp sức

    Các giải năm nay:
    Năm nay Diamond League sẽ kết thúc muộn do dính giải VĐTG vào cuối tháng 8

    3 giải đầu tiên: 3 giải tháng 5 tới đây

    Như em có nói thì mỗi giải chỉ tổ chức 16/32 nội dung

    Và giải đầu tiên ở Doha sắp tới sẽ ko có cự ly 100m cả nam lẫn nữ.

  8. #8
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Samsung Diamond League 2011 - Doha Meeting:

    Tối hôm qua rạng sáng hôm nay, Diamond League mùa giải 2011 đã khai diễn tại Doha (Qatar)

    10 World Lead (thành tích tốt nhất mùa giải 2011 tính tới lúc này) đã được lập (cũng phải vì từ đầu năm tới giờ ko có giải Điền kinh ngoài trời nào quá lớn)

    19 nội dung đã diễn ra nhưng nội dung 1500m ko thuộc hệ thống Diamond.

    Cùng điểm qua kết quả của 18 nội dung còn lại:

    Nhảy Sào Nam:


    Bất ngờ đã xảy ra khi Renaud Lavillenie của Pháp chỉ nhảy được có 5m50

    Renaud là 1 trong 2 VĐV Nhảy Sào tốt nhất TG hiện nay, từ sau khi Steven Hooker của Úc bị chấn thương nặng năm ngoái tới giờ thì VĐV Pháp được xem la số 1 TG (Hooker là ĐK vô địch TG và là chủ nhân của HCV Olympic 2008)

    Renaud tháng 3 vừa rồi còn vô địch Châu Âu trong nhà với thành tích rất ấn tượng trong khi Mohr của Đức chỉ xếp thứ 3 ở giải đó.

    Ném Đĩa Nam:


    Ko có gì bất ngờ khi Kanter của Estonia giành hạng đầu
    Kanter là nhà vô địch TG năm 2007 và HCV Olympic 2008 (tuy nhiên ở giải VĐTG năm 2009 thì anh chàng có phong độ ko tốt và chỉ xếp thứ 3)

    Nhảy Xa Nữ:


    Nga cử rất đông (tới 4 người) dự nội dung này nhưng lại ko cử những VĐV mạnh nhất của mình
    Còn Mỹ cũng ko cử Brittney (ĐK vô địch TG).

    Đẩy Tạ Nam:


    1 bất ngờ nữa, Catwell (số 1 TG năm 2010) của Mỹ chỉ đẩy được có 20m79 và xếp tít thứ 5
    Catwell là ĐK vô địch TG năm 2009 và HCB Olympic 2008.
    Năm ngoái anh này còn đẩy được tận 22m41.

  9. #9
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    400m rào Nam:


    Nội dung này Mỹ cử cả Jackson tham dự mà chỉ xếp thứ 3 (nội dung này người Mỹ được xem là vô đối, ở Olympic 2008 họ giành cả 3 hạng đầu, ở giải V ĐTG năm 2009 họ giành hạng đầu và hạng 3)

    Jackson chỉ đứng hạng 3 cả 2 giải lớn em kể trên nhưng hiện tại trong đội Điền Kinh Mỹ, Jackson đang có phong độ tốt nhất nội dung này nên việc thất bại thế này là rất bất ngờ, thậm chí thành tích cũng rất kém.

    Nhảy Cao Nam:


    Ukhov ko dự nên cũng dễ hiểu là hạng đầu lọt vào tay người Mỹ.

    400m Nữ:


    Nội dung này cả Jamaica lẫn Mỹ đều ko có những VĐV tốt nhất của mình tham gia, Felix vì thế giành hạng đầu

    100m Rào Nữ:


    Nội dung này có một mình Mỹ với 1 VĐV Pháp tham gia, ko cần bàn , nhìn ko khác gì giải vô địch QG của Mỹ.

  10. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    800m Nam:


    Kỷ lục gia người Kenya Rudisha ko tham gia giải này

    1500m Nữ:


    Nhảy 3 bước Nam:


    Nội dung này thì Tamgho vẫn đang vô đối 2 năm trở lại đây.

    Ném Lao Nam:


    Huyền thoại Thorkildsen chỉ xếp thứ 5 (ai hâm mộ môn Ném lao thì chắc rõ vì sao em gọi bác này là huyền thoại ))

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •