Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 1 của 9 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 89
  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2

    Những nhân vật thể thao nổi tiếng [no spam]

    Em back up từ trang cũ qua nhé....mọi người cùng đóng góp nào..........

    Thông tin về Andre Agassi

    Ngày sinh:29/04/1970

    Nơi sinh:
    Las Vegas, Nevada, Mỹ

    Quốc tịch:Mỹ

    Cá Nhân

    Cao-Nặng 1,80m-80kg Tay thuận: Phải
    Chơi chuyên nghiệp 1986 Nghỉ thi đấu /9/2006

    Đánh đơn

    Thắng/Thua 870/274
    Danh hiệu 60
    Hạng cao nhất 1 (10/4/1995)
    Thành tích Grand Slam cao nhất
    Úc mở rộng: vô địch (1995, 2000, 2001, 2003)
    Pháp mở rộng: vô địch (1999)
    Wimbledon: vô địch (1992)
    Mỹ mở rộng: vô địch (1994, 1999)

    Đánh đôi

    Thắng/Thua 40/42
    Danh hiệu 1
    Hạng cao nhất 123 (17/8/1992)

    Olympic

    Huy chương vàng Đánh đơn Atlanta 1996


    Trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp cầm vợt, Andre Agassi đã để thua tay vợt người Đức Benjamin Becker tại vòng 3 giải Mỹ mở rộng 2006 đồng thời chính thức chấm dứt sự nghiệp 20 năm cầm vợt lẫy lừng của mình với 60 danh hiệu ATP và 8 chức vô địch Grand Slam.

    Cho dù trận đấu chia tay không được như mong đợi vì bại trận, nhưng tất cả những người hâm mộ Andre Agassi vẫn nồng nhiệt chúc mừng anh.

    Không phải tay vợt được đánh giá là xuất sắc nhất mọi thời đại của làng quần vợt thế giới nhưng Andre Agassi hoàn toàn xứng đáng được giới hâm mộ tôn vinh như một huyền thoại bởi tất cả những đóng góp của anh.

    Thuở ban đầu

    Sinh ngày 29/4/1970, Agassi đến với quần vợt ngay từ khi còn rất bé. Với mong muốn có một người con thâu tóm cả 4 danh hiệu Grand Slam, ông bố Mike Agassi đã buộc cậu con Andre phải tập quần vợt ngay từ khi mới 2 tuổi. Và dĩ nhiên, đồ chơi của cậu bé Andre khi ấy chỉ có vợt và bóng.

    Lúc đó, trung bình mỗi ngày cậu bé phải đánh khoảng 3000 đến 5000 quả. Khi lên 5 Agassi đã tập với các tay vợt chuyên nghiệp, đên năm 14 tuổi cậu bé được gửi vào trung tâm quần vợt nổi tiếng của Nick Bolletieri tại Florida.

    Ngay sau khi anh bước chân vào làng quần vợt chuyên nghiệp, Agassi đã nhanh chóng nổi lên là một tay vợt đầy triển vọng. Chỉ sau có 2 năm thi đấu, Agassi đã có trong tay chức vô địch của 7 giải, đó chính là một kỷ lục đối với một tay vợt trẻ.

    Bên cạnh những thành tích ấn tượng trên sân đấu, Agassi còn nổi tiếng với cách ăn mặc màu mè, mái tóc dài giống những ca sĩ nhạc rock và chiếc khuyên tai.

    Câu khẩu hiệu “hình ảnh là tất cả” mà Agassi quảng cáo cho loại máy ảnh Canon đã trở nên quen thuộc với tất mọi người mỗi khi nhắc đến anh. Cũng chính vì khẩu hiệu này mà Agassi đã từ chối tham dự giải Wimbledon trong suốt khoảng thời gian từ năm 1988 - 1990.

    Khi ấy, Ban tổ chức (BTC) giải đấu này đã yêu cầu các tay vợt mặc đồ thi đấu màu trắng còn Agassi lại không chịu vì thích mặc những gì mình thích chứ dứt khoát không theo quy định của BTC. Với hành động này, biệt danh “kẻ nổi loạn” được đặt cho Agassi từ đó.

    Trở thành huyền thoại...

    Năm 1991, Agassi chấp nhận thi đấu tại Wimbledon và lọt vào vòng tứ kết. Mọi bước ngoặt của Agassi đã đến kể từ năm 1992, khi anh có được danh hiệu Grand Slam đầu tiên trên mặt sân cỏ Wimbledon. Điều này đã khiến giới chuyên môn bất ngờ bởi lối chơi đánh bóng từ cuối sân của Agassi vốn không được đánh giá cao trên mặt sân cỏ.

    Khoảng thời gian từ năm 1994 - 1996 quả là đáng nhớ trong sự nghiệp của Agassi. Anh giành chiến thắng tại giải Mỹ mở rộng (1994), Australia mở rộng (1995), giữ ngôi vị số 1 thế giới trong suốt 30 tuần và giành HCV Olympic Atlanta 1996.

    Sau đó là những chấn thương cộng thêm tâm lý chia tay với người vợ đầu tiên đã khiến cho Agassi thi đấu xuống phong độ, thậm chí anh còn tụt xuống vị trí thứ 141 trên bảng xếp hạng các tay vợt thế giới. Năm 1998, xuất phát với vị trí 141, Agassi kết thúc năm với vị trí thứ 6 sau khi giành 5 danh hiệu.

    Một năm sau, Agassi đi vào lịch sử với tư cách là tay vợt thứ 5 giành cả 4 danh hiệu Grand Slam. Cuối năm 1999, Agassi giành thêm chức vô địch giải Mỹ mở rộng và kết thúc năm với danh hiệu số 1 thế giới.

    Sau khi kết hôn với tay vợt cựu số 1 thế giới Steffi Graf và được sự động viên của vợ cùng hai cậu con trai Jaden Gil và Jaz Elle, Agassi đã liên tục giành thắng lợi trong những năm cuối của sự nghiệp.

    Cho đến trận đấu gặp tay vợt người Đức tại vòng 3 giải Mỹ mở rộng năm nay, Agassi vẫn muốn tiếp tục kéo dài màn trình diễn của mình, nhưng anh đã không thể làm được điều này và đành chấp nhận thua cuộc trước tay vợt Benjamin Becker.

    Anh nói: “Tôi không muốn phải rời sân đấu sớm thế này”. Agass Andre Agassi đã bật khóc khi bước vào phòng thay đồ. Tay vợt người Mỹ đã kết thúc sự nghiệp sau trận đấu thứ 870 của mình.

    Trong khi đó, đối thủ của anh ở trận chia tay này cũng hết sức khâm phục Agassi và phát biểu: “Agassi là một tượng đài của quần vợt thế giới. Anh đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp thi đấu và đây là thời điểm không thể nào quên đối với anh ấy. Agassi xứng đáng với những gì mà anh nhận được từ khán giả. Tôi xin chúc anh những điều tốt đẹp nhất và tôi cũng biết rằng anh ấy rất hạnh phúc trong cuộc sống đời thường”.

    View more random threads:


  2. #2
    Martina Hingis
    Ngày sinh0/09/1980

    Nơi sinh:Kosice, Slovakia

    Quốc tịch:Thụy Sĩ
    Cá nhân

    Cao-Nặng 1,70m-89kg Tay thuận: Phải
    Chơi chuyên nghiệp :1994

    Đánh đơn

    Thắng/Thua 520/116
    Danh hiệu 42
    Hạng cao nhất 1 (31/3/1997)
    Thành tích Grand Slam cao nhất
    Úc mở rộng: vô địch (1997, 1998, 1999)
    Pháp mở rộng: chung kết (1997, 1999)
    Wimbledon: vô địch (1997)
    Mỹ mở rộng: vô địch (1997)

    Đánh đôi

    Thắng/Thua 275/50
    Danh hiệu 36
    Hạng cao nhất 1 (8/6/1998)


    Hingis chơi bóng từ năm cô 2 tuổi và khi lên 4, cô đã bắt đầu chơi ở một giải đấu! Năm 1993, lúc 12 tuổi Hingis đã trở thành tay vợt trẻ nhất thắng một giải Gramd Slam nghiệp dư: giải đơn nữ Pháp mở rộng. Năm 1994, cô tiếp tục dành được danh hiệu này đồng thời dành luôn danh hiệu Wimbledon. Với 2 chiến thắng ấn tượng như vậy, cô đã bước lên hạng cao nhất trong làng quần vợt nghiệp dư.

    Hingis chuyển qua chơi chuyên nghiệp vào tháng 10/1994, hai tuần sau sinh nhật lần thứ 14. Năm 1995, cô trở thành cây vợt trẻ tuổi nhất thắng một trận đấu ở Grand Slam khi lọt vào vòng 2 giải Úc mở rộng.

    Thành công ở Grand Slam

    Năm 1996, lúc 15 tuổi 9 tháng, Hingis trở thành tay vợt trẻ nhất có được chức vô địch ở Wimbledon khi cô cùng Helena Sukova dành danh hiệu nội dung đánh đôi nữ. Danh hiệu chuyên nghiệp đầu tiên mà cô đoạt được là ở Filderstadt, Đức. Cô lọt tới bán kết Úc và Mỹ mở rộng năm 1996 và để thua Steffi Graf sau 5 séc đấu trong trận chung kết WTA Tour Championships.

    Hingis đã có được một "mùa thu tuyệt vời" khi đánh bại tay vợt đương kim vô địch Úc mở rộng đồng thời là đương kim số 1 thế giới (cùng hạng với Steffi Graf) Monica Seles trong trận đấu mà cô thắng áp đảo với tỉ số 6-2, 6-0 để dành chức vô địch tại Oakland.

    Năm 1997, thế giới chứng kiến "kỷ lục gia" Hingis lập kỷ lục về độ tuổi thành công ở Grand Slam. Tháng 1/1997, cô lập kỷ lục là người trẻ nhất đoạt danh hiệu Grand Slam khi vô địch giải Úc mở rộng lúc 16 tuổi 3 tháng. Tháng 3, người trẻ nhất bước lên ngôi vị số 1 trong bảng xếp hạng thế giới. Tháng 7, tay vợt trẻ nhất vô địch Wimbledon kể từ sau ngày đăng quang của Lottie Dod năm 1887.

    Cô kết thúc một năm tuyệt vời bằng chiến thắng ở giải Mỹ mở rộng khi đánh bại một tay vợt đang lên là Venus Williams. Thất bại đáng tiếc nhất chính là thất thủ trước Iva Majoli trong trận chung kết Pháp mở rộng khiến cô không thể thu tóm được 4 danh hiệu Grand Slam trong cùng một năm. Nhưng tất cả đều đó đã là một điều quá tuyệt vời cho một tay vợt mới 16 tuổi.

    Năm 1998, Hingis thắng 4 danh hiệu đánh đôi của Grand Slam (Úc mở rộng với Mirjana Lucic, và 3 giải còn lại với Novotna). Trở thành người phụ nữ thứ 3 trong lịch sử giữ đồng thời vị trí số một ở nội dung đánh đơn và đánh đôi.

    Cũng trong năm đó, cô dành được danh hiệu Úc mở rộng khi đánh bại Conchita Martinez và để thua Lindsay Davenport trong trận chung kết Mỹ mở rộng. Davenport là người đã kết thúc 80 tuần liên tiếp ở vị trí số 1 nội dung đơn nữ của Hingis vào tháng 10/1998, nhưng Hingis là người kết thúc năm bằng việc đánh bại Davenport trong trận chung kết ATP Tour Championships.

    Năm 1999 cô dành tiếp danh hiêu đơn nữ và đánh đôi (với Anna Kournikova) ở Úc mở rộng. Năm đó cô không dành được danh hiệu Pháp mở rộng và Mỹ mở rộng khi liên tiếp để thua Steffi Graf và Serena Williams trong 2 trận chung kết. Kết thúc năm, cô có tổng cộng bảy danh hiệu đánh đơn và dành lại được ngôi vị số 1. Đồng thời vào chơi trận chung kết Chase Championships nhưng để thua Lindsay Davenport.

    Kết thúc danh hiệu vô địch Úc mở rộng 3 năm liên tiếp từ 1997-1999 khi cô để thua Davenport ở trận chung kết năm 2000. Mặc dù không dành được danh hiệu Grand Slam nào trong năm nhưng tay vợt người Thuỵ Sĩ này vẫn ở vị trí số 1 do đoạt được 9 danh hiệu bao gồm ATP Tour Championships.

    Hingis lần thứ năm liên tiếp lọt vào trận chung kết Úc mở rộng ở năm 2001, cô thất thất bại trước Jennifer Capriati. Sau giải đó cô bị chấn thương mắt cá chân phải và phải nghỉ thi đấu vài tháng

    Trở lại sau chấn thương Hingis thắng giải Úc mở rộng ở nội dung đánh đôi đầu năm 2002 (tiếp tục cặp với Anna Kournikova) và đạt tới ngưỡng 6 trận chung kết Úc mở rộng. Tuy nhiên cô lại lần thứ 3 thất bại trong trận chung kết và lần này lại là Capriati.

    Tháng 5/2002, cô lại bị chấn thương mắt cá chân và lần này là ở chân trái. Sau sự kiện đó, cô liên tiếp bị chấn thương và không bao giờ lấy lại được phong độ đỉnh cao của mình. Năm 2003, lúc 22 tuổi, cô tuyên bố giã từ sự nghiệp.

    Trong suốt sự nghiệp của mình, Hingis thắng tổng cộng 40 danh hiệu đơn và 36 danh hiệu đôi. Cô đã giữ ngôi vị số 1 thế giới tổng cộng 209 tuần. Năm 2005, Tạp chí Quần vợt đã xếp cô hạng 22 trong tổng số 40 tay vợt vĩ đại nhất.

    Tháng 2/2005, Hingis đã có một sự trở lại không thành công khi để thua tay vợt người Đức Marlene Weingartner ở ngay vòng đầu trong một giải đấu được tổ chức ở Thái Lan. Sau thất bại đó, cô cho biết mình phải có kế hoạch lâu dài hơn nữa để chuẩn bị thật tốt cho ngày trở về quần vợt chuyên nghiệp.

    Ngày trở lại

    Úc mở rộng là giải Grand Slam đầu tiên mà Hingis tham dự khi lần đầu tiên quay lại với quần vợt đỉnh cao vào năm 2006. Cô lọt vào tới tứ kết trước khi để thua hạt giống số hai Kim Clijsters. Tuy nhiên ở giải này, Hingis cùng với tay vợt nam người Ấn Độ là Mahesh Bhupathi thắng giải đôi nam nữ. Với thắng lợi đó đã nâng thành tích Grand Slam của cô lên thành 14 (5 danh hiệu đánh đơn, 9 danh hiệu đánh đôi).

    Ngày 19/5/2006, Hingis đã có dịp ăn mừng trận thi đấu thứ 500 trong sự nghiệp của mình bằng chiến thắng ở trận tứ kết giải Ý mở rộng được tổ chức ở Rome và 2 ngày sau thì đăng quang ở giải này. Đó là danh hiệu đơn thứ 41 của cô đồng thời là danh hiệu đơn cô có được sau hơn 4 năm đánh vắng bóng khỏi quần vợt chuyên nghiệp.

    Hingis đã nhảy vọt trong bảng xếp hạng của WTA khi bay vào top 10 từ vị trí không có hạng. Cô đã có ba trận chung kết Tier I: đầu tiên là ở Tokyo (thua Elena Demntieva), sau đó ở Rome (thắng Dinara Safina) và ở Montreal (thua Ana Ivanovic). Sau khi quay lại quần vợt đỉnh cao, cô đã đánh bại được các tay vợt mạnh như: Maria Sharapova, Lindsay Davenport, Elena Demetieva và Venus Williams.

  3. #3
    Tiger Woods


    Ngày sinh0/12/1975

    Nơi sinh:California, Mỹ

    Quốc tịch:Mỹ

    Tiger Woods là tay chơi golf nổi tiếng nhất từ thời Jack Nicklaus (một tay golf huyền thoại) với 12 danh hiệu vô địch dành được. Từ khi còn nhỏ, Tiger Wood đã được đánh giá là một thần đồng. Anh được bố mình cho chơi gofl từ năm 1 tuổi 9 tháng và trở nên nổi tiếng ngay từ lúc 2 tuổi khi xuất hiện cùng với diễn viên hài Bob Hope trong "The Mike Douglas Show" (một cuộc nói chuyện trên truyền hình).

    Woods thắng 3 giải golf nghiệp dư Mỹ liên tiếp (1994-1996) và cùng năm 1996 anh chuyển sang chơi chuyên nghiệp với hợp đồng quảng cáo 40 triệu USD của Nike.

    Chiến thắng đầu tiên ở tư cách là một vận động viên chuyên nghiệp là thắng giải Master năm 1997 và liên tiếp là các chức vô địch PGA-1999, Anh mở rộng-2000, Mỹ mở rộng-2000 và là một trong những tay golf hiếm hoi giành được cả 4 chức vô địch trong sự nghiệp thi đấu của mình. Tháng 4/2001, Woods một lần nữa thắng giải Master và trở thành tay golf đầu tiên dành được 4 danh hiệu vô địch trong cùng một lúc (năm 2000 với Mỹ mở rộng, Anh mở rộng, giải vô địch PGA và năm 2001 với giải Master).

    Trong 2 năm 1999-2000, anh thắng 6 giải liên tiếp và trở thành người đầu tiên làm được điều đó sau thời kỳ của tay golf Ben Hogan (1948). Tiger Wood đã chấm dứt được thời kỳ vàng son của Nicklaus khi dành chiến thắng ở giải Anh mở rộng năm 2005 (đây là giải đấu cuối cùng trong sự nghiệp của Nicklaus) và dành tiếp chức vô địch này vào năm 2006.

    Chúng ta có thể thống kê lại 12 danh hiệu mà Woods đã đạt được: Master (1997, 2001, 2002, 2005), giải vô địch PGA (1999, 2000, 2006), Anh mở rộng (2000, 2005, 2006), Mỹ mở rộng (2000, 2002).


    P/s: toàn là bải từ trang cũ của chị Minh Thuận nhé

  4. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    2
    Lance Armstrong (tên khai sinh: Lance Edward Armstrong, sinh 18 tháng 9, 1971)


    là vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp người Mỹ nay đã nghỉ thi đấu. Anh đã lập kỷ lục bảy lần liên tiếp chiến thắng trong cuộc đua Vòng quanh nước Pháp (Tour de France) từ năm 1999 đến 2005. Kỷ lục này của anh được xác lập sau khi anh thực hiện phẫu thuật điều trị ung thư não và ung thư tinh hoàn.

    Lance Armstrong sinh ra tại Dallas, Texas, Mỹ. Anh khởi đầu sự nghiệp thể thao như một vận động viên ba môn phối hợp. Năm 17 tuổi, anh được gọi vào tập huấn trong đội tuyển trẻ quốc gia Mỹ, môn đua xe đạp. Sau một thời gian thi đấu nghiệp dư và giành nhiều danh hiệu trong đó có chức vô địch giải đua xe đạp nghiệp dư Mỹ năm 1991, Armstrong chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp. Năm 1993, ở tuổi 22, anh gia nhập đội đua Motorola và có những chiến thắng trong các chặng đua nhỏ ở Tour de France trong vai trò thành viên đội này. Ba năm sau, năm 1996, anh được thông báo từ bác sĩ về bệnh ung thư tinh hoàn, đã di căn lên phổi và não. Sau khoảng thời gian 3 năm tích cực điều trị, anh trở lại thi đấu, giành 7 chức vô địch Tour de France liên tiếp và trở thành một huyền thoại về ý chí chiến thắng bệnh tật.
    Bằng ý chí ngoan cường và nghị lực phi thường, Amstrong đã cố gắng vượt qua bệnh tật để chứng minh khả năng tiềm ẩn của con người để làm nên "phép màu Amstrong ". Anh đã và đang tiến hành cuộc vận động phòng chống ung thư “Những vòng đua hy vọng " (Cycle of Hope) nhằm cung cấp đến mọi người những thông tin liên quan đến ung thư, phương pháp trị liệu và thành quả nghiên cứu (có thể tìm hiểu qua mạng cycleofhope.org). Anh đã chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác như thế nào và trải qua những đau đớn thể xác để thể nghiệm hạnh phúc thật sự ra sao ? Xin hãy nghe những lời tâm sự của Amstrong.

    Có người nói rằng "Làm người phải biết kịp thời hưởng lạc". Lời này nghe qua có lý nhưng kỳ thực không phải vậy. Tôi đã trải nghiệm qua lối sống "kịp thời hưởng lạc” và phát hiện ra rằng: Nếu tôi chỉ có nhu cầu hưởng lạc, chỉ biết hôm nay mà không biết ngày mai thì tôi chắc chắn không thể trở thành một người chồng, người cha xứng đáng được, mà chỉ là một kẻ ăn xổi ở thì, chẳng có gía trị gì. Khi bị ung thư tôi mới hiểu được điểm này. Tôi còn học được rằng: con người muốn sống tốt thì không thể tránh được sự đau khổ, con người phải trải qua đau khổ mới thể nghiệm được hạnh phúc.

    Trước khi tôi bi ung thư, có rất nhiều thứ tôi cho rằng có thể đem đến cho tôi sự vui sướng, nhưng khi có được những thứ ấy trong tay rồi thì lại mau chóng chán ngán, chẳng thấy quý gì, thậm chí đem vứt bỏ. Những loại xe cao cấp hiện đại, cà phê thượng hạng cho đến kiểu tóc tôi vốn cho là quan trọng với đời sống của tôi, nhưng rồi chúng mau chóng trở thành đáng ghét và đầu tóc của tôi cũng trở nên ngày một xơ xác hơn.

    Năm 25 tuổi, bác sĩ chẩn đoán tôi bị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn đến phổi và não. Tôi bán xe hơi, bỏ nghề vận động viên xe đạp cấp quốc tế, tốn rất nhiều tiền và khó khăn lắm mới có thể duy trì mạng sống. Lúc ấy tôi lo lắng suốt mấy tháng. Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ hai khối u. Vì áp dụng hóa liệu pháp liều cao, da của tôi xuất hiện những vết sẹo giống như bị bỏng. Lúc ấy chỉ cần mỗi lần tỉnh lại là tôi cảm thấy sung sướng lắm rồi.

    Sau đó bệnh tình đi vào giai đoạn tạm thời chưa bùng phát, tôi không biết mình còn được sống bao lâu nữa, cũng không chịu nổi giày vò, tôi bắt đầu sống phóng túng, mượn cớ để hưởng lạc. Tôi đi ăn những bữa ăn Mexico thịnh soạn, đi chơi golf, lui tới những nhà hàng nổi tiếng, thưởng thức những món sơn hào hải vị… để rồi về nằm thừ trên xa lông, chẳng thiết gì cả.

    Về sau, có hai chuyện làm cho tôi thay đổi. Đầu tiên là một hôm đi ăn tối, Christine, vợ tôi, đặt chiếc nĩa xuống và nghiêm trang nói với tôi: "Anh cũng nên quyết định đi. Tương lai của anh có phải là chuỗi ngày đánh golf, uống bia, ăn tiệc Mexico? Nếu anh quyết định như vậy thì em vẫn yêu anh nhưng em sẽ tự đi tìm việc làm, em không thể sống anh những ngày vô vị như thế này. Em buồn lắm". Tôi nhìn Christine và chợt nhận ra rằng cuộc sống của mình thời gian qua không có mục tiêu, đắm chìm trong phiền muộn và những điều vô bổ. Và tôi hiểu rằng phải làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình (giống như việc cạo râu mỗi buổi sáng), yêu thương người thân trong gia đình, thì sống mới có ý nghĩa. Mấy ngày sau, tôi ngồi trở lại trên chiếc xe đạp đua và lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy sức lực thật sung mãn, tràn đầy lòng quyết tâm và sức chịu đựng.

    Chuyện thứ hai là sự ra đời của đứa con trai bé bỏng Luke. Cha tôi đã bỏ tôi ra đi lúc tôi còn chập chững, nên tôi từng thề rằng, nếu có con tôi sẽ tận tâm tận lực chăm sóc nó. Do bị ung thư tinh hoàn nên việc có con của tôi không dễ dàng gì. Trước khi chịu hóa liệu pháp, tôi đã xin lấy và gửi tinh trùng đông lạnh, sau đó phẫu thuật cấy vào Christine để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. May mà cuộc phẫu thuật thành công.

    Thai nhi phát triển bình thường, nhưng khi Christine chuyển dạ thì rất khó sinh, thai nhi trong tình trạng nguy hiểm và bác sĩ phải sử dụng dụng cụ trợ sản. Đứa bé ra đời rất nhỏ, toàn thân tái xanh, không khóc, phổi không hoạt động. Bác sĩ lập tức ôm đứa bé từ trong tay Christine đưa vào phòng cách ly để cho thở trong lồng oxy. Christine cứ thều thào: "Xảy ra chuyện gì vậy? Xảy ra chuyện gì vậy? Lúc ấy tôi đứng bên ngoài luôn miệng khấn cầu: "Khóc đi con, cầu xin con đấy, hãy khóc đi !". Lúc ấy chỉ cần nghe được tiếng khóc của con thì tôi có thể làm bất cứ điều gì. Đó là thời khắc đáng sợ nhất trong cuộc đời tôi. Cuối cùng thì bác sĩ cũng nhấc lồng thở oxy ra, đứa bé há miệng, nhăn mặt và phát ra thanh âm chờ đợi "oe". Đó là tiếng khóc của sự sống. Tôi vốn muốn nói với'con tôi rằng con người phải kiên cường mà sống, nhưng vào lúc này thì chính con tôi đã nói ra điều ấy…Bệnh ung thư đã rèn luyện cho tôi, sau khi gắng chịu những đau đớn, lo sợ, tôi trở thành một người đàn ông, người chồng, người cha có lý trí và tình cảm hơn, nguồn hạnh phúc đã tuôn trào.

    Sau khi từ bệnh viện trở về,nnhiều đêm tôi bế bé Luke đặt trên ngực mình, mỗi lần nó khóc tôi cảm thấy rất vui. Nó ngửa đầu, rung rung chiếc cằm nhỏ, bàn tay bé xíu quơ vào khoảng không, rồi oà lên khóc rất to. "Đúng, như vậy mới đúng" - tôi nói với con – “Cố lên nhé!".

  5. #5
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    2
    Thông tin về Asafa Powell


    Ngày sinh:11/11/1982

    Nơi sinh:Jamaica

    Quốc tịch:Jamaica

    Asafa Powell đã từng là một kỹ sư điện trước khi quyết định trở thành một vận động viên điền kinh. Anh trai của Powell là Donovan cũng là một vận động viên điền kinh và lọt tới bán kết giải vô địch thế giới năm 1999. Không giống như nhiều vận động viên khác của Jamaica, Powell đã không chọn di cư sang nước Mỹ để tiến xa hơn trong sự nghiệp mà lại tiếp tục ở lại quê nhà để tập luyện ở Kingston nơi mà anh thường chạy trên cỏ.

    Tại Olympic 2004, anh là một trong những ứng cử viên dành huy chương vàng khi về đích ở nội dung 100m với thời gian 9,87 giây (tốc độ nhanh nhất của anh trong năm) . Thật đáng tiếc là anh chỉ đứng thứ 5 ở bảng xếp hạng chung cuộc.

    Sau thất bại đó, anh đã tập luyện rất nhiều và đã đoạt được một thành tích tuyệt vời khi lập được kỷ lục 100m thế giới tại Athens ngày 14/6/2005 với thành tích 9,77 giây. Thành tích đó nhanh hơn 0,01 giây kỷ lục trước đây của vận động viên người Mỹ là Tim Montgomery năm 2002 (sau này thành tích của Montgomery bị tước do phát hiện sử dụng doping). Thật trùng hợp khi Powell lập thành tích đó trên cùng một làn chạy với với Maurice Greene lập kỷ lục ở thời gian 9,79 giây năm 1999.

    Justin Galtin gần như đã phá vỡ được kỷ lục thế giới của Powell khi anh này kết thúc đường đua với tốc độ 9,76 giây, tốc độ gió 1,7 m/giây. Tuy nhiên theo luật của IAAF, thời gian chạy 9,7660 giây của Galtin được làm tròn là 9,77 giây. Từ ngày 17/5 đến 22/8/2006 Galtin và Powell đã chia nhau kỷ lục 9,77 giây. Nhưng sau này, kỷ lục của Galtin không được công nhận do anh bị phát hiện sử dụng chất kích thích. Vì vậy, hiện nay chỉ có Powell giữ được kỷ lục này.

    Powell đã lập lại kỷ lục của mình vào ngày 11/6/2006 tại sân vận động quốc tế Gateshead (tốc độ thực là 9.7629 giây, sức gió là 1,5 m/giây, làm tròn là 9,77 giây). Ngày 18/8/2006, Powell lần thứ 3 lập lại kỷ lục của mình với thời gian là 9,77 giây và tốc độ gió 1,0 m/giây tại đường chạy Zurich, Thụy Sĩ. Anh dành chiến thắng lần thứ 6 trong cùng một năm ở Golden League (nội dung 100m) đoạt được tổng cộng 250.000 USD tiền thưởng.

    Cho tới nay, tính tổng cộng ở các giải đấu thì Powell đã có 25 lần chạy về đích dưới 10 giây đứng thứ tư trong các vận động viên có số lần chạy dưới 10 giây nhiều nhất, bao gồm: Frankie Fredericks (27 lần), Ato Boldon (28 lần) và Maurice Greene (52 lần). Nhưng anh hiện tại là vận động viên duy nhất có 3 lần chạy dưới 9,80 giây và cũng là người duy nhất chạy dưới 10 giây 12 lần trong một năm

  6. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    2
    Pete Sampras
    Ngày sinh: 12/07/1971

    Nơi sinh: Washington DC, Mỹ

    Quốc tịch Mỹ

    Thông tin cá nhân:

    Cao 1,85m
    Nặng 77kg
    thuận tay phải

    Chơi chuyên nghiệp 1988 Nghỉ thi đấu 2003

    Đánh đơn

    Thắng/Thua 762/222
    Danh hiệu 64
    Hạng cao nhất 1 (12/4/1993)
    Thành tích Grand Slam cao nhất
    Úc mở rộng: vô địch (1994, 1997)
    Pháp mở rộng: bán kết (1996)
    Wimbledon: vô địch (1993, 1994, 1995, 1997, 1998, 1999, 2000)
    Mỹ mở rộng: vô địch (1900, 1993, 1995, 1996, 2002)

    Đánh đôi

    Thắng/Thua 64/70
    Danh hiệu 2
    Hạng cao nhất 27 (12/2/1990)

    Là con của Sam và Georgia Sampras - những người Hy Lạp di cư sang Mỹ. Khi còn bé, Sampras đã khám phá ra cây vợt tennis trong nhà kho của mình và rất thú vị với nó nên đã trải qua nhiều thời gian để đánh những quả bóng vào tường.

    Năm 1978, cả gia đình Sampras di chuyển đến California. Nơi đây có khí hậu ấm áp nên đã tạo điều kiện cho cậu bé 7 tuổi có thể ra ngoài chơi bóng nhiều hơn. Tài năng chơi bóng của Sampras đã thực sự bộc lộ khi cậu tham gia vào CLB quần vợt Peninsula.

    Khi mới 11 tuổi, anh ta đã học được cách giao bóng đầy sức mạnh và những cú vô lê chính xác mà những kỹ thuật đó sau này đã làm nên tên tuổi của anh.

    Ông Peter Fisher - một bác sĩ khoa nhi và cũng là người yêu tennis cuồng nhiệt - đã phát hiện ra tài năng của Sampras và cũng chính ông là người thầy có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp tennis vẻ vang của cậu học trò mình.

    Sampras bắt đầu chuyển sang chơi chuyên nghiệp năm 17 tuổi (1988). Anh dành được danh hiệu đánh đơn đầu tiên vào tháng 2/1990 tại Philadelphia. Tháng 8 cùng năm đó, anh đã tham dự Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp ở giải Mỹ mở rộng và lọt vào đến trận chung kết gặp một tay vợt Mỹ khác là Andre Agassi.

    Anh đánh bại Agassi và trở thành tay vợt trẻ tuổi nhất dành danh hiệu vô địch Mỹ mở rộng khi mới 19 tuổi 28 ngày. Kể từ chiến thắng đó về sau, anh và Agassi trở thành kình địch của nhau trong suốt thập niên 1990. Tính tổng cộng, hai người đã gặp nhau 34 trận tron đó Sampras thắng 20 trận còn lại để thua 14 trận.

    Sampras dành danh hiệu đầu tiên trong tổng số năm danh hiệu ATP Tour World Championships vào năm 1991. Năm tháng 4/1993, Sampras được xếp hạng 1 thế giới lần đầu tiên. Thành tích đó đã gây nhiều tranh cãi bởi vì vào thời điểm đó, anh chưa dành được danh hiệu Grand Slam nào.

    Tuy vậy, Sampras đã chứng minh mình thật sự xứng đáng với ngôi vị số 1 thế giới bằng cách dành danh hiệu đầu tiên ở Wimbledon khi đánh bại cựu số 1 thế giới Jim Courier trong trận chung kết. Kết thúc năm đó, anh dành vị trí thứ nhất tuyệt đối và lập một kỷ lục là tay vợt đầu tiên vượt qua mốc 1000 điểm.

    Anh dành được 3 chiến thắng Wimbledon liên tiếp từ năm 1993 tới 1995. Năm 1996 anh bất ngờ để thua Richard Krajicek ở trận tứ kết (người vô địch năm đó). Sau đó, Sampras đã lập một mạch chiến thắng 4 năm liên tiếp từ 1997 tới 2000 trở thành cây vợt thành công nhất trong lịch sử Wimbledon. Chiến thắng năm 2000 đã phá vỡ kỷ lục 12 danh hiệu Grand Slam của Roy Emerson.

    Anh thắng liên tiếp 2 danh hiệu Mỹ mở rộng năm 95,96 và đồng thời dành danh hiệu Úc mở rộng 2 lần vào năm 94 và 97. Sở trường của Sampras là thi đấu trên mặt sân cỏ, tuy nhiên điểm yếu cố hữu của Sampras chính là sân đất nện bởi mặt sân này đã làm hạn chế sức mạnh lối chơi lên lưới của Sampras. Thành tích tốt nhất mà anh có được trên sân đất nện là lọt vào trận bán kết Pháp mở rộng năm 1996 .

    Sau chiến thắng ở Wimbledon 2000, Sampras liên tiếp 2 năm liền lọt đến tận chung kết Mỹ mở rộng 2001, 2002. Nhưng phải chịu thất bại trước Marat Safin và sau đó là Lleyton Hewitt. Năm 2003, Sampras lần thứ 3 liên tiếp lọt đến trận chung kết Mỹ mở rộng và gặp lại Agassi - người mà anh ta đã gặp trong trận chung kết Grand Slam 12 năm trước.

    Agassi là người chứng kiến sự ra đời và sự kết thúc của một huyền thoại. Khi chính 12 năm trước, Agassi thất bại trong trận chung kết Grand Slam đầu tiên của Sampras và nay Agassi lại chịu thất bại trước trận chung kết - cũng là trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp quần vợt của Sampras. Chiến thắng đó đã nâng tổng số danh hiệu Grand Slam của anh lên con số kỷ lục 14.

    Trong suốt sự nghiệp của mình, Sampras đã dành được 64 danh hiệu đơn (bao gồm 14 danh hiệu Grand Slam và 11 danh hiệu ATP Master Series) và 2 danh hiệu đôi. Anh đã xếp hạng số1 thế giới 286 tuần và 6 lần liên tiếp kết thúc năm với vị trí số 1 từ năm 93 đến năm 98.

  7. #7
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Chris Evert


    Ngày sinh:
    21/12/1954

    Nơi sinh:
    Florida, Mỹ

    Quốc tịch
    Mỹ


    Cá nhân

    Cao-Nặng 1,68m-57kg Tay thuận Phải
    Chơi chuyên nghiệp 1972 Nghỉ thi đấu
    1989

    Đánh đơn

    Thắng/Thua 1304/144
    Danh hiệu 154

    Hạng cao nhất 1 (/11/2075)

    Thành tích Grand Slam cao nhất
    Úc mở rộng: 2 lần vô địch (1982, 1984)
    Pháp mở rộng: 7 lần vô địch (1974, 1975, 1979, 1980, 1983, 1985, 1986)
    Wimbledon: 3 lần vô địch (1974, 1976, 1981)
    Mỹ mở rộng: 6 lần vô địch (1975, 1976, 1977, 1978, 1980, 1982)

    Đánh đôi

    Thắng/Thua 117/39
    Danh hiệu 8
    Hạng cao nhất ?







    Evert bắt đầu tâp luyện tennis lúc 5 tuổi cùng với cha mình là Jimmy Evert (một HLV tennis chuyên nghiệp đã từng đoạt Canadian Championships năm 1947). Năm 1969, Evert trở thành tay vợt nhí số một đứng đầu các tay vợt nhí U14 toàn nước Mỹ.

    Năm 1970, tại một giải nhỏ thi đấu trên sân đất nện được ở Charlotte, North Carollina, cô bé 15 tuổi đã đánh bại Margaret Court trong 2 ván 7-6, 7-6 ở trận bán kết. Mọi việc sẽ không lớn lao nếu Court không phải là tay vợt đương kim số một thế giới và vừa mới dành được danh hiệu Grand Slam.

    Giải mỹ mở rộng năm 1971 là giải Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp của cô. Với tài năng của mình, mặc dù chỉ mới là lần đầu tiên tham dự nhưng cô đã làm mọi người phải chú ý khi lọt tớii bán kết của giải đấu.

    Với lối đánh cuối sân đầy chính xác, sân đất nện là nơi thích hợp với Evert nhất. Tuy nhiên cô đã nhanh chóng thích nghi được với tất cả các mặt sân và còn tỏ ra vượt trội so với các tay vợt khác. Khi bắt đầu tập luyện quần vợt, thân hình của cô rất bé và yếu đến nổi không thể thực hiện các cú đánh trái tay bằng một tay mà phải dùng cả hai tay mới thực hiện được.

    Từ đó trở đi cô sử dụng hai tay để đánh những pha bóng như thế và đó là một "thương hiệu" của Evert. Các tay vợt ngày nay đã học hỏi cánh đánh này của cô và sử dụng nó như một phần tất yếu của trận đấu.

    Chris Evert thu hút được sự yêu mến của người hâm mộ bằng lối đánh bao sân và những cú trả giao bóng rất đẹp mắt. Ngoài tài năng, cả thế giới lên cơn sốt với vẻ đẹp ngoại hình của tay vợt này.

    Cô lọt vào trận chung kết Pháp mở rộng và Wimbledon năm 1973 nhưng đều thất bại ở hai trận đấu này. Năm 1974 Evert đã thực hiện điều mà năm trước cô đã bỏ lỡ khi đăng quang ở hai giải đấu này và có một mạch 55 trận thắng liên tiếp. Cũng trùng hợp khi bạn trai của cô lúc đó là Jimmy Connors cũng vô địch Wimbledon, tạo nên một "cặp đôi vàng" là trung tâm của báo chí suốt mùa hè năm 1974.

    Chris hiếm khi đánh đôi nam nữ, nhưng cô vẫn lọt vào chung kết Mỹ mở rộng năm 1974 cùng với bạn trai Connors. Sau giải đấu đó, cô ít khi tham dự các nội dung đánh đôi để tập trung toàn lực vào đánh đơn.

    Trong vòng 5 năm tiếp theo, Evert thống trị quần vợt nữ với vị trí số 1 thế giới. Năm 1975, cô tiếp tục vô địch Pháp mở rộng và đánh bại tay vợt 4 lần vô địch Mỹ mở rộng Evonne Goolagong để lần đầu tiên đăng quang ở giải này. Cô tiếp tục thắng Goolagong ở trận chung kết Wimbledon năm 1976. Giữa thập niên 70 thì Evert và Goolagong là hai đối thủ truyền kiếp với 33 lần gặp nhau trong đó 21 lần Evert chiến thắng. Khi thi đấu, dù rơi hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi, Chris Evert đều tỏ ra cực kỳ bình tĩnh trước đối thủ của mình, vì lẽ đó biệt danh "Người phụ nữ băng giá" đã được gán cho cô.

    Khi Evonne Goolagong qua thời kỳ đỉnh cao phong độ thì tưởng chừng Evert sẽ bớt được một đối thủ nặng ký, nhưng thay vào đó là một Martina Navratilova đang vươn lên mạnh mẽ. Cả hai đều là bạn tốt ngoài đời nhưng đều là những đối thủ đáng gờm của nhau trên sân đấu, tạo nên một cặp đối thủ-bạn bè nổi tiếng nhất trong lịch sử quần vợt. Nữa cuối thập niên 70 thống trị bởi Chris Evert và thập niên 80 là của Martina Navratilova.

    Thành công ở tất cả các mặt sân, nhưng sân đất nện chính là nơi mà Evert thực sự thống trị. Bắt đầu từ tháng 8/1973, cô một chuỗi trận thắng kỷ lục khi hạ gục đối thủ liên tiếp trong 125 trận. Sau trận thua chấm dứt kỷ lục của mình ở giải Ý mở rộng, Evert đã rất buồn: "Không tiếp tục theo đuổi kỷ lục đã giải thoát tôi khỏi một áp lực rất lớn nhưng tôi thật sự không vui vì đều này". Tuy nhiên, cô lại có một chuỗi chiến thắng ấn tượng khác khi liên tiếp bất bại 72 trận trên mặt sân đất nện, thống trị ở giải Pháp mở rộng 3 năm liền và trở thành tay vợt duy nhất trong vòng 5 năm chỉ để thua một trận đấu trên sân đất nện.

    Evert giã từ quần vợt chuyên nghiệp năm 1989. Trong suốt sự nghiệp của mình, cô thắng 157 danh hiệu đơn và 8 danh hiệu đôi. Kỷ lục chung kết đơn của cô là 229 trận, trong đó thắng 157 lần. Lọt tới bán kết 273 lần trong 303 giải tham dự. Evert thắng WTA Tour Championships 4 lần và giúp đội Mỹ đoạt Fed Cup 8 lần. Trận đấu cuối cùng mà Evert tham dự là trận thắng 6-3, 6-2 trước Conchita Martinez trong trận chung kết Fed Cup năm 1989.

    Evert luôn duy trì được phong độ thi đấu đỉnh cảo của mình, khi luôn dành được ít nhất mỗi năm một danh hiệu Grand Slam đơn liên tục trong 13 năm liên tiếp từ 1974 đến 1986, bao gồm: 7 danh hiệu Pháp mở rộng, 6 Mỹ mở rộng, 3 Wimbledon và 2 Úc mở rộng. Với đối thủ nặng ký của mình là Navratilova, hai người đã gặp nhau 14 lần trong các trận chung kết Grand Slam với 10 trận thắng thuộc về Navratilova.

    Evert được bầu chọn là "vận động viên tiêu biểu của năm" 4 lần và được tạp chí Sport Illustrated chọn là "vận động viên nữ xuất sắc nhất" vào năm 1976. Tháng 4/1985, cô được Hiệp hội vân động viên nữ bầu chọn là "Vận động viên nữ xuất sắc nhất trong vòng 25 năm". Evert giữ chức chủ tịch WTA từ 1975-1976 và từ năm 1983 đến năm 1991. Cô được Tạp chí Tennis xếp vào danh sách 40 tay vợt nữ xuất sắc nhất.


    TAY VỢT NỮ 18 GRANDSLAM TRONG ĐÓ CÓ CẢ 4 GIẢI ANH, PHÁP, MỸ,

    Khiếp thật.

    P/s: Em xin nhắc lại nhé/...em back up từ diễn đán cũ qua....đề nghị mọi người tích cực đóng góp nhé..

  8. #8
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    nếu mà kể cho hết các huyền thoại thể thao thì cái topic này cũng phải lên đến hơn 200 trang ấy nhỉ.

  9. #9
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Thông tin về Mike Tyson




    Ngày sinh:
    30/06/1966

    Nơi sinh:
    New York, Mỹ

    Quốc tịch
    Mỹ

    Hai thập kỷ trước đây, khi ấy Mike Tyson mới 20 tuổi, anh bước lên võ đài với những cú đấm mạnh như trời giáng và khiến đối thủ người Jamaica, Trevor Berbick phải gục ngã ngay ở hiệp 2, để rồi tên tuổi Tyson đi vào lịch sử quyền Anh hạng nặng thế giới với tư cách là chủ nhân trẻ nhất của chiếc đai vô địch WBC (Hội đồng quyền Anh thế giới).

    Chiến thắng của Tyson là một cú sốc lặng người của giới mộ điệu quyền Anh Jamaica bởi trước khi thảm bại dưới chân Tyson như vậy, Berbick đã quật ngã tượng đài sống Muhammad Ali trong trận so găng cuối cùng của huyền thoại này để trở thành một nhân vật đáng chú ý trong lịch sử quyền Anh.

    Sau trận so găng đáng nhớ đó, Tyson luôn trở thành mối đe doạ cho các đối thủ, anh đã bất bại 27 trận đánh chuyên nghiệp (hầu hết những trận thắng đó đều kết thúc bằng những cú knock-out tàn bạo).

    Sự nghiệp lẫy lừng là thế, nhưng Tyson cũng để lại nhiều dư vị xấu cho bản thân. Sau trận thua James Douglas trong lần bảo vệ danh hiệu lần thứ 10 vào ngày 10-2-1990 ở Tokyo, cuộc sống trong và ngoài võ đài của Tyson đã từ từ xuống dốc. Năm 1992, anh phải ngồi bóc lịch trong nhà đá 3 năm vì tội cưỡng hiếp một người đẹp 18 tuổi.

    Ra tù, Tyson trở lại võ đài năm 1995. Dưới sự hậu thuẫn của ông bầu Don King, Tyson lấy lại hương vị chiến thắng khi đánh bại Frank Bruno (Anh) và Bruce Seldon (Mỹ) năm 1996 để giành lại 2 danh hiệu hạng nặng thế giới. Nhưng trong trận đấu tiếp theo cùng năm đó, Tyson lại để thua Evander Holyfield.

    Quá cay cú khi là kẻ “thất trận”, Tyson đã thách một trận tái đấu với Holyfield một năm sau đó. Những tưởng Tyson sẽ giành lại chức vô địch nhưng anh lại gây một scandal động trời cho làng quyền Anh thế giới bằng hành vi cắt đứt mẩu tai của đối thủ. Để rồi, anh phải chịu hậu quả là cấm thi đấu 1 năm. Trở lại năm 1999, Tyson lại gây một scandal tiếp theo: suýt bẻ gẫy cánh tay của đối thủ người Nam Phi, Francois Botha.

    Năm 2002, Tyson xuất hiện trên võ đài lần cuối cùng (theo như lời tuyên bố của anh) khi so găng cùng Lennox Lewis (Anh) - người đã bị Tyson “làm nhục” 6 năm về trước và phải trả giá bằng việc để mất đai vô địch của mình vào tay đối thủ, đã dừng Tyson ở hiệp 8 trong trận đấu tranh đai vô địch thế giới. Sau lần thua này, tiếng tăm của Tyson đã dần dần bị lu mờ.

    Việc Tyson thượng đài đã khiến giới mộ điệu không còn nghĩ đến những nắm đấm thép của anh ngày nào mà cho rằng, Tyson cố đấm để kiếm tiền. Anh liên tục bị thảm bại một cách nhục nhã trước những tay đấm đàn em ít tên tuổi như Danny Williams hay Kevin McBride. Và chính McBride trong trận so găng ngày 11-6-2005 đã cho Tyson hiểu rằng: anh thực sự đã hết thời và lúc đó Tyson đã chính thức giã từ sự nghiệp: “Tôi không thể làm điều gì hơn được nữa trên võ đài. Đã đến lúc tôi phải chia tay vĩnh viễn”.

    Năm 2003, Tyson đã buộc phải phá sản vì nợ nần chồng chất. Giờ đây, anh đang làm bất kỳ việc gì có thể để có tiền trả nợ, thậm chí anh còn đang rất hy vọng được làm “trai bao” tại một quán phục vụ riêng cho các quý bà do Heidi Fleiss - một "Tú bà" nổi danh với giới ngôi sao Hollywood, làm chủ.

    Hồi tháng 10 vừa qua, anh đã mở tour du đấu khắp thế giới có tên "Mike Tyson World Tour" để kiếm tiền. Đối thủ mở màn cho lịch trình này của Tyson là Corey Sanders ở Youngstown Ohio. Và tháng 2 năm tới, anh dự định sẽ du đấu tại Anh.

    Theo Thể thao Việt Nam

  10. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Cái top này ngày xưa mình làm có mấy bài thôi
    Cu Schumi làm lại rất gọn và hay
    Cập nhập thêm nhiều em nhé

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •