Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 9 của 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 789
Kết quả 81 đến 89 của 89
  1. #81
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Mình gộp vào rồi đổi tên!!! Ok chứ????

    Có một quy định từ lâu là không bàn luận về bóng đá trong top này. Profile các cầu thủ bóng đá thực tế đưa vào đây là không đúng, nhưng thôi đã rồi thì để đó vậy.

  2. #82
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Sao lâu lắm rồi không có bác nào post thêm về các huyền thoại vậy ah ???

  3. #83
    “Tia chớp” Bolt vươn tới huyền thoại

    “Tia chớp” Bolt vươn tới huyền thoại

    TT - Khắp thành phố Berlin (Đức) - nơi diễn ra Giải điền kinh thế giới 2009 - tràn ngập poster của Usain Bolt với khuôn mặt rạng rỡ và đôi tay vươn cao khi chạm đích. Dưới hình ảnh này thường có dòng chữ đơn giản: “Còn ai nhanh hơn?”


    Bolt rơi nước mắt trên bục nhận huy chương - Ảnh: Reuters




    Vài nét về Usain Bolt

    * Sinh ngày 21-8-1986
    * Cao 1,96m
    * Cân nặng 86kg.


    * Thành tích:
    - Giành 3 HCV chạy 100, 200m và 4x100m tiếp sức tại Olympic Bắc Kinh 2008
    - 2 HCV 100 và 200m tại giải thế giới 2009 ở Berlin
    - Trước đó đoạt rất nhiều huy chương ở các giải trẻ thế giới, giải điền kinh thế giới tại Stuttgart (Đức) 2006, Osaka (Nhật) 2007...
    Trong hai năm liền vận động viên người Jamaica đã liên tiếp phá kỷ lục thế giới (KLTG) ở hai nội dung thuộc vào hàng khó nhất trên đường chạy: 100m và 200m. Ở đường đua 200m tại Berlin hôm 20-8, kỷ lục mới của anh là 19,19 giây, hơn kỷ lục cũ 0,11 giây - khoảng cách tương tự khi anh phá kỷ lục 100m hôm 16-8 với thành tích 9,58 giây. Ở đường đua 200m, từ làn số 5 anh vượt qua mọi đối thủ ở cuối khúc cua rồi sau đó sải những bước chân mạnh mẽ lao về đích. “Không thể tin được - nhà cựu vô địch Michael Johnson nói khi bình luận trên BBC - Không ai từng chạy được khúc cua như vậy và có lẽ sau này cũng sẽ chẳng có ai”. Steve Mullings - đồng đội của Bolt - cho rằng sớm muộn gì Bolt sẽ chạm đến ngưỡng 18 giây ở đường đua 200m.

    Trước vòng đua 200m, Bolt chỉ ở trong phòng chơi video game. Các đối thủ của anh cảm giác như mình đang trong trận video game khi chạy đua với anh. Bolt luôn pha trò trước khi thi đấu. Anh ra dấu với các máy quay nói mình sẽ cất cánh như chiếc máy bay phản lực rời đường băng. Và anh đã “bay” rất điệu nghệ qua khúc cua, kết thúc vòng đấu, chạm đích và đi vào sách kỷ lục thêm một lần nữa. Điều đáng ngạc nhiên là chàng trai cao 1,96m này chỉ vừa kỷ niệm sinh nhật thứ 23 của mình vào ngày 21-8.

    Đỉnh cao khó chinh phục
    Để hiểu thêm ý nghĩa kỷ lục của Bolt hãy thử nhìn lại quá khứ đôi chút. Việc phá kỷ lục ở đường đua 100m luôn là điều rất khó khăn và rất ít khi các kỷ lục này bị xô đổ.

    Năm 1968, Jim Hines là VĐV đầu tiên phá được ngưỡng 10 giây trên đường đua 100m với thành tích 9,95 giây. Hơn hai thập kỷ sau, năm 1991, một huyền thoại khác là Carl Lewis mới đưa được KLTG tới mốc 9,86 giây. Mãi đến tám năm sau (1999), Maurice Green là VĐV đầu tiên vượt ngưỡng 9,8 giây với thành tích 9,79 giây. Gần 10 năm sau (2008), Asafa Powell mới đạt được kỷ lục 9,72 giây. Như vậy là từ năm 1968 đến nay, KLTG mới cải thiện được 3,7%, tương đương với mức chưa đầy 0,1% mỗi năm.

    Dù thực tế đã có rất nhiều những tiến bộ kỹ thuật về mặt sân và giày chạy cũng như kiến thức cho con người về tập luyện thể lực, dinh dưỡng, nhưng việc cải thiện thành tích chạy cự li ngắn là vô cùng khó. Một số nhà thống kê từng tính rằng nếu dựa vào thành tích chạy 100m trong 100 năm qua thì thành tích của Bolt chỉ có thể đạt được vào năm 2030. Thậm chí nhà cựu vô địch 100m Maurice Greene (giải nghệ năm 2008) từng dự đoán kỷ lục 100m sẽ không bao giờ phá được ngưỡng 9,6 giây. Giờ thì Bolt chứng tỏ mình làm được điều này.

    Với kỷ lục 200m, KLTG mới chỉ bị phá năm lần kể từ khi bảng điện tử có từ năm 1977, và cả hai lần cuối cùng này đều được thực hiện bởi Bolt. Trước đêm chung kết 200m tối 20-8, mọi nhà chuyên môn đều đoán kỷ lục sẽ không thể phá nhưng Bolt đã chứng minh được điều ngược lại. Thành tích của Bolt chỉ đơn giản là quá phi thường và hiện anh là VĐV điền kinh duy nhất giữ cả KLTG 100m và 200m cùng lúc.

    “Khác biệt lớn nhất ở Berlin so với Olympic Bắc Kinh 2008 là anh đã tiến bộ rất nhiều ở bước xuất phát” - tờ Telegraph (Anh) viết. Báo này bình luận: “Anh đã có phản xạ nhanh nhất, và ngay lập tức tạo lợi thế chỉ sau vài sải chân”. “Cuộc đua gần như được định đoạt sau tiếng súng xuất phát”. Kết quả này còn đáng kinh ngạc hơn khi Bolt phải nghỉ tập luyện gần một tháng vì tai nạn ôtô trước đó và anh nói mình mới chỉ đạt được “85% phong độ”.

    Đây quả là kỳ tích với VĐV từng bị coi là quá cao để trở thành VĐV chạy cự li ngắn. Ở nội dung này, những người có dáng người đậm được coi là có lợi thế hơn những người cao lêu nghêu như Bolt. Thế nhưng Bolt đã làm đảo lộn tất cả những phỏng đoán cùng kinh nghiệm của nhiều HLV lão làng trước đó...

    Các VĐV cao thường bị coi là không hợp với môn chạy cự li ngắn do ít các tổ hợp cơ “kéo nhanh” được coi là mấu chốt tạo ra tốc độ bùng nổ và thường không thể xuất phát nhanh được. Usain Bolt đã chứng tỏ các suy nghĩ này không còn chuẩn xác.

    Với chiều cao 1,96m và sải chân dài đã tạo lợi thế nhất định cho Bolt. Anh chạy quãng đường 100m trong 41 nhịp chạy, ít hơn 3-5 nhịp so với các VĐV khác. Michael Johnson khi chứng kiến Bolt phá kỷ lục đã tồn tại suốt 12 năm của mình ở sân vận động Tổ chim năm ngoái đã thốt lên: “Anh ta có cú xuất phát kinh hoàng, một anh chàng cao 1,96m thì không thể nào xuất phát được như vậy”.

    <div style="text-align: center">
    Những bước chạy như vũ bão của Bolt ở đợt chạy chung kết 200m nam - Ảnh: Reuters Huyền thoại Usain Bolt

    Khi chàng trai cao lêu nghêu 14 tuổi này giành chức vô địch ở giải trẻ vùng Caribe, đánh bại các VĐV hơn mình 4-5 tuổi, Don Quarry - nhà cựu vô địch Olympic 1976 người Jamaica - nói ông chưa từng thấy một VĐV nào tiềm năng như vậy. Nhưng kể cả khi đó, Don Quarry cũng không thể nào mường tượng cảnh một ngày cậu bé đó có thể làm thay đổi cả thế giới điền kinh. Khi Bolt tới Olympic Bắc Kinh năm ngoái, anh là bí mật lớn nhất của giải đấu, một quả bom hẹn giờ chỉ còn chờ đúng thời điểm để bùng nổ.

    Và khi anh bước lên bục vinh quang ở sân Tổ Chim tại Bắc Kinh tháng 8 năm ngoái, trong báo giới đã có không ít nghi ngờ về thành tích này. Thậm chí một số người - đặc biệt là từ Mỹ - xì xào về việc Jamaica không tham gia một số quy định về thử doping nghiêm ngặt. Thực tế đã bác bỏ hết những ngụy biện này: Bolt luôn âm tính trong mọi cuộc kiểm tra doping cho đến nay.

    Tốc độ 45 km/giờ của Bolt thực tế ngang ngửa với loài báo - loài động vật chạy nhanh nhất trên thế giới. Bolt luôn nói thành tích của anh hoàn toàn là nhờ di truyền của gia đình, kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn mà chỉ những người khỏe nhất mới tồn tại trong thời kỳ buôn bán nô lệ của quá khứ. Các cuộc đua tử thần mà chỉ bằng sức mạnh mới sống sót đã đưa tổ tiên anh tới Jamaica hơn 400 năm trước. Họ chỉ sinh tồn được bằng công việc nặng nhọc ở các cánh đồng mía bao la ở đây.

    Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) đang hi vọng Bolt sẽ là viên kim cương mới để có thể thu hút khán giả tới các sân điền kinh khi họ tổ chức Giải kim cương (Diamond League) vào năm tới. Tờ Telegraph mới đây đã có cuộc tranh luận về các VĐV vĩ đại nhất của mọi thời đại.

    Những tên tuổi lớn như Muhammad Ali, Michael Schumacher, Roger Federer, Tiger Woods, Diego Maradona. Kết cục là Usain Bolt và Muhammad Ali được đánh giá có mức độ vĩ đại cao nhất với thang điểm 9/10. Roger Federer và Tiger Woods đều được 8/10 trong khi Maradona, Schumacher chỉ được đánh giá 7/10.

    [Theo Tuổi Trẻ]
    ​</div>

  4. #84

  5. #85
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    10 huyền thoại quyền anh hạng nặng thế giới

    Mike "thép" Tyson chỉ đứng thứ 10 trong danh sách mà tờ Sport Illustrated (CNN, Mỹ) vừa công bố.



    Muhammad Ali Võ sĩ người Mỹ từng tự hào rằng ông là "Võ sĩ quyền anh vĩ đại", và trên thực tế, ông hoàn toàn xứng đáng với danh xưng đó. Lối đánh tốc độ, khôn ngoan, cùng những cú ra đòn trời giáng đã đưa Ali lên ngôi vị số một trong ngôi đền của các huyền thoại boxing.



    Joe Louis Được mệnh danh là "Oanh tạc cơ màu nâu" trong giai đoạn 1937-1949, Louis (phải) thuộc tuýp võ sĩ cổ điển với những cú ra tay như búa bổ và đòn knock-out siêu hạng trong lịch sử quyền Anh hạng nặng thế giới.



    Sonny Liston
    Thời còn trên đỉnh cao phong độ những năm 1950 và đầu 1960, Liston là một kẻ hủy diệt thực sự trên các võ đài thế giới. Ông còn được đánh giá cao ở lối đánh công thủ toàn diện.



    Larry Holmes
    Với khả năng di chuyển nhanh như sóc và những cú ra đòn bất thình lình, Homes (phải) là huyền thoại của lối đánh được mô tả bằng câu nói "Bạn luôn phải làm đối thủ hoa mắt trước khi ra đòn kết liễu". 1978-1983 là giai đoạn huy hoàng nhất trong sự nghiệp của võ sĩ này.



    Jack Johnson
    Ông là võ sĩ quyền anh hạng nặng đầu tiên và là nhà vô địch đích thực đầu tiên của quyền anh hạng nặng thế giới. Johnson có lối đánh nhanh, ra đòn mạnh đều bằng cả hai tay và là một bậc thầy trong nghệ thuật phòng thủ, giai đoạn 1908-1915.



    Jack Dempsey

    Jack nổi tiếng như võ sĩ có lối đánh tấn công vũ bão nhất. Ông còn sở hữu phản xạ nhanh như điện. Trong thời đỉnh cao kéo dài từ 1919 đến 1926, các lần thượng đài của Dempsey đều lập kỷ lục về tiền bán vé và khán giả.



    George Foreman

    "George Bự" - như cách mọi người nói về ông - là một tượng đài của quyền anh hạng nặng những năm 1970. Năm 1987, sau 10 năm tạm xa võ đài, Foreman trở lại, lớn tuổi hơn, nặng nề hơn, nhưng cũng đánh tinh tế hơn và đạt hiệu quả gần tương tự thời còn trên đỉnh cao.



    Joe Frazier
    Từ giữa những năm 1960 đến đầu 1980, lối ra đòn sấm sét, liên tiếp ở tốc độ cao bằng cú đấm móc tay trái của Frazier (trái) từng là nỗi kinh hoàng cho các đối thủ của ông, trong đó có cả Muhamad Ali thần thánh.



    Rocky Marciano
    Rocky (phải) là nhà vô địch quyền Anh hạng nặng duy nhất bất bại cho tới khi giải nghệ. Ngoại hình to con và lối ra đòn hiểm biến ông thành đối thủ không thể đánh bại trong giai đoạn 1952-1956.



    Mike Tyson
    Ở tuổi 20 lẻ 4 tháng và 22 ngày, "Mike thép" (phải) là nhà vô địch quyền Anh hạng nặng trẻ nhất trong lịch sử, khi anh hạ knock-out Trevor Berbick trong trận tranh đai WBC tháng 11/1986. Tyson cũng là nhà vô địch hạng nặng đầu tiên trong lịch sử nắm giữ đồng thời cả ba đai WBA, WBC và IBF.

    [vnexpress]

  6. #86
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Vì không thực sự thích quyền Anh nên mình chỉ biết đến 2 cái tên là Tyson và ALi

  7. #87
    Silver member
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Rocky Marciano: Cuộc đời sự nghiệp của ông đã được dựng thành phim.
    George Foreman: Ông này xuất hiện trong chương trình Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo, quảng cáo máy nướng thịt không có mỡ.
    Joe Frazier: Ông này theo mình nhớ từng có một trận đấu để đời với Ali. 2 người dồn nhau vào góc và liên tục ra đòn. Cuối trận cả hai phải nhập viện thì phải.

    Toàn là huyền thoại.

  8. #88
    Silver member
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Vén màn sự phản bội hèn hạ của Mohamed Ali

    Kênh truyền hình HBO vừa phát sóng phim tài liệu về những mưu mô của các nhà kinh doanh thể thao, âm mưu biến võ sĩ Mohamed Ali nhiều năm qua là một nỗi sỉ nhục với cộng đồng da màu...

    44 năm trước, năm 1967 Mohamed Ali đã là “kẻ bội phản vĩ đại nhất" khi từ chối tham chiến tại Việt Nam. 36 năm trước, võ sĩ huyền thoại này phản bội tình bạn với Joe Frazier - người anh em cùng màu da và là đối thủ lớn nhất của ông.

    Bức màn bí mật về sự phản bội hèn hạ ấy đã được vén lên sau nhiều năm Mohamed Ali phải khốn khổ sống với nó...

    Tỏa sáng ở Đông Nam Á


    Trận đấu giữa Mohamed Ali (phải) và Joe Frazier.
    Hai cột mốc lớn nhất trong cuộc đời Mohamed Ali đều xảy ra trên một vùng đất xa xôi vào thời điểm đang hứng chịu bom đạn Mỹ. Năm 1967, khi đang trên đỉnh vinh quang, võ sĩ huyền thoại đã có một quyết định chấn động thế giới: Từ chối tham chiến tại Việt Nam.

    Chấp nhận mọi hình phạt chứ không chịu mang sức mạnh hủy diệt của mình trên võ đài để tàn sát những người dân vô tội cách nửa vòng trái đất. Tuy nhiên cái giá phải trả là không nhỏ: Bị tước đai vô địch và bị phạt tù 5 năm.

    Chính Mohamed Ali cũng không biết rằng, sau đó, cũng chính trên mảnh đất Đông Nam Á ấy, anh lại có mặt trong một trận đấu được mệnh danh là vĩ đại nhất trong lịch sử quyền Anh thế giới. Nhưng đó là chuyện của 8 năm sau.

    Trong lúc khốn khó ấy, thế giới quyền Anh và người hâm mộ trên toàn thế giới lại một lần nữa rơi lệ vì một tình bạn tận tụy, chân thành của người anh em cùng màu da - Võ sĩ Joe Frazier với Mohamed Ali. Khi Mohamed Ali mất tất cả: Vinh quang, cơ hội thi đấu và cả tự do, Joe đã không biết mỏi mệt vận động Liên đoàn Quyền Anh và Chính phủ Mỹ để xin cho Mohamed sớm ra tù và sớm trở lại võ đài.

    Phong trào này sau đó lan rộng ra các VĐV và người hâm mộ quyền anh cũng như những người yêu hòa bình trên toàn thế giới. Chính nhờ Joe và những hoạt động không mệt mỏi ấy, Chính phủ và Liên đoàn Quyền Anh Mỹ phải nhượng bộ. Năm 1969, Mohamed Ali được ra tù và năm 1970, ông có trận đấu đầu tiên sau quyết định phản chiến. Năm 1971, ông đã so găng với Joe và ông đã thua.

    Tính đến lúc đó, trận thua trước Joe là trận thua duy nhất trong sự nghiệp của Mohamed Ali...

    Ai là Bác Tôm?

    Nhiều năm sau trận thua, bất ngờ Mohamed Ali tuyên bố: Trận thua duy nhất ấy là để "trả ơn" cho Joe. Bây giờ "ơn đền, oán trả" đã xong nên cần một cuộc tái đấu công bằng hơn... Tất nhiên một người bao dung và tận tụy như Joe không thể để cơn bốc đồng ấy phá hỏng tình bạn, ông từ chối thi đấu.

    Vậy là Mohamed Ali thành con "thú điên". Từ đó trở đi, trong túi Mohamed Ai luôn có một con khỉ đột xấu xí bằng cao su và ông bảo đó là Joe. Có dịp là Mohamed Ali lại lôi con khỉ ấy ra trước công chúng, cắn cấu, lấy kim đâm... Đáp lại hành vi điên cuồng ấy, Joe vẫn cười nhạt và Mohamed Ali đã phạm phải một sai lầm không thể tha thứ: Gọi Joe là Bác Tôm.

    Xin nói rõ: Bác Tôm là một nhân vật văn học Mỹ. Đó là một nô lệ da đen tràn đầy tình yêu và lòng tận tụy với những cậu chủ người da trắng. Nhưng nhân vật tiêu biểu cho phong trào bãi nô này lại gây xúc phạm cho cộng đồng người da đen. Với họ, nô lệ về mặt thể xác đã là quá đủ, Bác Tôm còn đi xa hơn, là nô lệ về mặt tinh thần. Chính vì thế, dân da đen dùng từ Bác Tôm để chỉ những người qụy lụy, hèn hạ, bợ đỡ người da trắng. Có thể hiểu, Mohamed Ali cho rằng Joe không dám đấu với mình vì nghe theo người da trắng... Đến nước này cuộc chiến không thể không diễn ra.

    Ngày 1-10-1975 tại Manila (Philippines) diễn ra trận đấu mà các nhà bình luận sau đó mô tả: "Muốn biết sự tàn bạo tột cùng của môn thể thao khốc liệt này; muốn biết sức hấp dẫn khủng khiếp của một trận giác đấu và muốn biết vẻ đẹp của môn quyền Anh, đến võ đài tại Manila, chúng ta sẽ có đủ các câu trả lời".

    Trận đấu ngang sức ngang tài vô cùng gay cấn, cuối hiệp 14, Joe dù sung sức hơn, nhưng HLV của ông vẫn quyết định xin dừng trận đấu, Joe đã bị mù hoàn toàn vào thời điểm ấy (một mắt bị hỏng từ trước trận đấu nhưng thông tin đó được giấu kín). Khi trọng tài tuyên bố phần thắng thuộc về Mohamed Ali thì không phải là Joe mà chính Mohamed Ali gục ngay xuống sàn đấu vì kiệt lực.

    Sau trận đấu, trái với thái độ hung hăng lúc đầu, Mohamed Ali hết lời ca tụng Joe.

    36 năm đã trôi qua, vừa rồi một bí mật mới được tiết lộ, sau buổi họp báo về trận đấu, Mohamed Ali đã gặp con trai Joe và nhắn: "Cho ta gửi lời xin lỗi đến bố cháu, về tất cả lời lẽ và hành động của ta, sự xúc phạm mà ta dành cho cha cháu là không đúng. Ta hổ thẹn nên không dám gặp cha cháu".

    Hóa ra cuộc khẩu chiến và thái độ hung hăng của Mohamed Ali là kịch bản của những người da trắng, những kẻ tổ chức sự kiện thể thao. Trận đấu được marketing từ nhiều năm trước đã có một thành công vang dội về mặt doanh thu. Sự tận tụy của Mohamed Ali với người da trắng đã khiến trận đấu lịch sử ấy có lượng khán giả lịch sử: 28.000 người. Nhưng ông đã mất đi tình bạn cao thượng nhất của một người anh em cùng màu da.

    44 năm sau, thế giới quyền Anh mới biết ai là “Bác Tôm” hồi ấy.

    Thực hiện: / Nguồn: Dân Việt




    Joe Frazier: Ông này theo mình nhớ từng có một trận đấu để đời với Ali. 2 người dồn nhau vào góc và liên tục ra đòn. Cuối trận cả hai phải nhập viện thì phải.
    Đến giờ mới biết đó là 1 trong 2 trận đấu giữa 2 người Và 2 người có nhiều mối quan hệ như vậy.

  9. #89
    Silver member
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Đổi tên topic thành "Những nhân vật thể thao nổi tiếng"

    Ít bữa nữa em sẽ lập 1 topic riêng về Những huyền thoại thể thao

    Để ngoài title là LEGENDs nhưng thực sự trong topic ko có nhiều người xứng đáng được gọi là "giỏi, lớn" chứ đừng nói tầm "huyền thoại".

    Ví như anh Mutu ngay trang 1 !, cả bài #2 Martina Hingis cũng chưa thể gọi là huyền thoại (ở riêng môn tennis chứ đừng nói thể thao) dù những gì tay vợt nữ của Thụy Sĩ làm được là rất khó tin.

    Ngoài ra theo nguyên tắc thì dù có là Pele hay Maradona cũng ko có trong box này, nên mấy anh như Rio, Terry hay thậm chí là ... Anderson ko cần thiết phải có !

    Topic mới sẽ đề cập nhiều hơn những huyền thoại thật sự được cả TG thể thao biết đến như Michael Jordan (Bóng rổ), Muhammad Ali (quyền anh), Carl Lewis, Jessie Owens, Bubka (Điền Kinh), Donald Bradman (Cricket), Nicklaus hay Woods (Golf), Babe Ruth (Bóng chày), Mark Spitz, Michael Phelps (Bơi), ... và rất rất nhiều nữa.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •