Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 3 của 9 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 89
  1. #21
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Carlos Tevez




    Ngày sinh:
    05/01/1984

    Nơi sinh:
    Capital Federal, Argentina

    Quốc tịch
    Argentina

    Tên thật:
    Carlos Alberto Tévez
    Cao/nặng: 1.69m/72kg
    Vị trí: Tiền đạo (trung tâm)
    CLB:
    (đội trẻ) All Boys > (2001) Boca Juniors > (2002 16 triệu Euro) Corinthians > (2006) West Ham > Manu
    Thành tích:

    Vô địch Olympic (2004)
    Copa Libertadores (2003)
    Intercontinental Cup (2003)
    Copa Sudamericana (tương tự UEFA Cup) (2004)
    Giải vô địch Argentina (2003)
    Giải vô địch Brazil(2005)
    Cầu thủ xuất sắc nhât Copa Libertadores (2003)
    Cầu thủ Nam Mỹ xuất sắc nhất (2003, 2004, 2005)
    Vua phá lưới Olympic (2004)
    Được so sánh với Diego Maradona, thì quả thật Tevez không tầm thường chút nào. Anh là mẫu tiền đạo đậm chất kỹ thuật với những pha đi bóng lắc léo, và mang sẵn bản chất láu cá của tiền đạo Argentina

    Anh gia nhập Boca Juniors lúc 13 tuổi và cùng với câu lạc bộ anh dành được rất nhiều thành tích bao gồm cúp vô địch Argentina, cúp Copa Libertadores, cúp Intercontinental, cúp Copa Sudamericana. Anh là người hùng của cổ động viên Boca. Sau đó anh bất ngờ chuyển sang chơi cho Corinthians và giúp cho đội dành cúp vô địch Brazil.

    Mới đây anh cùng Javier Mascherano chuyển tới thi đấu cho West Ham, lại là một bất ngờ nữa vì West Ham hiện tại chỉ là một đội bóng yếu ở Primier League mà đã vượt qua nhiều câu lạc bộ lớn khác có được chữ ký của 2 tài năng trẻ của Argentina.

  2. #22
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Claude Makelele


    Ngày sinh:
    18/02/1973

    Nơi sinh:
    Kinshasa, Congo

    Quốc tịch
    Pháp
    Tên thật:
    Claude Makelele
    Cao/nặng: 1.70m/65kg
    Vị trí: Tiền vệ phòng ngự
    CLB:
    (1991) Brest > (1992)Nantes > (1997) Marseille > (1998) Celta Vigo > (2000) Real Madrid > (2003 - 23 triệu Euro) Chelsea
    Thành tích:
    Champions League (2002)
    Intercontinental Cup (2002)
    Siêu cúp Châu Âu (2002)
    La Liga (2001, 2003)
    Siêu cúp Châu Âu (2003)
    League Cup nước Anh (2005)
    Premier League (2005, 2006)
    Community Shield (2005)
    Makelele là một tiền vệ trụ tài năng với sức khỏe tốt, sự đeo bám quyết liệt, khả năng thu hồi bóng rất tốt.

    Chiến thắng giải vô địch Pháp cùng với Nantes và giúp CLB tiến đến vòng bán kết cúp C1 năm 1996 trước khi chuyển sang Celta Vigo. Năm 2000 anh chuyển sang chơi cho Real Madrid và có 3 năm cực kỳ thành công ở đây với 2 lần nâng cao cúp vô địch Tây Ban Nha và một lần chinh phục Champions League.

  3. #23
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Bobby Charlton

    Thảm kịch ở Munich

    Đó là một buổi chiều lạnh giá, thứ sáu ngày 6/2/1958. Trận bão tuyết kéo dài trong nhiều giờ đã phủ một lớp tuyết dày trên các đường phố ở Munich, thành phố lớn miền nam Tây Đức.



    Bobby Charlton (phải) đối mặt với người em Jacky của Leed năm 1971

    Tại sân bay, tuyết cũng phủ một lớp mỏng trên đường băng, nơi chiếc máy bay của Hãng hàng không BE có tên là Elizabethan chuẩn bị cất cánh. Cơ trưởng của chiếc máy bay này là đại úy James Thain. 39 hành khách của chiếc máy bay đặc biệt này cũng là những người đặc biệt: họ là các phóng viên, quan chức và cầu thủ của Câu lạc bộ bóng đá Manchester United nổi tiếng của Anh đang sốt ruột chuẩn bị quay trở về quê hương sau trận lượt về Cúp các đội vô địch quốc gia C1 với Câu lạc bộ Sao Đỏ ở thủ đô Belgrad của Nam Tư. Ở trận lượt đi trên sân nhà, Manchester United đã thắng với tỷ số 2-1. Trận đấu trên sân khách kết thúc với tỷ số hòa 3-3 và Manchester United đã chắc chắn lọt vào bán kết. Đội bóng dưới sự dẫn dắt của vị huấn luyện viên nổi tiếng Matt Busby, nên họ được biết đến với một cái tên chung là "Những đứa trẻ của Busby". Trên đường về, chiếc máy bay phải hạ cánh xuống phi trường Munich để tiếp thêm nhiên liệu...

    Vào lúc hơn 15h chiều một chút, sau hai lần cất cánh không thành công, viên phi công của chiếc Elizabethan cố gắng lần thứ ba. Thế nhưng Elizabethan không bao giờ có thể rời được khỏi mặt đất. 54 giây sau khi viên phi công bỏ phanh, chiếc máy bay lao trên đường băng trơn trượt, đâm vào hàng rào bao quanh phi trường, trượt thêm một quãng dài gần 200 mét nữa trước khi bùng cháy dữ dội. Một bên cánh gãy lìa, trong khi phần đuôi máy bay nổ tung. Các nhân viên cứu hộ lao tới: 20 người chết ngay tại chỗ, trong đó có 7 cầu thủ trong số "Những đứa trẻ của Busby". Còn cầu thủ thứ 8, người tổ chức lối chơi sáng tạo của đội tuyển Anh, một trong những tài năng kiệt xuất mà bóng đá Anh quốc sản sinh ra được, tên là Duncan Edward, 21 tuổi, bị thương nặng, được đưa tới bệnh viện. Nhưng sau 15 ngày vật lộn với thần chết, Duncan cũng tắt thở.

    Số phận thật tàn nhẫn nhưng cũng có phần khoan dung khi để lại cho bóng đá Anh và thế giới sự thần kỳ nho nhỏ: một trong số các cầu thủ có mặt trên máy bay tên là Bobby Charlton, khi đó mới 20 tuổi, bị văng ra khỏi máy bay đến gần bốn chục mét với một vết thương ở đầu. Nhưng anh đã thoát chết, để rồi trở thành một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của xứ sở sương mù.

  4. #24
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Andy Roddick




    Ngày sinh:
    30/08/1982

    Nơi sinh:
    Omaha, Nebraska

    Quốc tịch
    United States

    Cá nhân
    Cao-Nặng 1,87m/88kg Tay thuận Phải
    Chơi chuyên nghiệp 2000 Nghỉ thi đấu


    Đánh đơn
    Thắng/Thua 407/127
    Danh hiệu 23
    Hạng cao nhất 1(03/10/2003)
    Thành tích Grand Slam cao nhất
    Úc mở rộng: Bán kết (2003, 2005, 2007)
    Pháp mở rộng: Vòng 3 (2001)
    Wimbledon: Chung kết (2004, 2005)
    Mỹ mở rộng: Vô địch(2003)

    Đánh đôi
    Thắng/thua 47/34
    Danh hiệu 2
    Hạng cao nhất 87(18/08/2003)

    Cha của anh là một doanh nhân, còn mẹ là một giáo viên. Bà đã sang lập ra quỹ Andy Roddick để làm từ thiện. Roddick có hai người anh tên là Lawrence và John, cả hai đã từng là những tay vợt trẻ đầy hứa hẹn. Khi Roddick lên 5, cả gia đình anh chuyển tới Boca Raton, Folorida và anh sống ở đó cho đến khi anh tốt nghiệp trung học năm 2000. Sau đó anh đến sống ở Austin, Texas. Anh trai của anh, John đã làm HLV cho anh tới năm 2006. Năm 2007, Jimmy Connors trở thành HLV mới của anh.

    Năm 2001, anh bắt đầu sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp, cuối năm đó anh lọt vào top 20 của ATP, là một trong những người trẻ nhất từng lọt vô Top đó. Cũng tại Wimbledon năm đó, Andy bộc lộ tiềm năng của mình khi thắng được người vô địch một set.

    Năm 2003 là năm đột phá đối với Roddick, anh lọt vào bán kết Úc mở rộng, đối thủ của anh lúc đó là El Aynaoui, đấu thủ người Maroc. Đó là một trong những trận đấu kéo dài nhất trong lich sử giải Úc mở rộng cho đến lúc đó, hai giờ 23 phút và họ chơi trong 5 set (kỷ lục này đã bị phá vào năm 2007). Sau đó anh còn tham gia các giải đấu không quan trọng ở Pháp và ở Anh, tại Anh anh đã chiến dành chiến thắng ở cúp Queen’s Club. Từ những giải nhỏ đó đã tạo đà cho Roddick đủ tầm chơi ở Wimbledon. Lúc này danh tiếng của anh đã lan ra khỏi Mỹ.

    Năm 2003 cũng là năm anh lập một số kỷ lục ở mặt sân cứng, với một chiến thắng ở Canada- giải Masters Series đầu tiên và một chiến thắng ở Cincinnati – cũng là giải Gland Slam đầu tiên của Roddick. Tại giải Mỹ mở rộng cũng trong năm này, anh đã lội ngược dòng thành công và thắng David Nalbandian trong tứ kết. Tại trận chung kết anh cũng đánh bại được Ferrero để lên ngôi vô địch. Đến lúc này đó cũng chính là chiếc cup danh giá nhất của anh. Cuối năm đó, khi anh 21 tuổi, anh lên ngôi số một thế giới, anh là cây vợt Mỹ đầu tiên kết thúc năm ở vị trí số một thế giới kể từ lần lên ngôi của Andre Agassi năm 1999.

    Năm 2004 là một năm đáng thất vọng với Roddick, tại giải Mỹ mở rộng anh bị loại ở tứ kết bởi Johanson. Tại Olympic mùa hè năm này anh cũng bị đánh bại bởi tay vợt Chile Fernndo González ở vòng 3. Sau đó một năm, anh tham dự David Cup, và vào lọt chung kết với Tây Ban Nha, nhưng sau đó đội tuyển Mỹ của anh bị đánh bại. Trong trận đánh đơn, anh bị thất bại trước Nadal, người sau đó đã vô địch ở giải Pháp mở rộng. Kết thúc năm 2004, anh sa thải Brad Gilbert sau 18 tháng huấn luyện cho anh.

    Sau đó anh thuê Dean Goldfine làm HLV cho mình. Lúc này anh ở vị trí thứ 2 thế giớ, số một ở Mỹ. Roddick còn là một người rất dũng cảm, vì anh đã cứu một đồng nghiệp của mình là tay vợt Sjeng Schalken và một người khách khác trong một vụ cháy khách sạn năm 2004. Sau đó anh còn bảo vệ hai người bạn than trong một vụ cháy khác.

    Năm 2005 là năm tương đối thành công đối với anh, anh đã dành được 5 chức vô địch trong năm đó. Đầu tiên là ở SAP mở rộng diễn ra ở San Jose. Tháng 4 anh chiến thắng ở giải Men’s Claycourt Championship(năm 2001 và 2002 anh cũng đã dành cup ở đây). Sau đó anh còn dành chiến thắng ở Houston, Lyon….

    Năm 2006: Tại giải Úc mở rộng, anh bị đánh bại bởi Marcos Baghdatis, anh đã không thực hiện được lời hứa của mình là sẽ có nhiều thành tựu hơn nữa. Tháng 2, anh sa thải Goldfine và thuê anh trai mình làm HLV. Tại giải Cicinnati Masters, anh đã đánh bại Murray, Fernando González để lọt vào trận chung kết với Ferrero, sau đó anh đã dành ngôi vô địch.

    Đây là chức vô địch thứ tư của anh trong hệ thống ATP Master và là danh hiệu đầu tiên của năm 2006. Roddick khởi đầu giải US Open mở rộng với HLV mới Jimmy Connors, người sẽ huấn luyện anh bên cạnh anh trai John. Sau khi vượt qua một loạt cây vợt tên tuổi như: Agassi, Hewitt để tranh chức vô địch với Federer, nhưng một lần nữa anh vẫn không thể vượt qua được “Tàu ngầm vàng” để lên ngôi vô địch, đành ngậm ngùi nhận chức á quân.

    Cuối năm này, anh đứng thứ tư trong bảng xếp hạng thế giới và tham gia vào giải Tennis Master, anh gia nhập vào nhóm đỏ, với Federer, David Nalbandia và Ivan Ljubicic, anh thắng trong trận đấu với Ljubicic, nhưng thua Federer trong trận đấu sau đó. Ở giải này anh đã không đến được vào bán kết.

    Đầu năm 2007, anh dành được cúp trong giải AAMI Kooyong Classic, sau khi đánh bại số một thế giới Roger Federer trong trận chung kết. Tuy nhiên kết quả đó chẳng ảnh hưởng gì lắm đến bảng xếp hạng, vì đó là một giải không quan trọng.

    Roddick bước vào giải Australian mở rộng với tư cách là hạt giống số 6. Trong trận ra quân đầu tiên anh đã có một trận đấu thật sự vất vả trước Jo-Wilfried Tsonga của Pháp. Sau đó anh đánh bại Marat Safin, hạt giống 26. Tiếp theo là hạt giống thứ 9, Mario Ancic cũng bị đánh bại bởi Rocddick sau 5 set. Anh đã đánh bại Mardy Fish ở tứ kết, để bước vào bán kết gặp Roger Federer, nhưng một lần nữa anh lại thất bại trước “King Federer”. Federer chính là khắc tinh của anh.

    Sau thất bại ở Australia mở rộng, anh tiếp tục tham gia SAP Open, ở San Jose, California. Ở giải này anh bị loại bởi Andy Murray ở bán kết. Nhưng sau đó anh đã “phục thù” sau khi đánh bại Murray cũng trong bán kết nhưng là ở giải Regions Morgan Keegan Championships and the Cellular South in Memphis, Tennessee.

    Nhưng điều đó chẳng làm cho anh dành được chức vô địch, vì sau đó anh bị đánh bại bởi Tommmy Hass trong trận chung kết. Mặc dù không dành được cup, nhưng anh đã vượt qua Nikolay Davydenko để trở lại top 3 thế giới, kể từ tháng 03/2006.

    Tại giải đầu tiên trong hệ thống ATP Masters Serees của năm, anh chỉ dừng lại ở bán kết, đó là giải Pacific Life Open. Anh bị loại bởi Rafael Nadal.

    Sau đó anh lại đến tranh tài ở Sony Ericcson Open tại Key Biscayne, Florida. Nhưng ở trận tứ kết với Murray anh đã rút lui vì chấn thương gân kheo.

    Mặc dù bị chấn thương nhưng anh cũng giúp được đội tuyển Mỹ vào bán kết ở Davis Cup. Nhưng sau đó vì tái phát chấn thương nên anh không thể tham dự US Men’s Clay Court Championships ở Houston, Texas. Và anh cũng rất buồn khi phải rút lui khỏi Monte Carlo Masters cũng vì chấn thương.

    Giải đấu tiếp theo của anh là Internazionali d’Italia ở Rome. Ở giải này anh phải dừng lại ở vòng 3 bởi Juan Ignacio Chela.

    Sau đó anh lại rút lui khỏi giải Masters Series Hamburg mà theo trang web của anh, là anh muốn chuấn bị cho thật kỹ càng cho giải Pháp mở rộng sau đó. Ở giải Pháp mở rộng, anh được xếp vào hạt giống thứ 3, nhưng anh nhanh chóng bị loại ỏ vòng thứ 3, bởi Igor Andreev, tay vợt người Nga, sau 4 set.

    Anh đã giúp Đội tuyển Mỹ lọt qua vòng một Davis Cup để gặp đội tuyển Thụy Sĩ sau khi vượt qua Séc.
    Anh cũng có chiến thắng tiếp theo trong năm sau khi đánh bại Nicolas Mahut, để dành chiếc cúp của giải Stella Artois Championships.

    Roddick có một vài điều phiền lòng khi chiến dịch Wimbeldon bắt đầu. Anh chỉ đứng thứ 3 phía sau Roger Federer và Rafael Nadal, vì vậy kết quả tất yếu, là anh chỉ được xếp là hạt giống thứ ba ở giải này. Không may cho anh, anh lại bị loại ở tứ kết bởi Richard Gasquet của Pháp. Giấc mơ của anh không biết đến khi nào mới thành sự thật.

    Anh cũng lọt vào bán kết Indianapolis Tennis Championships, nhưng lại bị loại bởi Frank Dancevic trong hai set trắng.Nhưng anh cũng đã đòi lại vị thế của mình, sau chức vô địch ở giải Legg Mason Tennis Classic ở Washington DC, giải thứ hai trong hệ thống ATP.

    Ở giải Mỹ mở rộng sau đó, anh đã đánh bại Justin Gimelstob ở vòng một. Lọt vào tứ kết anh lại tiếp tục đụng Federer, và một lần nữa anh lại đánh bại.Tháng 9, anh lại giúp đội tuyển Mỹ đánh bại Thụy sĩ 4-1. Đội tuyển sẽ bước vào trận chung kết với đội tuyển Nga vào tháng 10 đến tháng 12 năm nay.

    Giải đấu tiếp theo mà anh phải tham dự đó là Madrid Masters nhưng anh đã không đến vì chấn thương đầu gối. Bây giờ, anh mong đợi mình sẽ được tham dự giải Pris Masters, và sau đó nữa là giải kết thúc năm Master’s Cup.

    Roddick nổi tiếng bởi những cú sạc, cú đánh thuận tay nhanh và mạnh, hiện anh đang giữ kỉ lục thế giới về tốc độ sạc banh với 246,2 km/h.

  5. #25
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Arjen Robben




    Ngày sinh:
    23/01/1984

    Nơi sinh:
    Bedum, Hà Lan

    Quốc tịch
    Hà Lan
    Tên thật:
    Arjen Robben
    Cao/nặng: 1.80m/75kg
    Vị trí: Tiền vệ tấn công/Tiền đạo (trái, trung tâm)
    CLB:
    VV Bedum > (2000) Groningen > (2002 - 2,6 triệu bảng) PSV > (2004 - 12 triệu bảng) Chelsea
    Thành tích:
    Giải vô địch Hà Lan (2003)
    Siêu cúp Hà Lan (2003)
    League Cup nước Anh (2005)
    Premier League (2005, 2006)
    Community Shield (2005)
    Cầu thủ trẻ U21 xuất sắc nhất Châu Âu (2005)
    Tốc độ rất cao, những đường chuyền tuyệt vời và khả năng dứt điểm khó tin đã khiến Robben trở thành một trong những cầu thủ chạy cánh hay nhất thế giới hiện nay

    Anh chơi bóng cho câu lạc bộ địa phương VV Bedum từ rất sớm, khả năng của anh không qua được mắt các nhà tuyển trạch Groningen và năm 2000 anh ký hợp đồng chuyên nghiệp với Groningen.

    2 năm sau, PSV đem anh về sân Phillips với hợp đồng trị giá 2,6 triệu bảng. Ở ngay mùa đầu tiên, anh đã là thành viên chính thức của PSV và được bầu chọn là cầu thủ trẻ PSV xuất sắc nhất với 12 bàn thắng ghi được cho câu lạc bộ.

    Năm 2004, anh về Chelsea với hợp đồng trị giá 12 triệu bảng - đó là cái giá trước World Cup 2002, bởi sau màn trình diễn tuyệt vời của anh ở Châu Á thì Chelsea đừng hòng đem Robben về với mức giá đó. Nhưng vấn đề lớn nhất của Robben là chấn thương đã khiến anh không thể hiện được nhiều trong màu áo của Chelsea.

  6. #26
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    David Beckham




    Ngày sinh:
    02/01/1975

    Nơi sinh:
    Leytonstone, Anh

    Quốc tịch
    Anh
    Tên thật:
    David Robert Joseph Beckham OBE
    Cao/nặng: 1.80m/74kg
    Vị trí: Tiền vệ (trái, trung tâm)
    CLB:
    (1992) Manchester United > (2003 - 25 triệu bảng) Real Madrid
    Thành tích:
    Champions League (1999)
    Intercontinental Cup (1999)
    Premier League (1996, 1997, 1999, 2000, 2001, 2003)
    FA Cup nước Anh (1996, 1999)
    Siêu cúp Tây Ban Nha (2003)
    Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Premier League (1997)
    David Beckham là một cầu thủ nổi tiếng ở trong lẫn ngoài sân cỏ. Khả năng tiếp thị và tạo hình ảnh công chúng đã đem lại cho anh hàng triệu bảng. Nhưng ngòai vẻ hào nhoáng xa hoa của Becks, thì anh là thật sự một cầu thủ vĩ đại với sự luyện tập chăm chỉ và lối chơi cống hiến.

    1991 anh gia nhập Manchester United với vai trò là một tập sự viên. Với niềm say mê bóng đá, chàng trai 16 tuổi đã tập luyện rất chăm chỉ và tích cực, điều đó đã góp phần làm nên một Beckham ngày nay với những pha sút phạt chính xác từ xa, những đường tạt bóng chính xác và thể lực gần như vô hạn.

    1996 đá trận đầu tiên cho tuyển Anh và 2 năm sau đó trở thành người hùng khi ghi một bàn thắng cực đẹp vào lưới Colombia, khi ấy không một cầu thủ nào trên thế giới có thể sút phạt tốt hơn tiền vệ người Anh

    Với MU, Beck đã trải qua những ngày tháng cực kỳ huy hoàng với 6 lần vô địch Primier League, 2 lần vô địch cúp FA và đăng quang Champion League năm 1999. Những ngày tháng ấy kết thúc khi xảy ra mâu thuẫn giữa Becks với HLV Alex Ferguson, anh khăn gói gia nhập "Dãy thiên hà" Real Madrid với giá 25 triệu bảng Anh.

    Giờ đây khả năng của Becks đã sút giảm bởi những chuyện xoay quanh lối sống của anh, tuy nhiên Becks vẫn là Becks với những pha chuyền bóng chính xác, những cú tạt bóng chết người và những pha sút phạt không thể chê vào đâu được

  7. #27
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    David Nabandian


    Ngày sinh:
    01/01/1982

    Nơi sinh:
    Unquillo, Córdoba, Argentina

    Quốc tịch
    Argentina

    Cá nhân
    Cao-Nặng 1,8m/79kg Tay thuận Phải
    Chơi chuyên nghiệp 2000 Nghỉ thi đấu


    Đánh đơn
    Thắng/Thua 242/124
    Danh hiệu 6
    Hạng cao nhất 3(20/03/2006)
    Thành tích Grand Slam cao nhất
    Úc mở rộng: Bán kết (2006)
    Pháp mở rộng: Bán kết (2004, 2006)
    Wimbledon: Chung kết (2002)
    Mỹ mở rộng: Bán kết(2003)

    Nalbandian bắt đầu chơi quần vợt từ rất sớm, lúc lên 5 tuổi, khi mà ông của anh làm một cái sân quần vợt ở sau nhà. Giống như các tay vợt khác, anh cũng bắt đầu thi đấu ở những giải trẻ. Năm 1998, anh vô địch US Open lứa tuổi thiếu niên, khi đánh bại Federer. Năm 1999, anh lại vô địch Us Open dành cho lứa tuổi thiếu niên nhưng mà ở nội dung đánh đôi.

    Anh bắt đầu đánh chuyên nghiệp vào năm 2000. Năm 2001, lần đầu tiên anh lọt vào Top 50. Kết thúc năm 2002, anh là số một ở Argentina và Nam Mỹ, cũng trong năm này anh đoạt hai danh hiệu ATP và là Á quân của giải Wimbledon, ở đó anh đã làm xôn xao làng quần vợt, vì đây là lần xuất hiện chính thức đầu tiên của anh ở một giải Wimbeldon. Và đây cũng là lần đầu tiên anh thi đấu chuyên nghiệp trên sân cỏ. Anh cũng vô địch giải Estoril Open ở Bồ Đào Nha và giải Basel Open ở Thụy Sĩ.

    Kể từ đó, anh có những bước tiến vững chắc trên bảng xếp hạng, và hai năm sau anh đã leo lên Top 10 bảng xếp hạng. Năm 2003, anh lọt vào bán kết US Open, và bị loịa bởi Andy Roddick sau 3 set, và một vài cuộc tranh cãi. Ở Tennis Masters Series Hamburg (Đức) được tổ chức trên sân đất nện, anh cũng lọt vào đến bán kết.Nhưng ở giải Wimbledon, Nalbandian bị loại bởi Tim Henman loại chỉ ở vòng 16.

    Năm 2004, anh cũng lọt vào bán kết của French Open, nhưng bị loại bởi nhà vô địch sau đó Gaston Gaudio. Tại giải Commonwealth Bank International, anh đã vô địch sau khi đánh bại đương kim Australia Open là Andre Agassi trong hai set. Để đi đến trận chung kết này, anh cũng đã đánh bại Andy Rocddick ở bán kết.

    Năm 2005, Naldabian vô địch trong giải đấu Tennis Masters Cup diễn ra ở Thượng Hải, là giải đấu tổng kết năm cho 8 cây vợt nam mạnh nhất thế giới. Anh là người Argentina thứ hai vô địch ở giải đấu này(sau Guillermo Vilas năm 1974). Anh đánh bại cây vợt người Nga Nikolay Davydenko trong trận bán kết, và hạ số 1 thế giới Roger Federer trong trận chung kết. Anh có lên ngôi vô địch khi mà trước đó anh không dành được bất cứ một danh hiệu Gland Slam hay Masters Series nào. Anh đã có công rất lớn trong việc đưa Argentina vượt qua Úc để vào chung kết với Nga.

    Tháng 1/2006, anh đánh bại cây vợt người Pháp Fabrice Santoro ở tứ kết để lọt vào bán kết của giải Australia Open, một giải trong hệ thống Grand Slam. Nhưng ở bán kết anh bị loại ra cuộc chơi sau 4 set bởi Marcos Baghdatis, mặc dù anh đã có những khởi đầu rất thuận lợi. Tháng 5, lần thứ hai anh vô địch giải Estoril Open, trước đó chỉ có 2 người có được thành tích này (Carlos Costa năm 1992 và 1994, Thomas Muster năm 1995 và 1996).

    Một tháng sau, anh lọt vào bán kết của giải Pháp mở rộng, lần đầu tiên anh lọt vào bán kết trong hai giải Grand Slam trong một năm. Trong bán kết, anh gặp lại Roger Federer, ở trận đấu này anh có một khởi đầu rất tôt, nhưng sau đó anh phải xin bỏ cuộcvì chấn thương ở vùng thắt lưng. Tại Wimbledon năm này, anh bị loại rất sớm, tại vòng 3. Còn ở giải Mỹ mở rộng, anh bị đánh bại tại vòng hai bởi Marat Safin, cựu vô địch Grand Slam. Tại giải Thượng Hải Master Cup năm này anh chỉ lọt vào bán kết, anh bị loại bởi Roger Federer.

    Cũng trong năm này, anh tham gia vào đội tuyển Argentina tham dự David Cup, chống lại người Úc trong vòng bán kết. Anh là người có công rất lớn khi dẫn dắt đội Argentina vượt qua Úc để vào chung kết gặp Nga. Trong trận chung kết Davis Cup, anh đã xuất sắc thắng trong 2 trận đánh đơn nhưng cũng không giúp được Argentina vượt qua Nga vì các tay vợt còn lại của đất nước cực nam châu Mỹ tương đối kém cỏi. Cuối năm 2006, anh đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng PTA.

    Năm 2007, anh bị rơi ra khỏi Top 20 thế giới kể từ năm 2003. Ở giải Pháp mở rộng, anh bị loại ở vòng 4 bởi Nikolay Davydenko. Anh phải chịu rất nhiều chấn thương, ở thắt lưng, ở lưng và ở chân. Và ở giải Úc mở rộng, anh cũng bị loại ở vòng 4 bởi Tommy Hass. Sau đó anh sa thải HLV của mình. Thêm một kết quả tồi tệ nữa đến với anh, tại giải Mỹ mở rộng, anh cũng bị loại ở vòng 3 bởi David Ferrer trong 5 set.

    2007 tưởng chừng đã là một năm vô vị với Nalbandian khi anh chìm nghỉm trong những chuyến du đấu và không lọt vào bán kết ở một giải ATP nào. Với thành tích làng nhàng như thế, Nalbandian đã tụt từ vị trí thứ 8 thế giới (hồi đầu năm) xuống thứ 25 và dĩ nhiên không được xếp hạng hạt giống khi tham dự Madrid Masters. Song bất ngờ đã xảy ra.
    Sau Berdych (vòng 2), Nadal (tứ kết), đến lượt Djokovic là nạn nhân tiếp theo của tay vợt người Argentina này.

    Trong set thứ nhất của trận bán kết hôm qua, Nalbandian chỉ một lần giành break (bỏ lỡ 2) và dẫn trước 3-1 trước khi kết thúc set đấu với tỷ số 6-4 sau 45 phút. Set thứ hai diễn ra cân bằng hơn và kết thúc với chiến thắng 7-4 của Nalbandian ở loạt tie-break. Sau thất bại này, Djokovic phải thắng thắn thừa nhận đối thủ thắng là xứng đáng nhờ sự tự tin rất lớn trong khi anh lại thua bởi những sai lầm đáng tiếc.

    Như vậy là sau gần một năm rưỡi trắng tay kể từ khi lên ngôi vô địch ở Estoril mở rộng hồi tháng 5/2006, Nalbandian mới lặp được thành tích tượng tự, thậm chí còn vinh dự hơn vì đây là giải đấu có uy tín hơn hẳn. Đã đánh bại hai tay vợt số hai và số ba thế giới, Nalban đang đầy hy vọng lặp lại thành tích ấn tượng của Djokovic ở giải Montreal Masters diễn ra hai tháng trước: đánh bại ba tay vợt dẫn đầu làng banh nỉ nam thế giới để đăng quang ngôi vô địch. Và điều đó đã thành sự thật, khi anh đánh bại Federer trong trận chung kết để lên ngôi vô địch. Phải nói đây giống như một kỳ tích.
    Sau chiến thắng này, anh leo lên vị trí 18 trên bảng xếp hạng.

    Sự nghiệp thi đấu của anh khá thăng trầm, khi thì anh chơi như là người đang đứng trên đỉnh thế giới, lúc anh lại thi đấu như một vận động viên mới vào nghề. Anh có thể chơi tốt trên nhiều loại sân, đất nện cũng như cỏ. Sức mạnh của anh được thể hiện ở những cú đánh sau khi bóng nảy lên, nó vừa mạnh, vừa chính xác một cách không tin được. Những cú đánh của anh có kỹ thuật rất hoàn hảo và chắc chắn khi ở hai bên cánh, thường thì tốc độ, tính quyết đoán.. là những yếu tố quyết định trong những lần phòng thủ ở cánh. Anh ghi dấu ấn của mình, với những cú đánh trái tay bằng cả hai tay dọc biên.

  8. #28
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    1
    Xavi




    Ngày sinh:25/01/1980

    Nơi sinh:Terrassa, Tây Ban Nha

    Quốc tịchTây Ban Nha


    Tên thật:
    Xavier Hernandez Creus
    Cao / nặng: 1.75m/68kg

    Vị trí: Tiền vệ (trung tâm)

    CLB:
    Barcelona
    Thành tích:
    Vô địch World Cup U20 (1999)
    Champions League (2006)
    La Liga (1999, 2005, 2006)
    Siêu cúp Tây Ban Nha (2005, 2006)
    Xavi là sản phẩm của lò đào tạo Barcelona. Anh đến Nou Camp năm 11 tuổi và nhanh chóng nổi lên là một tiền vệ đầy hứa hẹn khi giúp Barcelona B thăng lên chơi ở giải hạng hai Tây Ban Nha.

    Sự tiến bộ nhanh chóng đã giúp Xavi được đôn lên đá ở đội chính Barcelona khi anh có trận đấu ra mắt đầu tiên vào ngày 11/8/1998. Xavi thực sự trở thành quân bài quan trọng trong đội hình của Louis Van Gaal đoạt chức vô địch La Liga năm 1999.

    Ở những đời HLV khác nhau như: Louis Van Gaal, Carles Rexach, Radomir Antic và hiện tại là Frank Rijkaard thì Xavi luôn là một sự lựa chọn số một cho vị trí tiền vệ trung tâm. Kể từ khi anh chơi trận đầu tiên cho tuyển Tây Ban Nha với Hà Lan vào ngày15/11/2000 thì kể từ lúc đó "những chú bò tót" không thể thiếu được chàng tiền vệ dẫn dắt lối chơi này ở khu vực giữa sân được.

    Anh luôn đặt đồng đội vào những vị trí tốt nhất có thể ghi bàn bằng sự sáng tạo trong chơi bóng cộng với những đường chuyền rất chính xác. Ngoài sự điềm tĩnh lạ thường thì khả năng đọc trấn đấu cũng như sự xuất sắc trong việc thu hồi bóng của Xavi đã mang lại cho đội bóng một sự chắn chắn cần thiết cho khu vực giữa sân.

    Mùa giải 05/06, Xavi bị chấn thương dây chằng đầu gối nghiêm trọng và đến nữa cuối mùa giải mới kịp bình phục. Chấn thương đó khiến anh không tham dự đầy đủ các trận đấu của Barca, đồng thời đặt một dấu hỏi lớn cho người hâm mộ về khả năng tham dự World Cup 2006 của anh. Tuy nhiên, HLV trưởng của Tây Ban Nha Luis Aragones đã khẳng định: "Có nhiều ý kiến cho rằng khi lựa chọn Xavi là một sự mạo hiểm rất lớn, nhưng đối với tôi thì sự mạo hiểm điên cuồng nhất chính là để anh ta ở nhà."

    Trong suốt giải đấu, Xavi đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong tuyển Tây Ban Nha khi luôn là người tung ra những đường chuyền tuyệt vời cho đồng đội. Anh chính là người chơi hay nhất trong trận đấu với Ukraine và luôn chơi tốt trong ba trận đấu còn lại trước khi bị đánh bại bởi Pháp (đội lọt tới trận chung kết).

  9. #29
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    1
    Theodoros Zagorakis



    Ngày sinh:27/10/1971

    Nơi sinh:Kavala, Hy Lạp

    Quốc tịchHy Lạp


    Tên thật: Theodoros Zagorakis
    Cao / nặng: 1.75m/73kg

    Vị trí: Tiền vệ (trung tâm)

    CLB:
    (1988) FC Kavala > (1992) PAOK > (1997 - 1.2 triệu Euro) Leicester City > (2000 - chuyển nhượng tự do) AEK Athens > (2004 - 1.4 triệu Euro) Bologna > (2005) PAOK
    Thành tích:
    Vô địch Châu Âu (2004)
    League Cup nước Anh (1998, 2000)
    Cầu thủ xuất sắc nhất Euro 2004


    Ngày 05/10/2006, đội trưởng ĐTQG Hy Lạp, Theodoros Zagorakis thông báo anh sẽ chính thức chia tay màu áo trắng - xanh sau hai loạt trận vòng loại Euro 2008 gặp Na Uy và Bosnia&Herzegovina.

    Đúng một tuần sau, dù không muốn chút nào, ước nguyện của anh vẫn được tôn trọng. Zagorakis ra đi như một huyền thoại, trong vinh quang và những giọt nước mắt tiếc nuối của hàng triệu triệu người dân "xứ sở của những câu chuyện thần thoại"...

    1. Những giọt nước mắt:
    Chẳng phải thủ phủ Athens, nhưng sự tôn vinh dành cho Zagorakis là vô cùng hoành tráng. Không thể ngờ rằng người dân Bosnia lại hiếu khách đến thế. Hàng vạn cổ động viên đội chủ nhà, những người chỉ trước đó ít phút đã chứng kiến trận thua tan nát 0-4 của Bosnia, đã tay trong tay cùng số ít ỏi khán giả Hy Lạp trên sân Olympic hô vang tên Theodoros Zagorakis.

    Còn đồng đội của Zagor, tất nhiên rồi, họ dành cho anh những lời cảm ơn chân thành và những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiền đạo Stelios Giannakopulos nghẹn ngào: "Chiến thắng này để tôn vinh một huyền thoại. Đó là Theodoros Zagorakis. Vâng, chính là anh, người đã đưa chúng tôi lên đỉnh cao châu Âu 2 năm về trước". Chưa hết, Christos Patsatzoglou cũng không giấu được xúc động: "Anh đã làm được quá nhiều cho bóng đá Hy Lạp. Tự đáy lòng mình, chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới anh".

    2. Những năm tháng không quên:
    12 năm khoác áo ĐTQG, 119 trận đấu quốc tế - một kỷ lục, tiền vệ phòng ngự Zagorakis đã trở thành một tượng đài. Ra mắt màu áo trắng - xanh năm 1994 ở trận đè bẹp đảo Faore 5-1, từ đó tới nay, có một sự thật hy hữu, Zagorakis chỉ vắng mặt duy nhất đúng 1 trận đấu của ĐTQG.

    Hầu như chưa bao giờ gặp chấn thương, cũng chẳng mấy khi mất phong độ, Zagor là tấm gương cho tinh thần tập luyện nghiêm túc, cho thái độ thi đấu chuyên nghiệp cùng một nền tảng thể lực dồi dào. Cũng trong 12 năm hết mình vì bóng đá Hy Lạp, những cống hiến lớn lao của Zagorakis đã được đền đáp.

    Anh chính là thủ quân ĐTQG giành chức vô địch Euro 2004, danh hiệu quốc tế đầu tiên và cũng là duy nhất của đất nước thần thoại tính đến thời điểm này. Cũng cần phải nói thêm, Euro 2004 chính là giải đấu tôn vinh tài năng và tầm quan trọng của vị trí tiền vệ phòng ngự.

    Vị trí của Zagorakis là quan trọng nhất trong sơ đồ chiến thuật của HLV người Đức, Otto Rehaghel. Anh xứng đáng đoạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất Euro 2004. Cũng kể từ đó, các nền bóng đá quốc gia cũng như CLB đã dần chuyển hướng sang chú trọng vai trò tiền vệ phòng ngự hơn.

    3. Những lời nói sau cùng:
    Zagorakis đã ra đi, đúng như mong muốn của anh, trong đỉnh cao danh vọng. Tiền vệ ngày 27/10 tới đây bước sang tuổi 35 đã có một quyết định khó khăn, thậm chí là khó khăn nhất trong cuộc đời mình

    Nhưng lý do anh đưa ra là hoàn toàn chính đáng: "Bạn không thể chơi bóng mãi được và cần biết thời điểm thích hợp để rút lui. Tôi đã cống hiến tất cả cho ĐTQG và đã đến lúc nên tập trung cho PAOK. Tôi đã đưa ra quyết định và sẽ không thay đổi nó. Rất nhiều cầu thủ trẻ đang chứng tỏ có thể thay thế tôi. Ơn chúa là tôi đã giữ được nền tảng thể lực tốt để có thể đi đến vinh quang cùng ĐTQG. Tôi thực sự mãn nguyện".

    Zagorakis là vậy! Anh vẫn luôn tỏ ra khiêm tốn như thế. Anh quyết định giã từ ĐTQG để trao cơ hội cho những tài năng trẻ. Nhưng anh vẫn chưa rút lui khỏi sân khấu bóng đá. Bởi anh cảm thấy còn mắc nợ PAOK, tình yêu và cũng là CLB giúp anh có được ngày hôm nay.

    Không còn thấy Zagorakis tung hoành trên sân cỏ, nhưng chắc chắn tên anh vẫn còn được nhớ mãi như người đội trưởng huyền thoại của bóng đá Hy Lạp.


    Theo DEC

  10. #30
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Edwin van der Sar




    Ngày sinh:29/10/1970

    Nơi sinh:Voorhout, Hà Lan

    Quốc tịchHà Lan


    Tên thật: Edwin van der Sar
    Cao / nặng: 1.97m/84kg

    Vị trí: Thủ môn

    CLB:
    (1990) Ajax > (1999) Juventus > (2001 - 5 triệu bảng) Fulham > (2005) Manchester United
    Thành tích:
    Cúp UEFA (1992)
    Champions League (1995)
    Intercontinental Cup (1995)
    Siêu cúp Châu Âu (1995)
    Giải vô địch Hà Lan (1990, 1994, 1995, 1996, 1998)
    Siêu cúp Hà Lan (1993, 1994, 1995, 1998)
    Cúp quốc gia Hà Lan (1993, 1998, 1999)
    League Cup nước Anh (2006)
    Thủ môn Hà Lan hay nhất (1994, 1995, 1996, 1997)
    Suy cho cùng, Van der Sar xứng đáng có được sự tôn trọng ấy, sau những gì anh đã thể hiện suốt chiều dài 15 năm sự nghiệp đầy vẻ vang. Hiếm có thủ môn nào gặt hái vinh quang sớm như Van der Sar. Trưởng thành từ lò đào tạo trẻ Ajax nổi tiếng, anh đã cùng các bạn cùng lứa Kluivert, Overmars, anh em nhà De Boer, Davids, Seedorf làm mưa làm gió tại Hà Lan (4 chức VĐ), chinh phục đỉnh cao châu Âu (cúp UEFA 1992) và Champions League (1995).

    Với Đội bóng màu da cam, hình ảnh Van der Sar đã trở thành bất hủ không chỉ nhờ vào thâm niên, mà còn là những pha cứu nguy xuất thần cùng những cú phát bóng như đặt cho các tiền đạo lập công. Điển hình là khoảnh khắc anh “phất” đường chuyền vượt tuyến cho Bergkamp hạ gục ĐT Argentina tại France ’98.

    Một chút lan man về quá khứ chỉ để khẳng định một lần nữa tầm cỡ của Van der Sar, khi người đời có kẻ đã vội gạch tên anh khỏi nhóm những thủ môn xuất sắc nhất châu lục.

    Trước khi khoác áo CLB thành London, người Hà Lan “bay” (theo nghĩa đen) khổng lồ (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) cũng trải qua 2 năm tương đối hạnh phúc tại Italia, với Juventus lừng danh. Tuy nhiên, khi BLĐ sân Delle Alpi quyết định mua Buffon bằng một khoản tiền kỷ lục, Van der Sar hiểu rằng anh phải ra đi.

    Đó là tháng 8/2001, Van der Sar đã chuyển sang Fulham, một đội bóng “bậc trung” tại Premiership cùng bản hợp đồng 5 triệu bảng. Khi Van der Sar giải thích rằng anh muốn kiếm tìm thách thức trong môi trường mới, thì phần lớn chỉ coi đó là lời nguỵ biện cho sự xuống giá ghê gớm của một thủ môn đã hết thời.

    Nhưng Van der Sar chưa hết thời. Qua 4 mùa giải thăng trầm với CLB phía tây thành London, chàng sếu cao 1m98 này đã chứng tỏ anh là nhân tố quan trọng bậc nhất trên hành trình duy trì sự sống của Fulham giữa Premiership đầy rẫy những CLB lắm tiền nhiều của.

    Có thể nhận thấy, chẳng phải các bàn thắng của Boa Morte, Radzinski hay Andy Cole (dù chúng rất quan trọng), mà chính những cú bay người đầy cảm giác của Van der Sar mới là nguyên nhân then chốt giúp Fulham tránh khỏi thảm hoạ rớt hạng mấy mùa giải vừa qua.

    Dư luận thậm chí còn nghi hoặc, chẳng hiểu HLV của MU là Alex Ferguson kỳ vọng gì ở một thủ thành đã sắp sang tuổi 36 (sinh 29/10/1970). Câu trả lời có ngay sau 2 tháng. Ferguson có thể tính nhầm trong các thương vụ Bosnich, Taibi, Barthez, Caroll hay Howard, song với Van der Sar thì ông đã có được một người đáng tin cậy trong khung gỗ.

    Ngoài một tài năng đã được thừa nhận ở châu Âu, sự lão luyện và ý chí quyết thắng ẩn trong vẻ mỏng manh, trầm tĩnh của Van der Sar đang dần chinh phục những CĐV khó tính nhất, những người vẫn đau đáu nhớ về chiếc bóng khổng lồ mà huyền thoại Peter Schmeichel đã phủ xuống Old Traffort.


    Theo Báo Bóng Đ

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •