Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 1 của 19 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 184
  1. #1

    ASIAD 16 - GuangZhou 2010

    Sự kiện thể thao đáng chú ý nhất trong năm của TT Việt Nam


    Thời gian: từ ngày 12/11/2010 đến hết 27/11/2010
    Số đoàn tham dự: 45
    Sân chính: Guangdong Olympic Sports Centre
    Số môn thi đấu: 42 môn, trong đó có 28 môn Olympic


    *Linh Vật:
    Linh vật của Asian Games lần thứ 16 là 5 chú dê
    Trong đó chú dê Le Yangyang là Leader

    5 chú dê này có liên quan đến 1 truyền thuyết về thành phố Quảng Châu này và là biểu tưởng nổi tiếng nhất của thành phố phát triển vào loại bậc nhất phía Nam Trung Quốc này

    *1 vài logo các sự kiện khác liên quan:

    Văn Hóa


    Môi trường


    Tình nguyện viên​
    -Đây là kỳ Á vận hội lần thứ 16 trong lịch sử (kỳ đầu tiên là năm 1951 sau đó là trình tự 4 năm 1 lần vào các năm tổ chức World Cup), và là thứ 7 với thể thao Việt Nam (lần đầu tiên là vào năm 1982 tại New Delhi, 1986 ko dự, 1990 - 2006 dự đầy đủ)
    *Với riêng Trung Quốc, đây mới là lần thứ 2 đất nước này tổ chức 1 kỳ Asiad (lần đầu vào năm 1990 ở Bắc Kinh)
    Thái Lan là nước từng tổ chức nhiều kỳ Asiad nhất với 4 lần, đều tại Bangkok

    -Đây là kỳ Asiad có số lượng môn thi đấu, nội dung thi đấu, VĐV tham dự đông nhất trong lịch sử
    +42 môn thi đấu (chưa kể phân môn), nhiều hơn Doha 2006 ba môn
    4 môn mới là Cricket, Dancesport, Dragon Boat và Roller sport
    Không có Thể hình như ở Doha 2006
    1 phân môn mới là Cờ vây

    +476 nội dung thi đấu, gấp rưỡi Olympic 2008 (302 nội dung) và hơn Doha 2006 trên 50 nội dung.

    +Hơn 10.000 VĐV dự kiến sẽ đến Quảng Châu tháng 11 này. So với Doha 2006 là hơn 9500 VĐV.

    *Đoàn TTVN cũng đến với Asian Games 2010 với số lượng đông đảo nhất từ xưa đến nay, hơn 450 thành viên trong đó có hơn 320 VĐV, hơn rất nhiều so với kỳ ở Doha (247 VĐV)
    Dự tranh ở 27/42 môn thi đấu (một con số cũng khá ấn tượng) gồm: Bi-a, Karatedo, Cầu mây, Taekwondo, Cử tạ, Wushu, Bắn súng, Bắn cung, Điền kinh, Cầu lông, Quyền anh, Canoeing/Kayak, Rowing, Khiêu vũ thể thao, Bóng đá, Đấu kiếm, Thể dục dụng cụ, Judo, Bóng ném, Bóng bàn, Quần vợt, Bóng chuyền (bãi biển, trong nhà), Vật, Thể thao dưới nước (Bơi, Nhảy cầu, Bơi nghệ thuật, Bóng nước), Xe đạp (địa hình, trong nhà) và Golf.

    Nhưng đáng nói là chỉ tiêu của đoàn TTVN ở Quảng Châu lại thấp hơn ở Doha ?
    Chỉ tiêu đặt ra là 4-6HCV, lọt top 15-20
    Trong khi chỉ tiêu ở Doha 2006 là 5-7HCV (và ko hoàn thành)

    TTVN đang dần chứng tỏ vị thế "đại gia" ở SEA Games, nhưng ra khỏi "ao làng" thì vẫn còn kém Malaysia hay Singapore (Thái thì ko tính làm gì)

    -Asiad luôn chứng kiến sự thống trị của các đoàn thể thao khu vực Đông Bắc Á
    Nhật Bản là nước nhất toàn đoàn bảng tổng sắp HC từ kỳ đầu đến kỳ thứ 8 (ở Bangkok 1978), tới kỳ thứ 9 (năm 1982 ở New Delhi) Trung Quốc vượt mặt Nhật để giành ngôi nhất toàn đoàn và giữ mãi cho đến nay, càng lúc càng ... vô đối
    Thống kê bảng tổng sắp HC cũng cho thấy từ kỳ 1978 ở Bangkok đến nay, 3 vị trí nhất nhì ba toàn đoàn đều thuộc về các nước khu vực Đông Bắc Á, mà cụ thể ở đây là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
    Và có lẽ điều đó cũng không thay đổi ở kỳ thứ 16 này.

    -Đây dự kiến là kỳ Asiad cuối cùng OCA cho "thoải mái, tự nhiên" về vấn đề số môn thi đấu và số lượng nội dung , từ kỳ thứ 17 (ở Incheon, 2014) những môn quá thiếu quen thuộc với chương trinh thi đấu của Olympic sẽ bị loại bỏ.

    ===

    Trong thời gian tới em sẽ giới thiệu lần lượt 42 môn thi đấu của Asian Games 2010, điểm qua chút về lịch sử Asian Games và lịch sử tham dự của đoàn TTVN, điểm qua vài gương mặt đáng chú ý sẽ có khả năng giành thứ hạng cao của Việt Nam.

    Kỳ Asian Games này em cũng sẽ làm giống như SEA Games hay Olympic 2008

    Các topic dự kiến:
    -Bảng tổng sắp HC qua các ngày: giống hồi Olympic, cập nhật từng bộ HC và cuối ngày sẽ là bảng tổng sắp
    -Olympic nhóm 1: Điền Kinh, Thể thao dưới nước (trừ bóng nước), Thể Dục Dụng Cụ
    -Các môn đối kháng: Boxing, Fencing, Judo, Karatedo, Teakwondo, Wushu và Vật
    -Các môn đồng đội (trừ bóng đá): Bóng nước, Bóng rổ, bóng chày, Bowling, Cricket, Bóng ném, Hockey, Rugby, Kabaddi, Cầu Mây, Bóng Mềm, Bóng Bàn và Bóng Chuyền
    *Tennis, Soft Tennis (giống tennis nhưng chơi bóng cao su mềm) và Squash (mọi người chắc biết trò này, đánh bóng đập vào tường, coi phim Hàn Quốc rất hay thấy) - topic tennis đã có sẵn
    *Cầu Lông: Topic cầu lông đã có sẵn
    -Topic này: các môn còn lại: Bắn Cung, Bi-A, Canoeing, Cờ (cờ vua, cờ vây, cờ tướng), Đua xe đạp, DanceSport, Đua thuyền rồng, Đua Ngựa, Golf, Modern pentathlon (trò 5 môn phối hợp), Roller Sports, Rowing, Sailling, Bắn Súng, 3 môn phối hợp và Cử Tạ

    Như vậy vị chi là 7 topic )

  2. #2
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Một sự trở lại đầy ngoạn mục ;




    -Olympic nhóm 1: Điền Kinh, Thể thao dưới nước (trừ bóng nước), Thể Dục Dụng Cụ
    Vẫn như mọi kỳ Mình quan tâm nhất nhóm này

  3. #3
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Em khoái mấy môn đối kháng hơn =p~ Nhất là Teakwondo =p~ Hy vọng Teakwondo Việt Nam sẽ dành được vài cái huy chương vàng :

  4. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Vote cho Hàn Quốc vô địch môn bóng đá Nam Ko biết Park Ji Sung có được tham dự ko nhỉ, Việt Nam bao giờ mới đăng cai tổ chức nhỉ )
    Bóng đá VN ko tham dự nhỉ, chả thấy báo đài nói gì, bị loại từ vòng gửi xe rồi sao ý :">
    ))

  5. #5
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Đoàn TTVN cũng đến với Asian Games 2010 với số lượng đông đảo nhất từ xưa đến nay, hơn 450 thành viên trong đó có hơn 320 VĐV, hơn rất nhiều so với kỳ ở Doha (247 VĐV)
    Dự tranh ở 27/42 môn thi đấu (một con số cũng khá ấn tượng) gồm: Bi-a, Karatedo, Cầu mây, Taekwondo, Cử tạ, Wushu, Bắn súng, Bắn cung, Điền kinh, Cầu lông, Quyền anh, Canoeing/Kayak, Rowing, Khiêu vũ thể thao, Bóng đá, Đấu kiếm, Thể dục dụng cụ, Judo, Bóng ném, Bóng bàn, Quần vợt, Bóng chuyền (bãi biển, trong nhà), Vật, Thể thao dưới nước (Bơi, Nhảy cầu, Bơi nghệ thuật, Bóng nước), Xe đạp (địa hình, trong nhà) và Golf.
    Hình như là có môn bóng đá mà sao cũng chả nge nói gì về tuyển Việt Nam tham gia Aían Games này nhỉ @-)

  6. #6
    Silver member
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    1
    Việt Nam ko cần dự vòng loại cũng được dự VCK )

    U23 Việt Nam thuộc top 16 châu Á nên được dự thẳng:

    16 đội đó là: China, Qatar, Iraq, Iran, Korea Republic, Thailand, Uzbekistan, Korea DPR, Bahrain, Kuwait, Japan, Hong Kong, Syria, India, Vietnam, Oman

    35 đội tuyển U23 trên toàn châu Á đăng ký dự Asian Games
    16 đội trên đi thắng
    19 đội còn lại phải dự vòng sơ loại vào đầu tháng 11
    => chọn ra 8 đội nữa

    Vòng bảng (bắt đầu từ 14/11) gồm 24 đội, chia làm 6 bảng, 6 nhất bảng + 2 nhì bảng có thành tích tốt nhất => Tứ kết

    Bên nữ thì ĐTQG sẽ tham dự, chỉ có 12 đội nên ko có vòng loại

    @7: Park Ji-Sung hết tuổi dự Asian Games rồi bác à
    Mấy ĐH TT thế này thì bóng đá nam toàn U23 thôi, ko phải ĐTQG đâu

  7. #7
    Silver member
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    1
    À giờ mới để ý tận tháng 11, cứ tưởng tháng 8 )
    hèn nào thấy báo chí cứ im re )
    Lập Topic sớm quá )

  8. #8
    Silver member
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    1
    Tính ra cũng ko sớm đâu, còn hơn 100 ngày thôi

    Asian Games kỳ này tới 42 môn (thực ra là 56 môn), cứ 2 ngày 1 môn thì vừa khít rồi

    ===

    __--Lịch Sử Asian Games--__
    Lịch sử khai sinh: "Thuỷ tổ" của Asian Games là một đại hội có từ tận năm 1913, lúc đó 3 nước Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Philippines họp nhau lại và quyết định có 1 đại hội thể thao khu vực Đông Á dành riêng cho mình (thực ra là có vài nước khác gần 3 nước này nữa nhưng chỉ có 3 nước này được quyền đăng cai tổ chức)
    Năm 1913 chính lần đầu tiên đại hội thể thao này được tổ chức (tại Philippines) và sau đó cứ 2 năm một lần (như SEA Games ngày nay), 3 nước trên cứ luân phiên nhau tổ chức
    Năm 1929 đến lượt Nhật Bản tổ chức nhưng do lý do an ninh, họ dời sang năm 1930, sau đó thì từ 2 năm 1 lần, 3 nước này đổi lại thành 4 năm 1 lần
    Đến năm 1938, lại trở về Nhật tổ chức, nhưng do lý do chiến tranh (Nhật lúc đó ai cũng biết như thế nào) nên huỷ bỏ vô thời hạn đại hội này
    Đến đầu năm 1949, gần 4 năm sau chiến tranh TG thứ 2, đại diện các quốc gia châu Á họp lại tại lâu đài Patiala, thủ đô New Delhi, Ấn Độ để ký bản hiến chương khai sinh ra Asian Games, đại hội thể thao châu Á, mà chúng ta vẫn gọi ngắn lại là Asiad.

    New Delhi trở thành thành phố đầu tiên tổ chức Asian Games vào năm 1950 (sau đó vì 1 số lý do mà chuyển sang đầu năm 1951).

    Lần thứ I - New Delhi (Ấn Độ) 1951




    Linh vật: Không có
    Thời gian: Từ 04/03/1951 đến hết 11/03/1951
    Số đoàn tham dự/ Số lượng VĐV: 11/489
    Số môn thi đấu/ Số lượng nội dung: 6/57
    Asiad chính thức có tên trên bản đồ thể thao Thế giới bắt đầu từ năm 1951
    Thời kỳ đó rất nhiều nước châu Á vẫn còn rất kém phát triển hoặc là thuộc địa của phương Tây nên chỉ có 11 nước đăng ký tham gia tranh tài
    Số môn cũng rất ít ỏi là 6 môn gồm: Thể thao dưới nước (Bơi và Nhảy cầu), Điền Kinh, Bóng Đá, Đua Xe đạp, Bóng Rổ và Cử Tạ. Đây là những môn cơ bản nhất trong chương trình thi đấu của Olympic lúc đó (Olympic Mùa hè 1948 có 17 môn thi đấu)
    Đáng chú ý trong số 11 đoàn tham dự thì có tới 5 đoàn khu vực Đông Nam Á: Philippines, Myanmar, Singapore, Indonesia và Thái Lan.

    2 con tem hồi đó ở Ấn Độ để chào mừng sự kiện này



    ======

    Lần thứ II - Manila (Philippines) 1954




    Linh vật: Không có
    Thời gian: Từ 01/05/1954 đến hết 09/05/1954
    Số đoàn tham dự/ Số lượng VĐV: 19/970
    Số môn thi đấu/ Số lượng nội dung: 8/76
    Lần thứ 2 được tổ chức, Asian Games đến với Manila, thủ đô Philippines, đất nước có vai trò quan trọng trong việc khai sinh nên Asiad.

    Kỳ này nhiều hơn kỳ trước tới 8 đoàn , đặc biệt là có cả Việt Nam, nhưng đây là Nam Việt Nam nên ko được tính là 1 lần tham dự Asiad của TTVN , và thực tế là Nam VN cũng ko có HC nào khi dự Asiad 2.
    Ngoài Nam VN, Đông Nam Á còn có sự góp mặt của Campuchia, nâng tổng số đoàn khu vực này lên con số 6, rất ấn tượng, đặc biệt khi chủ nhà Philippines còn giành ngôi nhì toàn đoàn

    Trung Quốc và Hàn Quốc , 2 đại gia thể thao châu Á sau này cũng xuất hiện lần đầu tiên tại Asian Games ở đây.

    Tuy có thêm 3 môn mới so với Asiad 1 (Bắn Súng, Boxing và Vật), nhưng Asiad 2 lại ko có môn Đua xe đạp.

    2 con tem nhân sự kiện này


  9. #9
    Silver member
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    1
    Lần thứ III - Tokyo (Nhật Bản) 1958




    Linh vật: Không có
    Thời gian: Từ 24/05/1958 đến hết 01/06/1958
    Số đoàn tham dự/ Số lượng VĐV: 16/1820
    Số môn thi đấu/ Số lượng nội dung: 13/97
    So với Asiad 2, Asiad có nhiều môn thi đấu hơn nhiều, nhiều nội dung hơn, nhiều VĐV hơn nhưng lại ít đoàn tham gia hơn, dù vậy khu vực ĐNA vẫn có tới 7 đoàn tham dự (phong trào thể thao phát triển sớm thế mà đến giờ vẫn bị coi là "vùng trũng"), Malaysia thay cho North Borneo (thực tế 2 nước này là 1, North Borneo là tên của Malaysia thời kỳ còn là thuộc địa của Anh).
    Đây cũng là kỳ Asiad đầu tiên mà có chương trình rướt đuốc, khởi đầu là các địa điểm tổ chức Asiad 2 ở Manila.

    Do được tổ chức ở Nhật Bản nên đoàn chủ nhà tỏ ra quá imba, số HCV mà họ giành được nhiều hơn tổng số HCV các đoàn còn lại có được.
    Đoàn Nam Việt Nam có 2HCV ở kỳ Asiad này
    Đội tuyển bóng đá Nam vào tới Tứ kết và bị loại bởi Hàn Quốc, đội sau đó vô địch.

    Những con tem được làm nhân sự kiện này




    =======

    Lần thứ IV - Jakarta (Indonesia) 1962




    Linh vật: Không có
    Thời gian: Từ 24/08/1962 đến hết 04/09/1962
    Số đoàn tham dự/ Số lượng VĐV: 12/1460
    Số môn thi đấu/ Số lượng nội dung: 13/88
    Đúng 4 năm sau, thủ đô của Indonesia trở thành chủ nhà của Asian Games.
    So với kỳ thứ 3 được tổ chức ở Tokyo, kỳ này giảm về cả số đoàn tham gia, số lượng VĐV cũng như số nội dung thi đấu. Đặc biệt là thiếu luôn một môn khá quan trọng là môn nhảy cầu. Cầu lông lần đầu tiên xuất hiện ở Asiad

    Tuy chỉ có 12 nước tham dự nhưng số lượng đoàn Đông Nam Á vẫn rất áp đảo, 6/12
    So với kỳ Asiad 3 thì ít hơn do Nam Việt Nam ko tham dự. Israel bị trục xuất khỏi liên đoàn thể thao châu Á (OCA) và tất nhiên ko được quyền tham dự. Ngoài Israel, Indonesia còn từ chối cấp thị thực cho đoàn Đài Loan, bất kỳ sự phản đối của CHND Trung Hoa và kết quả TQ cũng rút luôn.
    Nhật Bản tiếp tục thể hiện sự vô đối của mình ở Asian Games khi giành số HCV nhiều hơn tất cả các đoàn còn lại cộng lại.

    Những con tem được làm nhân sự kiện này



  10. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lần thứ V - Bangkok (Thái Lan) 1966




    Linh vật: Không có
    Thời gian: Từ 09/12/1966 đến hết 20/12/1966
    Số đoàn tham dự/ Số lượng VĐV: 16/1945
    Số môn thi đấu/ Số lượng nội dung: 14/143
    Nam Việt Nam trở lại với Asiad, nâng tổng số đoàn ĐNA dự giải lên con số 7 trở lại, Trung Quốc (lúc đó Đài Loan là chủ yếu) và Israel cũng trở lại.
    Đây là kỳ Asiad đầu tiên mà Bangkok xin đăng cai tổ chức, và họ làm rất tốt.

    So với kỳ trước thì kỳ này đông VĐV tham gia hơn, nhiều môn thi đấu hơn và tất nhiên cũng nhiều nội dung thi đấu hơn.
    Đáng chú ý là bóng chuyền nữ bắt đầu xuất hiện ở kỳ Asiad này.

    Nhật Bản vẫn tỏ ra quá mạnh và một lần nữa số HCV của đoàn này nhiều hơn tổng số HCV các đoàn khác cộng lại
    Đoàn Nam Việt Nam cũng có được 1HCB và 2HCĐ, xếp 14/16 đoàn.

    Những con tem được làm nhân sự kiện này




    =======

    Lần thứ VI - Bangkok (Thái Lan) 1970




    Linh vật: Không có
    Thời gian: Từ 24/08/1970 đến hết 04/09/1970
    Số đoàn tham dự/ Số lượng VĐV: 18/2400
    Số môn thi đấu/ Số lượng nội dung: 13/135
    Lần thứ 2 liên tiếp Bangkok trở thành điểm đến của Đại hội thể thao Châu Á.
    Tất nhiên ko phải do Bangkok giành được quyền đăng cai (vì châu Á đâu thiếu thành phố tốt hơn Bangkok thời điểm đó), lý do bất khả kháng là Seoul (Hàn Quốc), thành phố dành được quyền đăng cai Asiad 6 bất ngờ rút lui trước 1 năm do vấn đề an ninh (với Bắc Triều Tiên), Bangkok thay thế do các nước khác ko đủ thời gian chuẩn bị còn Thái thì đã có kinh nghiệm và điều kiện vật chất.

    So với Asiad 5 thì kỳ 6 có nhiều đoàn tham gia hơn, đáng chú ý là có sự trở lại của đoàn Campuchia, giúp quân số ở khu vực Đông Nam Á tăng lên đến 8 nước, gần 1 nửa số quốc gia tham dự.

    Tuy đông đoàn tham gia hơn, nhiều VĐV hơn nhưng Asiad 6 lại ít nội dung thi đấu hơn Asiad 5. Sailing (đua thuyền buồm) lần đầu tiên xuất hiện ở Asiad

    Lần thứ 4 liên tiếp đoàn Nhật Bản có số HCV nhiều hơn tổng HCV các đoàn khác cộng lại )), và họ vẫn giữ ngôi bá chủ thể thao châu Á.

    Số tem được sản xuất kỳ 1970 này ít hơn so với kỳ 1966, một phần do Thái Lan cũng bị động trong việc có quyền đăng cai đại hội này



Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •