Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 1 của 30 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 293
  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Thể Công Viettel - Mãi mãi là 1 tượng đài

    Đây là đội bóng giàu truyền thống nhất của Bóng đá Việt Nam, một thời làm mưa làm gió ở giải VĐQG, tuy giờ Thể Công không còn như xưa nhưng hội cổ động viên của họ thì thuộc hàng chất lượng và đông đảo nhất VN b-)

    Lịch sử CLB
    Thể Công được thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1954. Trận đấu đầu tiên diễn ra vào ngày 25 tháng 10, diễn ra ở sân Hàng Đẫy, Hà Nội.

    Sân vận động
    Sân vận động được sử dụng lâu nhất đó là sân Cột Cờ với hơn 40 năm. Sau đó, những năm 2000, Thể Công lần lượt dùng sân Hàng Đẫy và bây giờ là Mỹ Đình làm sân nhà.

    Thành tích

    * Vô địch quốc gia: 5

    1981-1982, 1982-1983, 1987, 1990 và 1998

    * Cúp bóng đá Việt Nam: chưa

    2 lần vào chung kết: 1992 và 2004

    * Siêu cúp bóng đá Việt Nam: 1

    1999

    * Dunhill Cup: chưa

    Hạng ba 1998

    * Vô địch môn bóng đá thuộc Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc: 1

    2002

    * U21: 2

    1997 và 1998

    * U18: 2

    1998 và 2002; vào chung kết: 1997

    * U15: chưa

    Vào chung kết: 2002

    * Giải hạng A miền Bắc: 13

    1956, 1958, 1968, 1969, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976, 1977, 1978 và 1979

    * Cúp bóng đá quân đội ASEAN: 1

    2004; vào chung kết: 1999

    +++

    Sân vận động cột cờ:
    Sân vận động Cột Cờ là một sân vận động nhỏ ở Hà Nội, Việt Nam. Nó có sức chứa khoảng 6.000 người và nằm trong Trung tâm Thể dục Thể thao Quân Đội. Đây là sân vận động gắn liền với lịch sử 50 năm của câu lạc bộ nổi tiếng và thành công nhất Việt Nam - Thể Công.

    Vào thập niên 1940, người Pháp xây dựng sân vận động Manzin. Và do sân Manzin nằm cạnh Cột cờ Hà Nội nên được gọi là sân vận động Cột Cờ.

    Sau khi Việt Minh tiếp quản Hà Nội từ Thực dân Pháp, đội Thể Công mới thành lập đã lấy sân Cột Cờ là sân nhà.

    Năm 2004, Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định không sử dụng sân Cột Cờ cho các hoạt động thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, giao quyền quản lý cho các đơn vị quân đội khác. Còn đội Thể Công tập luyện tại sân Bạch Mai và lấy sân Hàng Đẫy làm sân nhà.

    ++++

    Sân vận động quốc gia Mỹ Đình - Sân nhà của Thể Công hiện nay

    Sân vận động Mỹ Đình là sân vận động quốc gia ở Hà Nội, Việt Nam. Nó có sức chứa khoảng 40.000 chỗ ngồi và là trung tâm của Liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam. Sân vận động Mỹ Đình chính thức hoạt động ngày 2 tháng 9 năm 2003 với trận đấu giữa đội U23 Việt Nam với câu lạc bộ Thần Hoa Thượng Hải (Shanghai Shenhua) (Trung Quốc). Đây là sân vận động chính tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 với lễ khai mạc, lễ bế mạc, các trận thi đấu bóng đá nam và các cuộc tranh tài trong môn điền kinh.

    Nằm tại đường Lê Đức Thọ quận Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía tây nam, sân vận động Mỹ Đình là sân vận động lớn thứ nhì Việt Nam (sau sân vận động Cần Thơ, có thể chứa 50.000 người). Chi phí xây dựng sân vận động Mỹ Đình là 52.983 triệu đôla Mỹ với đơn vị trúng thầu là Tập đoàn HISG (Trung Quốc). Tuy nhiên sau khi hoàn thành, nhiều sai phạm lớn đã bị phát hiện [1].

    Bên cạnh sân vận động chính còn có hai sân tập bóng đá.

    Năm 2007, sân vận động quốc gia Mỹ Đình là một trong những sân vận động tham gia tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2007 với 5 trận vòng bảng, 1 trận tứ kết và 1 trận bán kết.

    +++

    Hiện nay Thể Công đang thi đấu không tồi chút nào ở Giải VĐQG Petro Vietnam Gas V_League 2008 với vị trí thứ 3 hiện tại với 19 điểm, và nếu tiếp tục thi đấu tốt thì ko lý do gì cuối mùa Thể Công ko nằm trong top 5, một sự trở lại như mơ của 1 thế lực <

  2. #2
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    nói đến thể công Viettel sao lại có thể bỏ quên đội tuyển hải phòng chứ.dù sao hải phòng và thể công cũng là anh em kết nghĩa mà


    Bóng đá Hải Phòng: Những chặng đường oai hùng


    Là thành phố Cảng, người Hải Phòng luôn đón nhận những cái mới. So với quần vợt thì bóng đá có mặt ở Hải Phòng chậm hơn, nhưng nhanh chóng chiếm lĩnh tâm hồn người đất Cảng. Các đội bóng thi nhau ra đời, trong đội hình là người Việt, người Hoa, người u và Phi. Bóng đá đất Cảng vươn mình khỏi không gian hẹp khi mở đường xuyên Việt vào thi đấu phương Nam đầu những năm 1930.

    Cuộc cạnh tranh bóng đá giữa người Việt, người Hoa với người Tây đã cho ra đời Hội túc cầu giáo Hải Phòng năm 1951-1952 và ra đời đội bóng Voi Vàng Miền Biển nổi tiếng cả Đông Dương. Voi Vàng Miền Biển không chỉ là niềm tự hào của người Hải Phòng, mà chính là bước khởi đầu một truyền thống tốt đẹp cho bóng đá Hải Phòng sau này.

    Năm 1955, Hải Phòng giải phóng. Nhiều công trình thể thao - văn hoá được xây dựng mới. Nhiều sân bóng đá thời Pháp thuộc được tu sửa như Máy Tơ, bãi Sông Lấp, Máy Đèn, sân nổi tiếng Bô-nan...tạo điều kiện cho phong trào bóng đá phát triển. 10 năm sau giải phóng, Hải Phòng có 495 đội bóng đá chân đất, chân giầy. Gọi chân đất, chân giầy là sự phân biệt đẳng cấp của các đội.

    Trước các trận đấu bóng lớn, đội bóng chân đất bao giờ cũng phải đá trước để dọn sân cho đội bóng chân giầy. Và trong thời điểm này, xuất hiện hàng loạt các đội bóng chân giày tên tuổi, hùng mạnh trên sân cỏ nước nhà mang mầu xanh áo thợ là Cảng Hải Phòng, Sông Cấm, Xi măng Hải Phòng, Công an Hải Phòng, Điện lực Hải Phòng... Trận đấu còn đọng mãi với người Hải Phòng là trận thắng đậm của đội Hải Phòng trước đội Trần Hưng Đạo (Hà Nội) 13-0 vào chiều 30-9-1956. Trong đội hình Hải Phòng ngày ấy là những tên tuổi lớn, có công đóng góp xây dựng bóng đá Hải Phòng sau này là Nhân, Mùi pố, Túc gù, Truy, Viễn...

    Phát huy truyền thống Voi Vàng Miền Biển, 5 đội bóng tiêu biểu Cảng, Điện, Xi măng, Sông Cấm và Công an đã mang về thành phố nhiều chiến công và thành tích vang dội. Cầu thủ của các đội bóng này đưa bóng đá Hải Phòng sáng bừng như phượng vĩ với những tên tuổi được phong hàm quái kiệt và thiết lập lối chơi đặc trưng riêng Hải Phòng để trở thành trường phái "bóng đá cá sấu".

    Thế nhưng, một thời hoàng kim của bóng đá Hải Phòng đã qua đi. Hàng loạt các tên tuổi lớn như Cảng, Điện, Xi măng... giải thể vào đầu những năm 1990.

    Trải qua bao năm tháng thăng trầm, bao khó khăn trong cuộc sống đời thường, các đội bóng lẫy lừng danh tiếng của Hải Phòng giải tán, bóng đá đỉnh cao Hải Phòng còn mỗi một đội CAHP. CAHP từng vô địch miền Bắc, từng đoạt cúp Quốc gia, từng dự cúp C2 châu Á và 2 lần xuống hạng trong vòng 8 năm. Khi bóng đá nước nhà dần chuyển mình bóng đá chuyên nghiệp (năm 2000), nhận thấy không còn phù hợp với bóng đá chuyên nghiệp, Công an thành phố quyết định chuyển giao đội bóng về Sở TDTT Hải Phòng năm 2002. Trong sự quản lý của Sở TDTT và mang tên mới Thép Việt ac - Hải Phòng. Đến tháng 8/2004, thành phố quyết định chuyển giao đội bóng cho doanh nghiệp Vạn Hoa.

    Trong tay doanh nghiệp, Hải Phòng đang có bước chuyển mình, chủ động từ nguồn kinh phí cho đến nguồn nhân lực. Về đơn vị mới quản lý, Hải Phòng đang khát khao tìm một chỗ trên bục danh dự của V-League 2005, nhưng điều đó quả thực khó. Hy vọng đội sẽ phát huy tốt truyền thống Voi Vàng Miền Biển, cháy hết mình để tránh cảnh liêu xiêu như những mùa trước.


    Sân nhà: SVĐ Lạch Tray, số 7 phố Lạch Tray - TP Hải Phòng

    Đơn vị chủ quản: Sở TDTT Hải Phòng

    Sức chứa: 22.000 khán giả

    Điều kiện sân: Mặt cỏ tốt do mới được tu sửa phục vụ SEA Games 22, có dàn đèn thi đấu ban đêm.

    Sân Lạch Tray nổi tiếng về sự cuồng nhiệt của khán giả, từng tổ chức rất thành công các trận đấu bóng đá nữ tại SEA Games 22.

    Thành tích: Đoạt Cúp quốc gia 1995.
    sắp tới sẽ là vô địch V-League

  3. #3
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thể Công

    Thể Công (còn gọi là câu lạc bộ Quân đội) là câu lạc bộ thể thao lâu đời và giàu truyền thống nhất Việt Nam. Trong các đội thể thao, đội bóng đá là đội có thành tích tốt nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam và có nhiều người hâm mộ nhất cả nước.

    Lịch Sử
    Thể Công được thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1954. Hơn một tháng sau, ngày 25 tháng 10, đội bóng có trận đấu đầu tiên trên sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội
    Tròn 50 năm thành lập, năm 2004, câu lạc bộ xếp thứ 11/12 giải vô đihj bóng đá Việt Nam 2004 và phải xuống hạng nhất. Từ mùa giải sau, câu lạc bộ đổi tên thành Thể Công Viettel và chịu sự quản lý một phần của đơn vị này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị câu lạc bộ nên trở lại tên gọi cũ
    Ngày 1 tháng 9, Thể Công chính thức giành quyền lên V-League sau khi thắng Tây Ninh với tỷ số 5-3. Ngay sau đó, đội bóng chính thức trở lại tên gọi cũ - Thể Công.

    Sân vận động:
    Hơn 40 năm lịch sử của Thể Công gắn liền với sân vận động Cột Cờ, một sân vận động nhỏ nằm giữa Thủ đô Hà Nội, cách không xa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tòa nhà Quốc Hội. Đầu những năm 2000, Thể Công lần lượt sử dụng sân Hàng Đẫy rồi Sân Mỹ Đình làm sân nhà.

    Hiện nay dẫn dắt đội là Huấn luyện viên người Hungary Gyorgy Galhidi.

  4. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thể Công sẽ sớm trở lại với vị thế mà họ đã có trong lịch sử bóng đá Việt Nam,

  5. #5
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tho_manu
    Thể Công sẽ sớm trở lại với vị thế mà họ đã có trong lịch sử bóng đá Việt Nam,
    Mùa sau. năm sau...

    Chục năm sau
    Hay thế kỷ sau

    ||||

  6. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Nói gì mà nghe đau lòng vậy,chắc cũng mấy chục năm nữa thui,ráng chờ ...

  7. #7
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    noi that voi cac ban nhe
    qua that la` minh` ko thick bongda VN ty nao` ca
    da qua do

  8. #8
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Vưỡn chưa có dịp lên Mỹ Đình xem Thể Công đá, hum nào đó phải lên xem mới đc ^^.
    Thể Công mùa này đá không thực sự xuất sắc, nhưng với vị trí hiện tại với một đội mới lên hạng thì cũng xem như là thành công rồi.

  9. #9
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Anh Núa coi trận SL với TC kìa... he he.Vào Vinh đê .. )cẩn thận không lại toi . :x

  10. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    1
    Tớ cũng hâm mộ thể công, mai vào Vinh cổ vũ, nhưng mà chỉ lo về đến HN là đã đêm ko biết ngủ chỗ nào, nhà trọ thì ko thể về dc vì muộn quá, ông bà chủ nhà quá khó tính, mà chưa đi chúng bạn đã dọa cổ động viên ở Vinh ghê lắm, cẩn thận ko đổ máu, cũng hơi lo vì tớ là con gái

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •