Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 1 của 10 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 95
  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5

    Thanh Hóa - HLV Triệu Quang Hà sẽ thành công?

    Thành lập : 1962

    SVĐ : Thanh Hóa, sức chứa : 14.000 người.

    Chủ sở hữu : Cty cổ phần bóng đá Thanh Hóa

    Chủ tịch CLB : Ông Nguyễn Văn Đệ

    HLV : Lê Thụy Hải

    Sơ lược lịch sử CLB :

    Đội bóng đá Thanh niên Thanh Hóa (1962-1984)

    Sau khi Hội Bóng đá Việt Nam thành lập năm 1960, Sở Thể dục thể thao Thanh Hóa đã dự định thành lập một đội bóng đá của tỉnh để làm nòng cốt phát triển phong trào bóng đá trong tỉnh. Năm 1962, một đội bóng đá nghiệp dư được thành lập, lấy tên là Thanh niên Thanh Hóa, quy tụ các tài năng bóng đá được tuyển chọn từ các giải phong trào trong địa phương. Do hoàn cảnh chiến tranh, thành phần đội bóng thường xuyên biến động, tuy vậy, đội vẫn tham gia các giải giao hữu và phong trào được tổ chức tại miền Bắc Việt Nam, được đánh giá là một trong những đội bóng mạnh thời bấy giờ.
    Sau năm 1975, đội vẫn tiếp tục thi đấu trong các giải hạng A phong trào. Trong các năm 1977, 1978, 1979, do thành tích 3 mùa liên tiếp ở hạng A phong trào, đội không lọt vào số 8 đội đại diện miền Bắc để thi đấu trong Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ nhất vào năm 1980, vì vậy đội được xếp thi đấu ở giải A2 trong những năm tiếp theo.
    Năm 1984, đội bóng chính được chuyển sang làm nòng cốt cho một đội bóng bán chuyên nghiệp mang tên Công an Thanh Hóa, do Sở Công an tỉnh Thanh Hóa quản lý. Tuy nhiên, các đội tuyển trẻ vẫn do Sở Thể dục thể thao Thanh Hóa quản lý.

    Đội bóng đá Công an Thanh Hóa (1984-2000)

    Đội bóng tiếp tục thi đấu ở giải A2. Năm 1985, đội đoạt chức Vô địch hạng A2, giành quyền thăng hạng A1. Đội tiếp tục thi đấu ở Giải vô địch hạng A1 Việt Nam trong 2 năm 1986 và 1987.
    Năm 1988, Giải bóng đá A1 toàn quốc đã không được tổ chức theo yêu cầu của các đội bóng để củng cố lực lượng và chỉ tổ chức các giải khu vực và giao hữu. Giải A1 năm 1989, đội là một trong 32 đội bóng đá hàng đầu của cả nước tham gia để chọn ra 18 đội mạnh và 11 đội ở lại hạng A1 và 3 đội cuối bảng sẽ xuống hạng A2. Chính vì vậy, giải này còn được gọi là "giải tách hạng"[1]. Đội lọt được vào nhóm 18 đội mạnh, giành quyền thì đấu ở Giải các đội mạnh toàn quốc được tổ chức vào năm sau.
    Tuy nhiên, kể từ mùa giải 1990, đội liên tục thi đấu không ổn định. Trong 2 giải năm 1990, 1991, đội không vượt qua được vòng 1, phải thi đấu ở giải A1 từ năm 1992. Mùa giải 1992, đội giành được chức vô định, giành lại quyền thi đấu ở giải đội mạnh. Nhưng đến mùa giải 1993-1994, đội toàn thua, chỉ đạt được 1 điểm hòa duy nhất, lại xuống thi đấu ở giải A1. Đội tiếp tục thi đấu ở giải này đến năm 2000 thì rớt xuống hạng A2. Do thành tích yếu kém này, đội bị Sở Công an Thanh Hóa ra quyết định giải thể.
    Mặc dù thành tích không ổn định, đội vẫn được xem là một trong những đội bóng mạnh của cả nước nói chung và của ngành Công an Nhân dân Việt Nam nói riêng. Trong những năm tồn tại, đội đã có đóng góp nhiều thế hệ cầu thủ ưu tú cho đội tuyển Bộ Công an thi đấu với các đội công an của các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa.

    Đoàn bóng đá Thanh Hóa (2000-2005)

    Dù vậy, các đội tuyển trẻ của Thanh Hóa, do Sở Thể dục thể thao Thanh Hóa quản lý và đào tạo vẫn đạt các thành tích tốt, như chức Vô địch Quốc gia của đội tuyển U17 Thanh Hóa vào năm 1997. Do thành tích này, Sở Thể dục thể thao Thanh Hóa đã tái lập lại đội bóng phong trào Thanh niên Thanh Hóa trên cơ sở các đội tuyển trẻ để thi đấu trong các giải phong trào kể từ năm 1998 trở đi. Theo phân hạng của Liên đoàn bóng đá Việt Nam thì đội Thanh niên Thanh Hóa thi đấu tại Giải vô địch bóng đá hạng ba Việt Nam (thấp nhất trong hệ thống có 4 hạng). Năm 2000, đội thi đấu đứng nhất bảng A và giành quyền thăng hạng thi đấu tại Giải vô địch bóng đá hạng nhì Việt Nam. Với thành tích này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định thành lập Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa, đồng thời thành lập Đoàn bóng đá Thanh Hóa trên cơ sở đội Thanh niên Thanh Hóa. Đội được tổ chức theo mô hình một đơn vị hành chính sự nghiệp tự thu tự chi thuộc quyền quản lý của Sở Thể dục thể thao Thanh Hóa.
    Được sự vận động của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Công ty Liên doanh IBD đã quyết định tài trợ cho đội bóng. Trong mùa giải năm 2001, đội đoạt chức vô địch Giải vô địch bóng đá hạng nhì Việt Nam và giành quyền thăng hạng thi đấu trong Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam. Đội tiếp tục thi đấu tại giải này trong những năm sau đó.

    Câu lạc bộ bóng đá Halida Thanh Hóa (2005-2008)

    Theo một thỏa thuận nâng mức tài trợ giữa Công ty Liên doanh IBD và lãnh đạo đội, kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2005, đội bóng mang tên Câu lạc bộ bóng đá Halida Thanh Hóa, trở thành đội bóng cuối cùng trong số các đội hạng Nhất gắn tên thương hiệu doanh nghiệp. Ngay trong mùa bóng năm 2006, đội xếp hạng 2/14 Giải bóng đá hạng nhất và giành được quyền thăng hạng chuyên nghiệp.
    Tuy nhiên, tại mùa giải đầu tiên ở hạng chuyên nghiệp, Giải Petro Vietnam Gas V-League 2007, đội vướng vào các rắc rối do cổ động viên gây ra và bị xử thua 2 lần cùng với tổng số tiền phạt là 60 triệu đồng.[2].

    Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Công Thanh Thanh Hóa (2008-2009)

    Từ giai đoạn 2 của V-League 2008, tài trợ của đội chuyển giao cho Tập đoàn Công Thanh tiếp nhận và đội chuyển sang cái tên mới Xi măng Công Thanh Thanh Hóa[3]. Tuy nhiên, đội vẫn thi đấu kém hiệu quả khi chỉ xếp hạng 10/14. Tại mùa giải 2009, đội thi đấu sa sút. Ngày 25 tháng 6 năm 2009, nhà tài trợ Xi măng Công Thanh rút tài trợ khi chưa hết mùa giải[4].

    Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa (2009-nay)

    Sau khi Tập đoàn Công Thanh rút tài trợ, đội được đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa. Kết thúc mùa giải 2009, đội xếp 14/14, bị xuống chơi tại Giải hạng Nhất năm 2010.
    Việc thi đấu yếu kém của đội bóng đã dẫn đến việc những nhà hoạch định phát triển phong trào bóng đá của tỉnh Thanh Hóa dự tính đến một phương án khác. Sau khi, Bộ Quốc phòng ra quyết định xóa tên Thể Công vào ngày 25 tháng 9 năm 2009[5] và chuyển giao đội bóng lại cho Tổng công ty Viettel với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Viettel[6]. Tuy nhiên, Viettel cũng biểu hiện thái đội không mặn mà lắm với việc tiếp nhận này. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã quyết định tiếp nhận đội bóng Viettel để làm nòng cốt để phát triển đội bóng mới.
    Trên cơ sở này, ngày 29 tháng 9 năm 2009, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt ký Quyết định số 3339/QĐ-UBND về việc chính thức thành lập Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa, giao cho Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thanh Hóa quản lý[7]. Ngày 7 tháng 11 năm 2009, theo thỏa thuận giữa lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và công ty Viettel, đội hình chính của đội bóng được được Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tiếp nhận quản lý và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định thành lập đội bóng mới với tên gọi Đội bóng đá chuyên nghiệp Viettel-Thanh Hóa[8][9], với ý đồ dùng lực lượng của đội này để làm nòng cốt cho đội chuyên nghiệp của tỉnh. Không lâu sau, ngày 24 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa Vũ Văn Ninh ký Quyết định số 4579 /QĐ-UBND về việc đổi tên Đội bóng đá chuyên nghiệp Viettel-Thanh Hóa thành Đội bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa, và giao cho Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa quản lý và điều hành[10].
    Với phương án này, việc duy trì cả 2 đội bóng ở cả 2 giải V-League và hạng Nhất là tốn kém và không cần thiết, vì vậy, ngày 18 tháng 1 năm 2010, Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa tuyên bố giải thể đội hạng Nhất trước khi mùa giải năm 2010 bắt đầu[11]. Một số cầu thủ của đội hạng Nhất được đưa vào thì đấu cùng đội chuyên nghiệp.
    Chỉ 5 ngày sau đó, Đội bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa, thường được gọi tắt là Lam Sơn Thanh Hóa, bắt đầu thi đấu chính thức với trận gặp Câu lạc bộ SHB Đà Nẵng trong trận tranh Siêu cúp quốc gia Việt Nam 2009 ngày 23 tháng 1 năm 2010 và và chơi tại giải bóng đá chuyên nghiệp V-League mùa bóng 2010 bằng suất thi đấu đã được chuyển giao từ Thể Công mà không phải bắt đầu từ giải hạng ba.
    Cuối mùa giải V-league 2010, để tránh khỏi quy định bắt buộc về mô hình chuyên nghiệp của VFF, Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa đã chính thức chuyển đổi từ chủ sở hữu là Sở VH-TT-DL Thanh Hóa sang mô hình Công ty cổ phần. Và từ đầu mùa giải V-league 2011, Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Bóng đá Thanh Hóa đã đăng ký tên chính thức của đội là Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.

    Nguồn :

    Mã:
    _http://vi.wikipedia.org/wiki/Lam_S%C6%A1n_Thanh_H%C3%B3a

  2. #2
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Giàu như Lam Sơn Thanh Hóa


    Chuyện nghèo đã là dĩ vãng đối với CLB Thanh Hóa. Sự hậu thuẫn mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh về tài chính đã giúp đội này phất lên trông thấy.
    Ở mùa giải này, khi nói đến bóng đá Thanh Hóa, người ta thường nghĩ ngay tới một đội bóng nhà nghèo nhưng đá giỏi. Thế nhưng, hiểu nội tình đội bóng thì biết rằng, chuyện nghèo đã là dĩ vãng. Sự hậu thuẫn mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh về tài chính đã giúp đội này phất lên trông thấy. Không chỉ vậy, Thanh Hóa còn là một trong số ít những đội bóng giàu về tình cảm từ phía NHM…

    Đổi đời nhờ lên chuyên

    Chuyện xảy ra cách đây 2 mùa bóng, nhưng các cầu thủ Thanh Hóa và NHM xứ Thanh vẫn nhớ như in. Khi đó, các cầu thủ liên tục bị nợ lương, thưởng và thậm chí còn không được thanh toán cả tiền mua giầy tập. Một tình cảnh bi đát và chỉ có ở những đội bóng chuyên đá phủi. Mùa này, yêu cầu buộc phải chuyên nghiệp hóa tại sân chơi V.League của VFF đã khiến CLB Thanh Hóa phải thay đổi mạnh mẽ. Sau quãng thời gian khó khăn chuyển đổi, Thanh Hóa được lãnh đạo tỉnh quan tâm và hào phóng phê duyệt khoản ngân sách lên tới 40 tỉ đồng/năm. Con số trên sẽ tăng lên đáng kể nếu tính thêm khoản đầu tư của nhà tài trợ chính VEAM MOTOR và khoảng 6 doanh nghiệp lớn nhỏ của tỉnh (không dưới 20 tỉ đồng).

    Bên cạnh đó, số tiền bán vé thu được dao động từ 300 tới 400 triệu đồng cho mỗi trận đấu cũng là nguồn ngân sách đáng kể đối với đội bóng này (Nếu tính cả 13 trận đấu trên sân nhà thì cả mùa bóng thu được gần 5 tỉ đồng). Làm một phép tính đơn giản cũng dễ thấy mùa giải này, Thanh Hóa có hơn 60 tỉ đồng để chi tiêu. Con số này không quá lớn so với mặt bằng chung của các đội bóng tại V.League nhưng nếu đem so với các đội bóng phía Bắc như Hà Nội ACB, Hòa Phát Hà Nội, Sông Lam Nghệ An và thậm chí cả Vicem Hải Phòng thì Thanh Hóa rủng rỉnh hơn rất nhiều.

    Giàu tình, giàu nghĩa

    Có được khoản ngân sách lớn, khả năng chi trả lương, thưởng cũng theo đó mà trở nên mạnh tay hơn. Các cầu thủ Thanh Hóa không còn rơi vào cảnh đợi “tiền về” như những mùa trước. Ngay cả việc di chuyển, ăn ở của các cầu thủ mỗi khi xa nhà cũng được tăng lên đáng kể. Hơn nữa, mô hình gom quyền lực về một mối thông qua HLV Lê Thụy Hải (kiêm GĐĐH) giúp HLV này trực tiếp đề bạt chế độ lương, thưởng lên lãnh đạo CLB. Vì thế, nó cũng được giải quyết nhanh hơn. Chính sự hậu thuẫn vững chắc về tài chính đã giúp tâm lý thi đấu của các cầu thủ Thanh Hóa trở nên “thông thoáng” hơn.


    HLV Lê Thụy Hải đã mang 1 làn gió mới đến cho CLB
    Cơ chế cởi mở của lãnh đạo tỉnh, cộng với tài xoay xở của tân chủ tịch Nguyễn Văn Đệ chứng minh Thanh Hóa không chỉ giàu về tiền bạc mà còn giàu về tâm huyết. Không trận đấu nào trên sân nhà, khu ghế VIP dành cho lãnh đạo tỉnh lại vắng vẻ. Không ít lần, chủ tịch Nguyễn Văn Đệ đã phải “toát mồ hôi” để lo đủ số vé mời.

    Còn với khá giả xứ Thanh thì khỏi nói. Họ cuồng nhiệt và cháy hết mình vì đội bóng. Điển hình như trận gặp V.NB (vòng 13), nếu lực lượng an ninh không tỉnh táo, nguy cơ vỡ sân rất lớn. Đến nỗi, các tòa nhà cao tầng mọc xung quanh SVĐ trở thành “khán đài VIP” dành cho những CĐV chậm chân. Không chỉ vậy, mỗi khi thi đấu xa nhà, lực lượng CĐV đi theo để cổ vũ cho thầy trò HLV Lê Thụy Hải luôn hùng hậu (không dưới 100 người). Họ được tổ chức chuyên nghiệp với dàn kèn trống và những băng rôn mang tính khích lệ. Hình ảnh các CĐV Thanh Hóa ùa xuống vây quanh HLV Lê Thụy Hải để chia sẻ sau trận thua HN.ACB (vòng 14) thật cảm động. Không phải ai cũng nhận được nhiều tình cảm từ phía CĐV nhiều như Hải “lơ”, dù ông nổi tiếng nóng tính và đôi lúc “cãi vã” với các CĐV. Thế mới biết, tình nghĩa của NHM xứ Thanh dành cho Hải “lơ” và đội bóng con cưng nhiều như thế nào.


    Thông tin thêm:

    Theo ông Trần Xuân Vui, chủ tịch Hội CĐV Thanh Hóa, số CĐV ruột hiện tại của CLB là 100 người. Tuy nhiên, ông liên tục nhận được lời năn nỉ của rất nhiều CĐV khác xin gia nhập hội. Đau đầu, nhưng ông Vui rất phấn khởi bởi chưa bao giờ số CĐV lại tăng chóng mặt đến vậy. Ông Vui cho biết, trong thời gian tới, ông sẽ đề đạt lên lãnh đạo CLB làm thẻ thêm 50 thành viên.

    Nguồn :

    Mã:
    _http://bongdaplus.vn/VLeague/Giau-nhu-CLB-Thanh-Hoa/14232.bbd

  3. #3
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0


    LSThanh Hóa đang xếp thứ 4 ở V-league :dbo::dbo::dbo::dbo::dbo::dbo:


  4. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lực lượng nòng cốt hiện nay của LS. Thanh Hóa phần lớn là của Thể Công cũ, trước đây thích Thể Công, giờ chuyển giao cho xứ Thanh rồi nên đâm ra thích Thanh Hóa luôn : Một phần là thích cá tính mạnh của HLV Lê Thụy Hải

  5. #5
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Trích dẫn Gửi bởi leo_hung
    Lực lượng nòng cốt hiện nay của LS. Thanh Hóa phần lớn là của Thể Công cũ, trước đây thích Thể Công, giờ chuyển giao cho xứ Thanh rồi nên đâm ra thích Thanh Hóa luôn : Một phần là thích cá tính mạnh của HLV Lê Thụy Hải
    Cổ động viên Thanh Hóa cũng là một ấn tượng mạnh đấy :qd: cuồng nhiệt và quậy tưng :dbo:

  6. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    ôi Thanh Hóa quê tôi :x
    36 thân yêu :">

  7. #7
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Trích dẫn Gửi bởi MU-4ever
    ôi Thanh Hóa quê tôi :x
    36 thân yêu :">
    Rau má thân yêu, mũ cối thân yêu, dép tổ ong thân yêu, nem chua thân yêu,..... )):

  8. #8
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Tập trung vào chủ đề chuyên môn đi các bạn trẻ

  9. #9
    Silver member
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    1
    cổ động viên đội Thanh Hóa chính hiệu đây. Mà làm gì gọi là LS Thanh Hóa nhỉ? Gọi là Thanh Hóa ko thôi! Gần như tuần nào cũng có mặt ở sân để theo dõi, có 1 số trận ko xem dc vì ko thể nào mua dc vé. Lượng khán giả xem đội nhà đá ở Thanh Hóa phía ngoài sân, tại các nhà cao tầng xung quanh bẳng cả sân Hàng Đẫy rồi ấy chứ!


    em mới tìm dc có tấm này thôi. Nó chưa thể hiện dc hết bốn xung quanh đâu. Còn trong sân thì chật ních rồi.

  10. #10
    Silver member
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    1
    Vị trí của Thanh Hóa ở mùa giải này phần lớn do công "điều binh, khiển tướng, bày thế trận" của HLV.Lê Thụy Hải

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •