Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 1 của 8 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 78
  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4

    CLB Bóng Đá TPHCM - Bao giờ lại được như xưa?


    Lịch sử

    Sau năm 1975, Tổng Nha Thương Cảng mang tên mới là Cảng Sài Gòn, Ban lãnh đạo Cảng trong tình hình bề bộn vẫn quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân viên. Anh Nguyễn Thành Sự, vốn là cựu cầu thủ đang làm việc tại Cảng, được giao nhiệm vụ thành lập lại đội bóng đá của Tổng Nha. Ngày 1 tháng 11 năm 1975 đội bóng đá công nhân Cảng Sài Gòn chính thức được thành lập. Do các cầu thủ đều là tuyển thủ trước năm 1975 nên đội đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong bản đồ bóng đá khu vực phía Nam và trong một thời gian dài, đội cùng Hải Quan là hai đội bóng mạnh nhất miền Nam lúc bấy giờ và là kỳ phùng địch thủ. Đến nay, với 4 chức vô địch quốc gia cùng 2 cúp quốc gia, có thể nói cùng với Thể Công, đội là một trong hai câu lạc bộ giàu truyền thống nhất Việt Nam.
    HLV trưởng đầu tiên đội CSG:
    Nguyễn Thành Sự - Sinh năm 1939
    - Trước năm 1975 đá cho đội Thương Cảng - tiền thân của đội CSG
    - Sau đó làm HLV trưởng đội Thương Cảng và kiêm HLV trưởng đội truyển bóng đá miền Nam trước năm 1975.
    - Sau giải phóng năm 1975 là HLV trưởng đầu tiên của đội CSG.
    - Năm 1981 nghỉ công tác huấn luyện.
    - Hiện nay ông đã nghỉ hưu và sinh sống tại Quận 7

    Giai đoạn 1975-1990
    Giải đấu đầu tiên mà đội chính thức tham gia là Giải Cửu Long tổ chức năm 1976. Dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Nguyễn Thành Sự, đội ngay lập tức giành ngôi á quân ở giải bóng đá đầu tiên gồm các đội bóng của các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng này. Trong những năm đầu, đội theo chiến thuật 4-2-4 với lối đá nhỏ, nhuyễn. Cảng Sài Gòn và Hải Quan là hai đội bóng mạnh nhất miền Nam lúc bấy giờ và là kỳ phùng địch thủ. Câu lạc bộ của công nhân Cảng vô địch giải A1 thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm liên tiếp 1978-1979.
    <div style="text-align: center">
    </div> Năm 1980, đội là một trong 10 đại diện cho bóng đá miền Nam được chọn tham dự Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ I - 1980 - giải bóng vô địch đá đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, do các cầu thủ chủ lực của đội đều đã dần qua thời đỉnh cao phong độ, cùng với sự vượt trội về yếu tố thể lực và ý thức chiến thuận phù hợp, công thủ toàn diện của các đội bóng của các tỉnh phía Bắc khiến Cảng Sài Gòn tuy là đương kim vô địch thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ xếp hạng 6 chung cuộc tại giải toàn quốc. Lối chơi của đội vì vậy cùng dần hiện đại hóa và chuyển sang sơ đồ 4-3-3. Cuối mùa giải năm đó, danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang nghỉ thi đấu và được cử đi học tại Cộng hòa Dân chủ Đức.Những năm sau, đội đang trong giai đoạn xây dựng lại lực lượng, mọi việc được đẩy nhanh hơn khi cựu trung vệ Phạm Huỳnh Tam Lang về nước năm 1983 và được đặt vào vị trí huấn luyện viên trưởng Cảng Sài Gòn. Mọi hoạt động của đội bóng được chấn chỉnh lại. Đến năm 1984, đội lại được bổ xung một lứa cầu thủ trẻ rất triển vọng từ trường nghiệp vụ năng khiếu và một vài đội bóng khác là các tiền đạo Đặng Trần Chỉnh, Hà Vương Ngầu Nại; các tiền vệ Nguyễn Hoàng Châu, Phạm Văn Tám, Nguyễn Thanh Tùng, các hậu vệ Võ Hoàng Tân, Hồ Văn Tam, Vương Diệu Thành. Trong năm đó đội đóng góp hai tiền đạo Phan Hữu Phát và Đặng Trần Chỉnh cho đội tuyển Việt Nam đi tham dự giải SKDA 1984.
    Với những sự bổ xung này, đội dần thay máu và trình diễn một diện mạo mới. Sang mùa giải năm 1985, lão tướng “nhạc trưởng” Dương Văn Thà vẫn có tên trong danh sách thi đấu, song chỉ được tung vào sân như lực lượng dự trữ chiến lược trong những thời điểm quyết định.Lối chơi đang từ sơ đồ chiến thuật 4-3-3, đã chuyển dần sang 1-3-4-2, 1-2-4-3 rồi 1-2-5-2.Với những chuyển biến này, huấn luyện viên Phạm Huỳnh Tam Lang đã dẫn dắt đội tới danh hiệu vô địch quốc gia đầu tiên của mình vào năm 1986.
    Mùa giải năm 1987, Cảng Sài Gòn được bổ xung lứa cầu thủ sẽ làm trụ cột cho đội trong thập niên 1990 như các tiền vệ Võ Hoàng Bửu, Lư Đình Tuấn và thủ môn Nguyễn Hồng Phẩm. Đến năm 1988, Hồng Phẩm chính thức bắt chính cho đội thay cho thủ môn kỳ cựu Lưu Kim Hoàng. Năm 1990 đến lượt Hồ Văn Lợi gia nhập đội. Tiền đạo Hà Vương Ngầu Nại cũng đoạt danh hiệu vua phá lưới Giải vô địch quốc gia năm 1989. Tuy đến, đến khi kết thúc nền bóng đá bao cấp cuối năm 1990, Cảng Sài Gòn vẫn chưa giành được thêm danh hiệu nào ngoài chức vô địch năm 1986.
    Giai đoạn 1990-2001
    Cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, khi cơ chế bao cấp bị xóa bỏ. Hàng loạt đội bóng phía Bắc hoặc bị xóa sổ hoặc không còn ánh hòa quang xưa, thì các đội bóng của Thành phố Hồ Chí Minh, với khẩu hiện "Đi trước, về trước", thoáng hơn, dám nghĩ, dám làm, đã nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có một số bước tiến nhất định so với các đội kình địch cũ. Ba đội bóng của Thành phố là Hải Quan, Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Cảng Sài Gòn trong khoảng thời gian này thay nhau giành được 5 trong tổng số 7 chức vô địch quốc gia đầu tiên của thập niên 1990.
    Các cầu thủ của Cảng trong thời kỳ này được gọi vào Đội tuyển quốc gia Việt Nam gồm thủ môn Nguyễn Hồng Phẩm, các tiền đạo Hà Vương Ngầu Nại, Lư Đình Tuấn rồi sau đó là Nguyễn Minh Phụng, Trần Quan Huy, Nguyễn Phúc Nguyên Chương, Hồ Văn Lợi, Huỳnh Hồng Sơn.
    Cảng Sài Gòn cũng bắt đầu lần đầu tiên tham gia thi đấu tại đấu trường châu lục trong giai đoạn này với các lần dự Cúp C1 châu Á vào các năm 1995-961999 cùng Cúp C2 châu Á vào các năm 19942001.
    Giai đoạn 2001-nay
    Câu lạc bộ hoạt động theo cơ chế chuyên nghiệp từ ngày 1 tháng 11 năm 2001 và đến ngày 28 tháng 08 năm 2003 chính thức thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn, là công ty chủ quản câu lạc bộ. Cũng từ đó, câu lạc bộ mang một tên mới, Câu lạc bộ Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn.
    Sau khi giải vô địch bóng đá quốc gia chuyên nghiệp V-League được thành lập, đội giành thêm được một danh hiệu quán quân vào mùa giải 2001-2002, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng chức vô địch thực ra cũng không bộc lộ về một sức mạnh đích thực, mà nó là kết quả của quá trình quá độ của nền Bóng đá Việt Nam, khi các đội bóng đùn đẩy nhau chiếc cúp, để rồi sau đó mới chứng kiến sự xuất hiện của xu thế mới: bóng đá doanh nghiệp. Điều này khiến Cảng Sài Gòn là đội hy hữu bị xuống hạng ở ngay mùa giải sau đó khi đang khoác chiếc áo của nhà đương kim vô địch. Đội chỉ phải chơi một năm ở giải Hạng nhất rồi ngay lập tức thăng hạng về thi đấu tại V-League, nhưng với cách làm bóng đá đã có phần lạc hậu của những người có thẩm quyền, thành tích của đội vẫn có phần trồi sụt từ đó đến này.
    Ngày 22 tháng 1 năm 2009, câu lạc bộ đã chính thức đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh, và nhà tài trợ chính cho đội bóng là Công ty Thép Việt Nam (VN Steel). Việc đổi tên này gây nhiều tiếc nuối và phản đối từ các cổ động viên trung thành của đội bóng do luyến tiếc với truyền thống đã gắn liền với cái tên Cảng Sài Gòn. Tuy nhiên, việc đổi tên vẫn phải diễn ra do Cảng Sài Gòn không còn kinh phí để duy trì đội bóng với cái tên cũ.
    (_http://www.tmn-csgfc.com.vn/)
    [YOUTUBE]nZbkz8g2UUA&feature=related[/YOUTUBE]
    Hội CĐV CLB Bóng Đá TPHCM


    Mã:
    http://www.bongdahcm.com/diendan/index.php
    Mã:
    http://www.bongdahcm.com/news/index.php

  2. #2
    Anh Thức copy mà không ghi nguồn gì cả

    Link sống quá chừng 8-}

  3. #3
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    THÀNH TÍCH:
    CẤP QUỐC GIA:
    1. Vô địch Quốc gia (V-League):
    - 4 lần Vô địch (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002)
    - 2 lần hạng ba (1991, 1995)
    - 3 lần hạng tư (1983, 1999-2000, 2000-2001)
    - 2 lần đạt giải phong cách (1999-2000, 2000-2001)
    2. Cúp Quốc gia (Nation Cup):
    - 2 lần vô địch (1992, 1999-2000)
    - 3 lần hạng hai (1994, 1996, 1997)
    - 1 lần đạt giải phong cách (1997)
    3. Hạng Nhất Quốc gia:
    - 1 lần vô địch (2004)
    QUỐC TẾ:
    - Vô địch bóng đá Đại hội Thể thao 3 nước Đông Dương (1990)
    - Hạng hai Cúp Liên Cảng Quốc tế lần I – 1992
    - Vô địch Cúp Liên Cảng Quốc tế lần II – 1994
    - Tham dự Cúp C2 Châu Á (1993)
    - Tham dự Cúp C1 Châu Á (1998)
    - Vô địch bóng đá tại Hội thao các cảng biển ASEAN – APA SPORT lần thứ 7-2000.
    GIẢI VÔ ĐỊCH CÁC ĐỘI MẠNH Ở MIỀN NAM:
    - 2 lần vô địch (1985, 1988)
    - 3 lần hạng hai (1986, 1989, 1990)
    GIẢI A1 TP.HỒ CHÍ MINH:
    - 4 lần vô địch (1977, 1978, 1979, 1982)
    - 3 lần hạng hai (1980, 1984, 1985)
    - 1 lần hạng ba (1983)
    - 1 lần hạng tư (1993)
    - 5 lần đạt giải phong cách TDTT XHCN (1976, 1977, 1978, 1982).
    CÁC GIẢI KHÁC:
    - Vô địch Cúp Liên đoàn Bóng đá Bình Dương (1997)
    - 2 lần vô địch Cúp Truyền hình Bình Dương (1997, 1999)
    - Vô địch Cúp An Giang (2003)
    SÂN VẬN ĐỘNG:
    Địa chỉ : 138 Đào Duy Từ. Quận 10 .TPHCM
    Sức chứa : 25000 người


    Danh sách cầu thủ hiện tại:
    1.
    Trần Khoa Điển
    2.
    Trần Ngọc Bảo
    3.Văn Tiến Phát
    5.Hà Niệm Tiến
    6.Dương Văn Tiến
    7.Nguyễn Thành Danh
    8.Trần Đình Thành
    9.Bùi Sĩ Duy
    10.Mario Antonio Romeo
    11.Đặng Ngọc Tùng
    12.Nguyễn Thanh Sang
    14.Cao Tùng A Vĩ
    15.Trương Văn Hùng
    16.Nguyễn Trọng Hoàng
    17.Nguyễn Việt Kim Long
    18.Đinh Kiên Trung
    19.Nguyễn Trọng Hiếu
    20.Nghiêm Công Thành
    21.Agnimou Baptiste John
    22.Nguyễn Văn Chính
    23.Bruno De Sousa
    25.Nguyễn Đông Vinh
    27.Nguyễn Văn Vinh
    28.Nguyễn Quang Thế
    30.Nguyễn Hồng Sinh


  4. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3


    Mấy cái hình cũ kỹ )

  5. #5
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    không biết bao giờ bóng đá thành phố HCM mới tiến bộ đây :-<

  6. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Ngày về của bóng đá TPHCM còn xa lắm, phải cải tổ từ gốc mới có thể quay lại thời kì hoàng kim của CSG trước kia [-(

  7. #7
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Nhìn cảnh ngày hôm nay mà thấy bùn cho bóng đá tphcm wa

  8. #8
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Vòng 23 giải hạng Nhất QC Cúp Tôn Hoa Sen 2010 kết thúc với bất ngờ thuộc về đội bóng thành phố Hồ Chí Minh. Đội bóng của HLV Lư Đình Tuấn bất ngờ thắng ngược Hà Nội ACB với tỷ số 2-1 với hi vọng trụ hạng thành công ở mùa giải năm nay.

    Trận đấu giữa TP.HCM và Đồng Nai. Berjaya ở lượt trận 25 sẽ có ý nghĩa quyết định sự sống còn của một trong hai đội tại giải hạng Nhất 2010.
    17h00
    Sân Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh - Hà Nội ACB: 2-1
    Ghi bàn TP.HCM: Bruno De Sousa (23) 50'; Đặng Ngọc Tùng (11) 82'.
    Ghi bàn Hà Nội ACB: Nguyễn Xuân Thành (16) 6'.
    Thẻ vàng TP.HCM: Đặng Ngọc Tùng (11) 82'; Trần Ngọc Bảo (2) 90'+3.
    Thẻ vàng Hà Nội ACB: Lê Quang Long (2) 23'; Gajic Goran (29) 30'; Alejo Noe Gelatini (10) 57'.
    Giám sát trận đấu: Phạm Văn Chương
    Giám sát trọng tài: Phạm Phú Hùng
    Trọng tài chính: Trần Trung Hiếu
    Các trợ lý: Lê Thành Phương, Ngô Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Châu
    Khán giả: 2.000 người
    (_http://www.vff.org.vn)
    Lịch thi đấu đến hết mùa giải của CLB TPHCM:
    7/8 Nghỉ
    15h30 14/8 TPHCM-
    Đồng Nai Berjaya
    15h30 21/8 TPHCM - SQC Bình Định

  9. #9
    Silver member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    118
    Trích dẫn Gửi bởi phuong_mu4ever
    không biết bao giờ bóng đá thành phố HCM mới tiến bộ đây :-<

    Trích dẫn Gửi bởi leo_hung
    Ngày về của bóng đá TPHCM còn xa lắm, phải cải tổ từ gốc mới có thể quay lại thời kì hoàng kim của CSG trước kia [-(

    Trích dẫn Gửi bởi ChuMong
    Nhìn cảnh ngày hôm nay mà thấy bùn cho bóng đá tphcm wa
    cần một nhà đầu tư một ông bầu chịu chơi mới kéo CLB lên nổi

  10. #10
    Silver member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    118
    Hy vọng một ngày không xa, CLB.TPHCM sẽ lại là CSG ngày nào

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •