Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Silver member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3

    Các loại chấn thương khớp gối trong bóng đá

    Để mở đầu phần này, gởi anh em xem bài giới thiệu chung, tổng quát khá hay, một tài liệu của FIFA :

    CHẤN THƯƠNG GỐI Ở CẦU THỦ BÓNG ĐÁ

    (lược dịch từ báo cáo của Hội Y Học TDTT của FIFA)
    Bóng đá ngày càng trở nên nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, đồng thời cùng với lịch thi đấu kéo dài suốt năm đã làm cho nguy cơ chấn thương ngày càng gia tăng. Một trong những chấn thương thường gặp nhất là chấn thương gối.

    Các nghiên cứu của FIFA cho biết: chơi xấu là một trong những nguyên nhân chính gây chấn thương ở trong môn bóng đá hiện đại, nhất là các chấn thương gối. Tổn thương dây chằng – đặc biệt là dây chằng chéo trước – sụn chêm gối và sụn khớp gối chiếm 40% - 70% các trường hợp chấn thương.

    Khớp gối là một khớp chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể, bao gồm đầu dưới xương đùi (lồi cầu) và đầu trên của xương chày(mâm chày). Hai đầu xương được bọc bởi lớp sụn khớp. Ngoài ra đệm vào giữa chúng là sụn chêm trong (ở bên trong ) và sụn chêm ngoài (ở bên ngoài).
    Hai đầu xương được giữ lại để tiếp xúc với nhau nhờ hệ thống dây chằng . Ở ngoại vi, hai bên là dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài, ở trung tâm khớp là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.

    Chấn thương gối có thể do lực từ bên ngoài tác động vào như va chạm trực tiếp với các đối thủ nhưng cũng có thể do lực gián tiếp từ bên trong như: khi cầu thủ thay đổi tốc độ đột ngột khi chạy; nhảy lên rồi té xuống; hoặc xoay người và gối đột ngột mà bàn chân bị kèm chặt dưới mặt sân (vặn - xoắn gối).

    TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG

    Dây chằng có tác dụng giữ vững khớp gối bao gồm:
    - Dây chằng chéo trước (DCCT) giữ không cho khớp gối trật ra ngoài trước.
    - Dây chằng chéo sau (DCCS) giữ không chokhớp gối trật ra ngoài sau.
    - Dây chằng bên trong (DCBT) và dây chằng bên ngoài (DCBN) giữ chặt mặt trong và mặt ngoài của gối.

    DCCT là phương tiện giữ vững gối quan trọng nhất. Tổn thương DCCT là tổn thương dây chằng thường gặp và khá nghiêm trọng có thể do lực từ bên ngoài tác động vào gối hay do lực giằng kéo từ bên trong gối. Khi hai cầu thủ va chạm nếu lực tác động từ mặt ngoài gối vào thì có thể gây tổn thương phối hợp DCCT và DCBT. Đặc biệt nếu lực va chạm quá mạnh thì DCCS có thể đứt kèm theo luôn. Tổn thương DCCT cũng có thể xảy ra do lực gián tiếp từ bên trong mà không có sự va chạm với đối thủ. Nhất là khi đang chạy rồi xoay hay dừng lại đột ngột, té ngã với bàn chân bị kèm chặt dưới mặt sân. Tổn thương DCCT sẽ làm gối mất vững chắc, lỏng lẻo, dễ bị ‘sụm’ khi chiụ sức nặng.

    Hầu hết tổn thương DCCT cần được điều trị bằng phẫu thuật nội soi, sử dụng một phần gân bánh chè để thay thế cho dây chằng bị đứt. Sau phẫu thuật VĐV cần được theo dõi tập phục hồi chức năng thật chặt chẽ từ 4 đến 6 tháng. Các cầu thủ không thể trở lại thi đấu trước 6 tháng.

    Tổn thương DCBN cũng rất nghiêm trọng, thường do lực va chạm đè vào mặt trong gối. Tổn thương này cần được phẩu thuật sớm, lúc mới rách – đứt nhằm duy trì độ vững của gối. Nếu để lâu rất khó điều trị.

    Tổn thương DCBT và DCCS thường được điều trị bảo tồn. Tuy nhiên khi có tổn thương kết hợp giữa: DCCT – DCCS; DCCT – DCBT; DCCT – DCBN làm gối mất vững chắc thì cần được điều trị phẩu thuật sớm để duy trì độ vững của gối.

    Chấn thương dây chằng càng nhiều khớp càng mất vững chắc, nguy cơ lỏng lẻo khớp mãn tính càng tăng cao nếu không được điều trị đầy đủ.


    TỔN THƯƠNG SỤN CHÊM

    Là tổn thương hay gặp nhất ở khớp gối của cầu thủ bóng đá.

    Sụn chêm là một tấm sụn rất chắc chắn có hình chử ‘C ‘ nằm lót giữa hai mặt khớp xương đùi và xương chày (xương quyển), một ở ngoài và một ở trong. Sụn chêm có tác dụng làm giảm lực chấn động ở gối và góp phần giữ vững gối

    Sụn chêm có thể bị dập – bể – rách – tróc do gối xoay vặn đột ngột quá mức hay khi gối gập duỗi quá độ hai mặt khớp xương đùi và xương chày sẽ ép bể tấm sụn chêm ở giữa. Rách sụn chêm trong thường gấp 5 lần sụn chêm ngoài.

    Khi sụn chêm bị tổn thương, VĐV sẽ có các dấu hiệu đau khi vận động gối, sưng ít hay vừa ở khe khớp gối và nhất là bị kẹt khớp.

    Có thể chẩn đoán và điều trị rách sụn chêm bằng kỹ thuật nội soi. Qua nội soi người ta cắt bỏ phần sụn chêm bị dập, rách, hay bể. Nếu sụn chêm chỉ bị tróc ra khỏi bao khớp, người ta có thể khâu lại chổ tróc qua nội soi mà không cắt bỏ nó toàn bộ như trước đây, bởi vì việc cắt bỏ toàn bộ sụn chêm sẽ làm cho khớp mau bị thoái hóa, về lâu dài sẽ dẫn đến bị hư khớp. Sau phẫu thuật VĐV cần tập phục hồi chức năng 6 – 12 tuần trước khi trở lại tập luyện thi đấu.

    TỔN THƯƠNG SỤN KHỚP

    Sụn khớp là phần sụn bao phủ đầu xương đùi và xương chày ở trong khớp.

    Sụn khớp rất trơn láng cho phép gối cử động nhẹ nhàng, đồng thời chịu được sức nặng, giảm chấn động và phân bố lại lực đè ép lên mặt khớp. Khi sụn khớp bị tổn thương thường rất khó lành.

    Tổn thương sụn khớp thường kết hợp với tổn thương dây chằng chéo trước (DCCT) và sụn chêm, chiếm 20% - 70% các trường hợp lõng lẽo gối mãn tính.

    Nguyên nhân là do lực tác động từ bên ngoài lên mặt khớp quá nhanh làm dập – bể sụn hoặc do gối xoay và chịu sức nặng lớn. Tổn thương sụn khớp sẽ rất nặng nếu sự dập – bể xuyên tới lớp xương dưới sụn, có thể dẫn đến hư khớp theo thời gian.

    Triệu chứng của tổn thương sụn khớp gần giống với tổn thương sụn chêm: đau khi cử động chịu sức nặng ở gối, sưng, kẹt khớp.

    Nếu mảnh sụn vỡ nhỏ từ 1 – 2cm2 thì có thể cắt bỏ mảnh sụn vỡ tới mép sụn lành chắc đôi khi có thể gặm cắt tới lớp xương dưới sụn. Sau phẫu thuật VĐV cần tập phục hồi chức năng cả năm trước khi trở lại luyện tập thể thao.

    PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG GỐI

    Tình trạng sức khỏe, sức mạnh cơ bắp, sức chịu đựng của khớp, kỹ thuật thi đấu và khởi động đúng ảnh hưởng rất nhiều đến chấn thương gối. Các chấn thương gối nhẹ cần phải được điều trị phục hồi chức năng thật tốt trước khi trở lại thi đấunếu không thì đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chấn thương nghiêm trọng hoặc chấn thương tái hồi.

    Nẹp bảo vệ gối không ngăn cản được chấn thương gối khi ta mang nó mà đôi khi các dụng cụ này có thể gây chấn thương cho đối thủ khi có va chạm.

    Sự tiếp xúc giữa đế giày của VĐV cũng rất quan trọng. Sự cố định giày của VĐV trên mặt sân quá dính là nguyên nhân chính gây ra những chấn thương nghiêm trọng. Do vậy việc nghiên cứu loại giày thích hợp theo mặt sân là rất cần thiết.

    Việc cân bằng giữa tập luyện - thi đấu cùng với lịch thi đấu hợp lí trong năm, không để VĐV thi đấu trong tình trạnh quá tải cũng hết sức quan trọng góp phần ngăn cản chấn thương gối.

    ( Lược dịch theo báo cáo của Hội Y Thể Thao của FIFA 10-2000)
    Người dịch: BS. PHAN VƯƠNG HUY ĐỔNG - BV.CTCH

  2. #2
    Silver member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    3
    [YOUTUBE]19NaxEZfJyU[/YOUTUBE]​

  3. #3
    Silver member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    3
    RÁCH SỤN CHÊM KHỚP GỐI


    Thường nếu không thấy gãy xương vùng gối, mọi người hay nghĩ rằng chắc chỉ chấn thương phần mềm hoặc nhiều lắm là bong gân đầu gối, mà quên rằng còn có thể bị rách (vỡ) sụn chêm, nặng hơn nữa là đứt dây chằng đầu gối. Do đó nếu có một chấn thương vùng gối, sau đó đi lại thấy đau kéo dài, dùng thuốc hoài không hết và gây khó chịu, nên chú ý khả năng bị rách sụn chêm

    I. Cấu trúc giải phẫu :

    Sụn chêm như miếng nệm lót che chở mặt sụn, nằm ở giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày, có tác dụng bảo vệ cho sụn khớp của xương đùi và xương chày. Sụn chêm đóng vai trò như một miếng đệm, làm vững gối, và giảm sóc giúp khớp gối chịu lực và cử động êm nhẹ, trơn tru trong các tư thế trượt, gập – duỗi – xoay mọi hướng.

    Mỗi gối có hai sụn chêm, sụn chêm trong (nằm bên trong) và sụn chêm ngoài (nằm phía ngoài).

    Thương tổn sụn chêm đơn thuần không làm cho gối mất vững nếu như dây chằng còn nguyên vẹn. Nhưng nó lại đưa tới thoái hoá khớp sau này, đặc biệt là trong trường hợp sụn chêm bị lấy đi.

    II. Cơ chế và triệu chứng tổn thương sụn chêm

    Khi các cử động đi quá các giới hạn thì sụn chêm dễ bị tổn thương rách, đặc biệt khi gối bị xoay, vặn xoắn, dừng thình lình…

    Rách sụn chêm cũng có thể không gây đau gối dữ dội, chỉ thấy đau tức trong gối theo một tư thế nào đó khi gối co duỗi hoặc nghiêng sang trái, phải.

    Sau một chấn thương đột ngột vùng gối (va chạm trong bóng đá, cầu lông, tennis, bóng rổ ... hoặc tai nạn xe máy), nạn nhân có thể sẽ cảm thấy đau gối, tiếng kêu lách cách trong gối, co duỗi gối bị kẹt thình lình hay có thể không cử động gối được. Đầu gối có thể sưng đau đến mức không thể duỗi thẳng chân ra được, đi lại trong tư thế chân lúc nào cũng phải co (vì duỗi ra thì rất đau), đó là dấu hiệu kẹt khớp. Có thể nghĩ đến ngay do rách sụn chêm gây kẹt khớp, vì mảnh sụn chêm bị rách đi vào giữa khớp gối gây nên cấn và kẹt đầu gối.

    III. Phân loại các thương tổn sụn chêm

    Phân loại thương tổn sụn chêm dựa vào lâm sàng, tuỳ theo đặc tính bị chấn thương hay không . Người ta có:
    - Thương tổn sụn chêm do chấn thương, nó có thể thấy ở trên gối vững hay gối không vững.
    - Thương tổn sụn chêm không do chấn thương, đó chính là các thương tổn do quá trình thoái hoá

    A. DO CHẤN THƯƠNG :

    A.1. THƯƠNG TỔN SỤN CHÊM DO CHẤN THƯƠNG TRÊN GỐI VỮNG

    Chấn thương gây nên các thương tổn của sụn chêm rất thay đổi, thông thường là do gián tiếp. Cơ chế chấn thương hay liên quan tới động tác đứng lên sau ngồi xổm, sau một vận động đột ngột, xuất hiện dấu hiệu kẹt gối biểu hiện bằng mất duỗi gối, nhưng vẫn có thể gấp được hoàn toàn, thực tế chỉ với dấu hiệu kẹt khớp này đã cho phép chẩn đoán rách sụn chêm.

    Rách sụn chêm cũng có thể sau một tai nạn liên quan tới động tác vặn gối, đặc biệt trong hoạt động thể thao. Sau những tai nạn này cần phải thăm khám có hệ thống tìm kiếm các tổn thương khác nhất là của dây chằng chéo trước.

    Thương tổn sụn chêm do chấn thương hay thấy ở trên gối vững , mảnh sụn bong không hoàn toàn (lưỡi sụn chêm), hoặc rách dọc theo chiều dài , hoặc rách theo chiều ngang, hay phức hợp.

    A.2. THƯƠNG TỔN SỤN CHÊM DO CHẤN THƯƠNG TRÊN GỐI KHÔNG VỮNG

    Thông thường là rách sụn chêm phối hợp với đứt dây chằng chéo trước, rất hiếm là đứt dây chằng chéo sau, hay dây chằng bên. Trước một thương tổn sụn chêm, quan trọng là không được bỏ sót thương tổn của dây chằng chéo trước.

    B. THƯƠNG TỔN SỤN CHÊM KHÔNG DO CHẤN THƯƠNG

    Loại này được định nghĩa là thương tổn sụn chêm xuất hiện ngoài những chấn thương mà người bệnh biết. Về mặt lý thuyết, chúng ta rất dễ bỏ qua thương tổn của sụn chêm khi không có chấn thương vào gối. Vậy mà thương tổn này rất hay gặp. Cần phải nghĩ tới nó ở những người già đau ở bên trong gối và lúc đầu rất đau. Tiến triển có tính chất chu kỳ, với giai đoạn đau nhiều, và ít kéo dài, nó tuần tự theo thời gian rồi lại xuất hiện như ban đầu.

    Thương tổn sụn chêm thường phối hợp với thương tổn của sụn khớp ở vị trí xương đùi và xương chày. Thêm vào bệnh lý của sụn khớp vì vậy đau dai dẳng kéo dài và trở nên đau nặng.

    IV. Chẩn đoán :

    Chẩn đoán thương tổn sụn chêm cần dựa vào các yếu tố lâm sàng (triệu chứng, khám gối) và các triệu chứng cận lâm sàng (XQ, IRM). Chụp cộng hưởng từ là loại khám nghiệm cho phép khẳng định bệnh lý của sụn chêm.

    V. Điều trị :

    Điều trị ngay tức thì là để bất động cho gối nghỉ, chườm đá, băng ép, gác chân cao và dùng thuốc kháng viêm không phải corticoides. Điều trị nội khoa có hiệu quả giảm đau và cho phép mổ muộn hơn hay tránh phải mổ.

    Điều trị bảo tồn thường hữu hiệu trong đa số trường hợp bị tổn thương ngoại biên sụn chêm, nơi mà mạch máu nuôi tốt, giúp quá trình lành các tổn thương sụn chêm dễ xảy ra.

    Không có lý do y học nào khuyên lấy bỏ các sụn chêm thương tổn một cách thường quy. Những tổn thương rách sụn chêm ngoại biên chỉ cần cho khớp gối bất động cũng đủ lành.

    Tuy nhiên khi điều trị bảo tồn không khỏi, trong trường hợp bệnh nhân có khả năng bị rách nặng hơn sụn chêm, ở vùng khó hồi phục, dạng quay xách… Khớp gối vẫn tiếp tục sưng, đau, kẹt khớp, giới hạn cử động và cứng khớp thì phải xem xét khả năng phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi khớp gối là phẫu thuật tốt nhất để điều trị rách (vỡ) sụn chêm, đứt (rách) các dây chằng chéo khớp gối

    Khâu sụn chêm khi mà có thể thực hiện được, đặc biệt là trong trường hợp gối vững. Can thiệp này thực hiện dưới nội soi

    Lấy bỏ sụn chêm: còn gọi là cắt bỏ sụn chêm . Can thiệp nàycũng thực hiện dưới nội soi , và cũng chỉ lấy những phần sụn chêm bị thương tổn

    Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình có thể giúp phẫu thuật cắt gọt nội soi các tổn thương sụn chêm, may lại các vết rách… Sau phẫu thuật nội soi, khớp gối thường được bất động với nẹp gối. Bệnh nhân cần tích cực tập phục hồi chức năng để lấy lại dần dần biên độ hoạt động gối, sức cơ và sự thăng bằng gối tốt.

    Mổ nội soi rách sụn chêm hồi phục có nhanh không ?

    Nếu chỉ đơn thuần rách (vỡ) sụn chêm không có đứt dây chằng đầu gối kèm theo thì hồi phục rất nhanh, khoảng 2 tuần thì có thể sinh hoạt bình thường. Sau chừng hơn một tháng thì có thể chơi thể thao lại như trước.

    Mục tiêu xa là phòng ngừa thoái hoá khớp gối. Việc trở lại hoạt động bình thường đòi hỏi phải chờ cho tới khi khớp gối hồi phục hoàn toàn.

    (tổng hợp tài liệu)

  4. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    bài viết quá hữu ích,đúng cái em cần kekeke

  5. #5
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Đọc xong bài này, mà cứ nghĩ cảnh lúc mình đang đá dính phải chấn thương như thế lại thấy ghê :-ss

  6. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Đang lúc đọc bài này của A.Nani mà gối cứ nhói nhói. E mổ nội soi cũng hơn 4 năm rồi, 2 năm mới quay lại thể thao. Vậy mà ko thể nào vận động mạnh được, lâu lâu vận động mạnh, gối kêu cái "tắc" thấy sợ.

    Chắc do gối của E chưa phục hồi lại so với bình thường, vì thấy vẫn yếu hơn gối bên kia nhiều.

  7. #7
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    đá xong giải này chắc cũng nhập viện điều trị dứt điểm gối quá

  8. #8
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Trích dẫn Gửi bởi vanhofas
    Đang lúc đọc bài này của A.Nani mà gối cứ nhói nhói. E mổ nội soi cũng hơn 4 năm rồi, 2 năm mới quay lại thể thao. Vậy mà ko thể nào vận động mạnh được, lâu lâu vận động mạnh, gối kêu cái "tắc" thấy sợ.

    Chắc do gối của E chưa phục hồi lại so với bình thường, vì thấy vẫn yếu hơn gối bên kia nhiều.

    Trích dẫn Gửi bởi htc
    đá xong giải này chắc cũng nhập viện điều trị dứt điểm gối quá
    có anh trong công ty đang điều trị gối tại sân Hoa Lư chỗ này chuyên trị chấn thương thể thao 2 người đi khám thử đi.

  9. #9
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi ThứcLQ
    có anh trong công ty đang điều trị gối tại sân Hoa Lư chỗ này chuyên trị chấn thương thể thao 2 người đi khám thử đi.
    Để bữa nào A ghé thử.

    A đi tái khám thì BS cứ kêu tập vật lý trị liệu đi, lần nào cũng vậy, nên bỏ tái khám luôn. Bữa hỏi thằng bạn học bên Ngoại chấn thương cũng vậy :v

    Mà đúng là lúc mổ xong, lười tập quá :-<

  10. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi vanhofas
    Để bữa nào A ghé thử.

    A đi tái khám thì BS cứ kêu tập vật lý trị liệu đi, lần nào cũng vậy, nên bỏ tái khám luôn. Bữa hỏi thằng bạn học bên Ngoại chấn thương cũng vậy :v

    Mà đúng là lúc mổ xong, lười tập quá :-<
    Bên cty e có 1 anh bị gối đi châm cứu ở đây và giờ chơi lại ngon rồi,còn 1 anh đang trị được 1 tuần thời gian làm việc giờ hành chính từ T2-T6

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •