Hãy G+ và Chia Sẻ Bài Viết Để Nâng Tầm Chất Nhé Các Bạn
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 27
  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    3

    Cách xử trí ban đầu khi bị lật cổ chân lúc thi đấu

    Thời gian vừa qua, có một vài anh em đội banh bị lật cổ chân khi thi đầu, gọi điện hỏi ý kiến anh. Nhận thấy đây là vấn đề khá thường gặp và cần xử trí đúng cách sớm, nên lập topic này để giải đáp thắc mắc cho anh em về loại chấn thương này, cùng cách tự xử trí ban đầu.

    BONG GÂN CỔ CHÂN ("LẬT SƠ MI" – ANKLE SPRAIN) :
    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ CÁCH XỬ TRÍ BAN ĐẦU


    Chấn thương vùng cổ chân rất hay gặp trong bóng đá nói riêng và trong thể thao nói chung (và cũng có thể gặp trong sinh hoạt bình thường hằng ngày, trượt thang lầu, ngã xe…). Thường gặp nhất là tình trạng cổ chân bị lật sang bên hay dân gian còn gọi là ”lật sơ mi”, khi đi bệnh viện thường được chẩn đoán là bong gân cổ chân : đây là tình trạng rách hoặc đứt dây chằng bao quanh khớp cổ chân (khi bị lật cổ chân, lực bẻ làm khe khớp bên đối diện bị mở căng ra, dây chằng ngay khe khớp đó sẽ bị rách)





    Khi mới bị chấn thương nếu được điều trị đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn một cách nhanh chóng, ngược lại sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như rất khó khăn để chữa dứt điểm về sau này.

    Hình ảnh chúng ta không quên vào tháng 3/2010:

    A. CÁC MỨC ĐỘ BONG GÂN CỔ CHÂN:

    BONG GÂN NHẸ (ĐỘ I): dây chằng bị kéo dãn, số lượng bó sợi bị rách <25%. Đau vừa, sưng tại chỗ, vẫn đi lại được. Thời gian lành hoàn toàn khoảng 4-6 tuần

    BONG GÂN TRUNG BÌNH (ĐỘ II): số lượng bó sợi bị rách từ 25 - 75%

    Cổ chân sưng to và đau nhiều làm đi lại khó khăn. Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da.

    Bênh vẫn phục hồi nhưng lâu hơn, khoảng 4-8 tuần (thường là cần 6 tuần nghỉ ngơi trước khi có thể hoạt động bình thường trở lại)



    BONG GÂN NẶNG (ĐỘ III): dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Cổ chân bị “lỏng lẻo ” rất rõ và đi lại hết sức khó khăn và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có thể kéo dài tới 12 tuần.

    Những tổn thương loại 3 này, dây chằng rách nặng, tuy không phải lúc nào cũng mổ, nhưng có khi phải mất đến 8-12 tháng mới hoàn toàn lành hẳn, hoạt động mạnh trở lại sớm quá có thể khiến khớp thêm tổn thương và lâu lành hơn.

    B. CHẨN ĐOÁN:

    Thông thường, một Bs chuyên khoa khớp có thể khám và xác định được ngay chấn thương gì và mức độ chấn thương. Nếu anh em thấy đau nhiều, đau dai dẳng, hoặc bị lật cổ chân tái phát nhiều lần, anh em không nên tự quyết việc điều trị mà nên đến BV có chuyên khoa Khớp (hoặc chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình)

    Để xác định chính xác mức độ đứt dây chằng, phương pháp tốt nhất, bằng chứng rõ ràng nhất là chụp MRI cổ chân (chụp Cộng hưởng từ). Tuy nhiên phương pháp này đắt tiền (2 triệu VNĐ cho cổ chân một bên) nên cần chỉ định của BS, cần thiết lắm mới làm.
    ... ... ...

  2. #2
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Sau khi hiểu rõ chấn thương này là thế nào, anh em mới hiểu và làm đúng cách điều trị. Bây giờ chúng ta vào phần chính:


    C. CÁCH XỬ LÝ BAN ĐẦU :

    1. Nguyên tắc cơ bản xử lý ban đầu các chấn thương của dây chằng là lạnh chứ ko phải nóng , anh em nên để ý điều này. Xử trí ban đầu không đúng cách sẽ dẫn đến đau và lỏng cổ chân mãn tính, rất khó điều trị.

    Dưới đây là nguyên tắc xử lý ban đầu của tổn thương dây chằng (khớp) cổ chân cũng như (khớp) đầu gối :

    Nguyên tắc R-I-C-E

    R (rest): Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ.

    I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân bằng túi nylon đựng nước đá.

    C (compression): Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.

    E (elevation): Nằm kê chân cao giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn. Chú ý không nên kê quá cao, thường khoảng 10-20cm là vừa. Cao quá sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân.


    2. Các cách điều trị không nên làm :

    - Xoa bóp dầu nóng, rượu : nóng, loét da khi băng ép + có thể làm sưng thêm

    - Kéo nắn không đúng cách: chảy máu thêm, rách thêm

    - Bó thuốc bắc: dễ bị nhiễm trùng da

    - Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành

    - Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn


    3. Các điều nên làm :

    - Ngay khi bị chấn thương, nghỉ tập ngay. Sau đó dùng túi đá lạnh chườm lên chỗ đau trong 10 phút, 3-4 lần trong ngày, băng ép cổ chân lại và gác chân lên cao.

    - Nếu thấy cổ chân sưng đau nhiều (bong gân độ II hoặc III), cần đi khám tại BV. Dùng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol (Efferalgan viên sủi là loại tác dụng nhanh) hoặc các loại thuốc kháng viêm vừa giảm đau vừa chống sưng nề (Voltaren 75mg, Mobic 7,5mg…) + một số trường hợp cần thêm thuốc giãn cơ

    - Chọc hút dịch (máu bầm) cổ chân nếu cần thiết (tại BV).

    - Sử dụng vớ chuyên dụng (giá bán hình như khoảng 250K, tại các cửa hàng TDTT) với mức độ nhẹ. Nặng hơn thì cần các loại nẹp hơi cổ chân đặc biệt hơn.

    Ví dụ một số loại nẹp hơi cổ chân : (lưu ý là vẫn mang giày bên ngoài được khi mang nẹp)








  3. #3
    Silver member
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    20
    Để phòng tránh : vị BS nào cũng nói câu đầu tiên là cần phải khởi động thật tốt, kỹ trước khi thi đấu.

    Ngoài ra, một phương pháp PHÒNG NGỪA quan trọng là TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ. Phương pháp này cũng áp dụng cho giai đoạn phục hồi sau này khi khi đã bình phục chấn thương

    D. TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU / BONG GÂN CỔ CHÂN

    Bài tập 1 : kéo dãn bằng khăn, giữ 30 – 45 giây, lập lại 10 lần, ngày 3 lần

    Bài tập 2 : đứng chống tay sát tường, kéo dãn chân, 10 lần, 3 lần ngày

    Bài tập 3 : tập mạnh cổ chân với giây thun, 10 lần, ngày 3 lần

    Bài tập 4 : tập ván thăng bằng, 5 – 10 phút, 3 lần ngày


    Hy vọng những thông tin tổng hợp tóm lược trên có ích cho anh em khi thi đấu, chẳng may gặp sự cố thì biết cách xử trí cho bản thân cũng như chăm sóc đồng đội bị chấn thương. Nhưng trên hết, vẫn mong tất cả anh em bình an, không có chấn thương nào xảy ra cả.

    - Nani VN -

  4. #4
    Silver member
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    20
    Quá tuyệt!

    A Tùng làm thêm 1 bài về dây chằng gối nữa nha. AE nhiều khi bị gối, còn chủ quan hơn là cổ chân, dẫn đến tình trạng phải đi mổ (E đã từng vậy). Bây giờ nối hoặc tái tạo dây chằng thì khá tốn kém.

  5. #5
    Silver member
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    20
    Em bị 2 lần chắc đều ở mức độ 2. Sưng tím mu bàn chân.
    Nghỉ tới dợn óc

  6. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thanks anh!

    Anh làm thêm bài đầu gối nữa đi! Em là thủ môn nên hay bị đầu gối. Ngoài ra, khi bị đau cơ thì nên bôi thuốc gì cho nhanh hết. Em hay dùng salonship, bạch hổ cao... nhưng cũng khá là lâu.

  7. #7
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Rất vui khi thấy anh em quan tâm.

    Thật ra là chỉ muốn cung cấp thông tin và hướng dẫn sơ cho anh em hiểu về một số chấn thương thường gặp khi thi đấu mà biết cách đối phó thôi, chứ anh đang lấn sân sang lãnh vực của chuyên khoa khác.... Chấn thương ở khớp gối đa dạng và rất nhiều điều đã nói hơn ở cổ chân nhiều. Tuy nhiên sẽ cố gắng

    Đang "chiêu dụ" một đứa bạn làm bên BV Chấn thương Chỉnh hình tham gia diễn đàn. Anh bạn này đã lập nick 2 lần từ năm ngoái, nhưng sau đó quên pass ! Tuy vậy tối qua có đăng nhập với nick mới, nhưng hình như không có comment nào.

  8. #8
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Anh cho đăng thêm thông tin về những va chạm ở bàn chân đi anh
    Em đi đá bọn giẫm lên chân, ko thấy sưng hay tím bầm gì nhưng lại hay thấy nhức ở phần chân, dù đã bôi thuốc nhưng vẫn ko đỡ
    Cứ mỗi lần sút bóng lại thấy nhói, cũng may vì là chân trái.

  9. #9
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Cám ơn anh Tùng nhiều nghe.
    Cổ chân em chắc bị toàn ở mức I. Có lần ở mức II.
    Em có 1 anh bạn đá ở tuyển CT. Bị nặng quá phải mổ để lấy vôi gì đó, chi phí ngót nghét tầm >10tr.
    Anh làm thêm bài về gối nhé anh. Dạo này em đang bị đau 2 gối luôn. Vừa lành gối trái lại tới gối phải. Nhưng chạy nhảy bình thường, sút chuyền ok. Nhưng cảm giác hơi sượng.

  10. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    5
    Thank a Tùng nhiều :| và hy vọng sẽ không bao giờ dính
    Em thì toàn bị trật khớp mấy ngón tay, giờ 2 ngón bên tay phải của em vẫn chưa lành hẳn, bắt banh mà ko có găng là e ớn ớn tay

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •