Kỳ 1: Thế mạnh sông nước Sài Gòn

Có khoảng 1.000 km sông, kênh, rạch có chức năng đường thủy nội địa và hàng hải, TP.HCM có một vị trí chiến lược trong phát triển du lịch đường thủy. Từ trung tâm thành phố có thể kết nối với tất cả bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc và liên kết trực tiếp với tất cả các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực. TP.HCM đặt mục tiêu đến vietnam trekking năm 2020, du lịch đường sông sẽ là sản phẩm chủ lực của thành phố.



Tiềm năng lớn
TP.HCM có khoảng 1.000 km sông, kênh, rạch, ngoài chức năng là đường thủy nội địa và hàng hải, còn có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch đường sông. Đặc biệt, cảnh quan hai bên bờ sông Sài Gòn có nhiều đoạn rất phong phú và đặc sắc, được kết nối với các làng nghề, vườn cây ăn trái ở nhiều địa phương lân cận...

Thống kê cho thấy, trong năm 2016, số lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố đạt mức 5,2 triệu lượt khách, tăng 13% so với năm 2015. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, số lượng khách quốc tế đạt 2,8 triệu lượt khách tăng 14% so với năm 2016, doanh thu đạt 53,517 tỷ tăng 12% so với cùng kỳ.
Nhiều năm qua, du lịch thành phố đã có nhiều cố gắng phát triển du lịch đường thủy. Bên cạnh đó, nhằm tăng sức hấp dẫn điểm đến, ngành Du lịch thành phố cũng chú trọng tập trung khai thác loại hình du lịch đầy tiềm năng: Du lịch đường sông.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sông Sài Gòn có độ sâu lý tưởng, rất thuận tiện cho các tàu vận tải có tải trọng lớn và tàu du khách có mớn nước (khoảng cách thẳng đứng đo từ mép dưới sống đáy tàu đến mặt nước) hơn 6m đi lại dễ dàng. Ngoài ra, sông Sài Gòn chảy qua trung tâm thành phố, chưa kể các nhánh sông hầu hết bao bọc các quận nội thành, tạo ra một bức tranh vô cùng sinh động với những cảnh sinh hoạt “trên bến dưới thuyền”, giao thương thuận lợi với các vùng miền, từ miền Đông đến miền Tây.

“Nếu so với các dòng sông đi qua các thành phố cycling holiday myanmar khác trong cả nước, có thể nói, TP.HCM có được dòng sông Sài Gòn vừa đẹp vừa có khả năng tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách của thành phố. Ngoài ra, điều khác biệt mà các thành phố khác không có được là cảng Sài Gòn dành cho tàu viễn dương du lịch đậu ngay bến Nhà Rồng, một di tích lịch sử nổi tiếng, tạo nét riêng, sang trọng. Đoạn cuối sông Sài Gòn cũng là kết thúc có hậu với rừng ngập mặn Cần Giờ, khu sinh quyển thế giới, là lá phổi của thành phố, là nơi có những di tích lịch sử và khu du lịch nổi tiếng”, ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Du Ngoạn Việt, một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tổ chức các tour du lịch đường sông, phân tích.
Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM ông Bùi Tá Hoàng Vũ cho rằng, với điều kiện tự nhiên, lợi thế có hai con sông (sông Sài Gòn và sông Đồng Nai) chảy qua, cùng hệ thống kênh rạch kết nối với các làng nghề, vườn cây ăn trái ở nhiều địa phương lân cận... tạo nên tuyến đường sông dài. TP.HCM đang dần tạo ra bức tranh du lịch hiện đại, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.



TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2020, du lịch đường sông sẽ là sản phẩm chủ lực của thành phố

Lợi thế cạnh tranh
Trong nỗ lực tạo ra sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút du khách đến với thành phố, ngành Du lịch TP. HCM xem sản phẩm du lịch đường sông là một thế mạnh, có tính cạnh tranh cao để định hướng phát triển lâu dài.
Ngoài con sông Sài Gòn có giá trị về mặt giao thông hàng hải và nguồn nước. Các dòng kênh như Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ được nạo vét, hai bên bờ được chỉnh trang; một trong những con đường đẹp nhất của thành phố là đại lộ Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Văn Linh tạo ra cảnh quan, sinh hoạt hai bên bờ sông có giá trị du lịch lớn. Đây chính là cơ sở để ngành Du lịch thành phố phát triển các tour du lịch đường thuỷ nội đô.



Thực tiễn cho thấy, từ khu vực trung tâm thành phố, các tuyến du lịch bằng đường thủy có thể tỏa đi đủ các hướng với cảnh quan sông nước phong phú tạo nên bức tranh đường sông tuyệt đẹp. Đơn cử như, tuyến Bến Nghé – Tàu Hủ sẽ đưa du khách khám phá những đặc trưng văn hóa, xã hội mang đậm dấu ấn của Sài Gòn hơn 300 năm. Điểm nhấn của tuyến là chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt, được xem là một trong những con đường đẹp, hiện đại nhất TP.HCM, du khách có thể thưởng ngoạn các điểm nổi tiếng của thành phố như bến Bạch Đằng, bến Nhà Rồng, cầu Móng, cầu Chữ Y, bến Bình Đông... và thưởng ngoạn con kênh vốn từng là nơi giao thương “trên bến dưới thuyền” của một Sài Gòn xưa.
Trong khi đó, tuyến Bạch Đằng – quận 9 – Đồng Nai,vietnam classic tours du khách có thể tìm hiểu chùa chiền, cuộc sống làng quê ven sông ít nhiều gắn với lịch sử mà nhiều người chưa biết đến. Bên cạnh đó, khách du lịch sẽ được tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành khi thuyền lướt qua các kênh rạch tự nhiên và các cù lao đẹp của Đồng Nai như cù lao Phố, cù lao Ba Xê...
Hiện nay TP.HCM đã chuyển giao mặt bằng của bến Bạch Đằng ở quận 1 cho Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) xây dựng thành cảng du lịch. Thành phố cũng đưa ra danh sách hàng loạt bến tàu, cầu tàu và nhà chờ tại quận 1, 8, 9, huyện Củ Chi, Cần Giờ... để kêu gọi đầu tư… (Còn nữa)