Gửi đơn kêu cứu nhưng hơn ba năm qua, 24 hộ dân bị cưỡng chế phá dỡ công trình đất nền giá rẻ vi phạm trật tự xây dựng đô thị, cụ thể là cất nhà không phép, tại tổ 17, KP2, P. Long Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng khi việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực này không công bằng: giàu để, nghèo đập. Tìm hiểu, chúng tôi được biết nhiều gia đình bị cưỡng chế phá dỡ nhà cửa (hầu hết là dân nhập cư) đã lần lượt bỏ nền đất - tài sản họ tích góp cả quá trình dài mới mua được, tìm chốn khác mưu sinh.


Nhìn cảnh gạch đá đổ nát, nếu không biết trước nguyên do thì ai cũng tưởng khu vực này vừa trải qua thảm họa động đất. Nghe tin có phóng viên đến, những người bám trụ tiếp tục đòi công lý đang làm thuê gần đó vội chạy về trình bày bức xúc. Cầm xấp đơn khiếu nại, anh Nguyễn Hồng Phong (SN 1968, đang ở nhờ nhà người chị tại khu phố kề bên) tường trình trong uất ức: “Sau khi bán hết tài sản ở quê và được người thân cho mượn thêm, tôi mới có đủ 250 triệu đồng mua mảnh đất này (trên 100m2) vào năm 2008.

Cố gắng làm lụng và chắt chiu dành dụm, ba năm sau tôi mới cất được căn nhà cấp bốn. Khấp khởi mừng thầm vì cứ tưởng gia đình thoát cảnh ở trọ rày đây mai đó, nào ngờ sáng 10-5-2011 UBND phường đưa phương tiện đến phá dỡ theo quyết định của Chủ tịch Tống Thanh Đa (nay giữ chức Bí thư Đảng ủy phường). Giờ nhà bị đập, tiền nợ vẫn chưa trả xong trong khi công việc không ổn định, tôi chẳng biết xoay xở thế nào”. Nhớ lại cảnh nhà cửa bị phá dỡ tan hoang, vợ chồng anh Vũ Văn Tính - chị Phạm Thị Dung không cầm được nước mắt. Cũng giống anh Phong, để có đủ tiền mua đất của công ty địa ốc alibaba cất nhà, ngoài việc tiết kiệm trong chi tiêu, anh chị cũng phải vay mượn thêm hai bên nội, ngoại. Cứ ngỡ có được nhà riêng sẽ dôi ra khoản tiền để trả, nào ngờ giờ chỗ che nắng tránh mưa cũng không còn, lại mang số nợ hàng chục triệu đồng.

Được biết nhiều gia đình sau khi bị cưỡng chế rơi vào cảnh ly tán, vì kế sinh nhai, họ đành phải gửi “núm ruột” của mình cho người thân để có thể tiếp tục học hành. Theo hồ sơ thì đất 24 hộ dân mua có nguồn gốc của gia đình bà Bùi Lệ Quyên. Năm 2008, bà Quyên dành ra 1.800m2 phân lô bán nền. Sau khi nhận chuyển nhượng, người mua cũng chưa chuyển mục đích sử dụng. Tuy nhiên, những người đủ khả năng xây nhà tại thời điểm đó thì nay vẫn bình yên vô sự, mặc dù khu đất này phường đã thông báo quy hoạch trung tâm thể thao? Theo luật định, cho dù không quy hoạch đi chăng nữa thì việc xây nhà trên đất nông nghiệp là không phù hợp, kể cả đất xây dựng nhưng chưa được cấp phép.

Mặt khác, trong quá trình xây cất, cơ quan chức năng đã lập biên bản buộc đình chỉ thi công nhưng người vi phạm vẫn không thực hiện, dẫn đến sai trái trầm trọng hơn. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của mọi người nhưng tất cả công dân đều phải tuân thủ pháp luật. Dự cảm của các chuyên gia bất động sản những ngày đầu năm 2014 dường như dần trở thành hiện thực khi dòng tiền từ Trung Quốc đang ồ ạt đổ vào các dự án bất động sản Việt Nam. Tập đoàn xi măng Hạnh Phúc (Đài Loan) mới đây đã có thông báo về việc sẽ đầu tư triển khai khu du lịch sinh thái quy mô 516ha với tổng mức đầu tư lên tới 1 tỷ USD tại đảo Hoàng Tân (TX. Quảng Yên, Quảng Ninh).

Dự án gồm các hạng mục chính như: sân golf; khu vực nghỉ dưỡng; khu khách sạn cao cấp 6 sao; trung tâm dịch vụ du lịch; trung tâm kinh doanh, giải trí; quảng trường và trung tâm thể dục thể thao; khu công viên;…Hiện tập đoàn này đang nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và sẽ triển khai sớm nhất có thể. Cũng tại Quảng Ninh, một đại gia khác là Tập đoàn Texhong (Hồng Kông) cũng vừa đổ vốn đầu tư dự án tại đây. Theo đó, Texhong đã nhận giấy chứng nhận đầu tư giai đoạn 1 dự án Khu công nghiệp Hải Hà (huyện Hải Hà, Quảng Ninh).

Quy mô dự án khoảng hơn 640ha, tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.520,12 tỷ đồng (tương đương 215 triệu USD), dự kiến sẽ tiến hành khởi công trong tháng 7/2014. Tham vọng của Texhong là muốn đổ khoảng 950 triệu USD để đầu tư toàn bộ phần đất được quy hoạch cho khu công nghiệp trong tổng thể dự án khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà, với quy mô khoảng 3.000 ha. Tuy nhiên, trung tuần tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ đồng ý về chủ trương cho Texhong đầu tư giai đoạn 1 với diện tích hơn 640ha.

Trước đó, tại Nam Định, liên danh gồm 3 nhà đầu tư: Foshan Sanshui Jialida (Trung Quốc), Luenthai (Hồng Kông) và Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) đã quyết định thực hiện Đề án thành lập khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông tại tỉnh Nam Định. Theo đề án của các nhà đầu tư Trung Quốc, đây sẽ là khu công nghiệp dệt may quy mô lớn nhất Việt Nam với quy mô khoảng 1.500ha, tổng mức đầu tư khoảng gần 400 triệu USD với lộ trình thực hiện theo hình thức cuốn chiếu. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng mạnh đặc biệt là 2 lĩnh vực bất động sản và dệt may.