Doanh nghiệp (DN) tư nhân khó tham gia, trong khi việc huy động vốn dự án đất nền giá rẻ không hiệu quả khiến nhiều dự án cải tạo, xây mới chung cư (CC) cũ của thành phố bị chậm tiến độ. Cách đây nhiều năm, lô IV và VI CC Thanh Ða (Bình Thạnh) đã được các cơ quan chức năng kết luận là hư hỏng nặng. Năm 2010, UBND thành phố đồng ý cho Công ty CP địa ốc Vườn Xanh làm chủ đầu tư dự án xây dựng cụm CC Thanh Đa với quy mô 7,73 ha (bao gồm cả 2 lô CC nêu trên). Thời điểm đó, Công ty Vườn Xanh dự kiến tổng số tiền bồi thường và bố trí tái định cư (TĐC) cho gần 4.300 hộ dân thuộc 2 lô trên khoảng 1.900 tỷ đồng.


Tuy nhiên, theo quy hoạch của phường 27, quận Bình Thạnh thì đến năm 2020, dân số quận này chỉ được phép phát triển thêm khoảng 3.300 người nữa. Do đó, các tòa CC xây mới cũng bị khống chế về chiều cao, không thể xây vượt lên 15-17 tầng được. Kết quả sau nhiều năm, Công ty Vườn Xanh vẫn không thể thống nhất được mức giá đền bù cho các hộ dân tại 2 lô trên. Trong khi đó, tình trạng xuống cấp ở 2 lô CC này ngày càng nghiêm trọng và hàng trăm hộ dân ở đây vẫn chưa biết số phận mình sẽ ra sao.

Tình trạng tương tự như trên xảy ra tại CC 727 Trần Hưng Ðạo (quận 5). Từ năm 2008, gần 600 hộ dân tại CC này đã được lệnh phải di dời khẩn cấp để cho Công ty địa ốc alibaba thực hiện phá dỡ, xây dựng mới. Tuy nhiên, 6 năm qua do thiếu vốn đầu tư, CTCI không thể thực hiện di dời và xây mới CC. Trong khi đó, hàng trăm hộ dân đã di dời trước đó, do không có chỗ ở mới đành quay trở lại nhà cũ của mình, bất chấp nguy cơ có thể cháy nổ, lún sụt, nguy hại đến tài sản và tính mạng.

Đến tháng 1/2014 vừa qua, UBND TP. HCM đã buộc phải chấp thuận cho CTCI thoái vốn tại các dự án thương mại để dồn sức vào dự án xây mới CC 727, đồng thời cho phép chủ đầu tư hợp tác với 2 DN khác là Công ty bất động sản (BĐS) Sanny, và Công ty TNHH BĐS Tam Đức để thực hiện dự án này. Theo dự kiến, dự án CC 727 sẽ khởi công vào quý I/2014 và hoàn thành vào năm 2017. Tuy nhiên hiện nay, công tác di dời vẫn chưa thực hiện xong.

Theo khảo sát, hiện nay hầu hết các CC cũ đang buộc phải giải tỏa, xây dựng lại trên địa bàn TP.HCM đều do các công ty dịch vụ công ích của quận đảm nhiệm, nhưng các đơn vị này đa số không đủ nguồn lực về tài chính nên quá trình triển khai các dự án đều bị chậm lại. Cụ thể, từ năm 2006 tới nay, TP.HCM có trên 200 dự án cải tạo, xây mới CC cũ đang thực hiện dang dở. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của trên 120.000 hộ dân.

Thay vì thực hiện đúng giấy phép xây dựng được cấp, chủ đầu tư tòa chung cư 47 Vũ Trọng Phụng (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội), đã tự ý thay đổi công năng, biến hai tầng sàn kỹ thuật với hàng nghìn mét vuông thành những căn hộ để bán thu lợi bất chính. Theo giấy phép xây dựng số 13 do Sở Xây dựng Hà Nội cấp, công trình tổ hợp nhà ở cao tầng kết hợp với dịch vụ Sakura Tower, số 47 Vũ Trọng Phụng thuộc phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân), do Cty CP Hùng Tiến - Kim Sơn làm chủ đầu tư được xây dựng 22 tầng + 2 tầng hầm + 1 tầng lửng + 2 tầng kỹ thuật (tương ứng chiều cao công trình là 91,2m).

Công trình được khởi công từ năm 2010, trong quá trình thi công, chủ đầu tư liên tục vi phạm. Theo hồ sơ vụ việc, ngày 11/3/2010, Thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân đã lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu ngừng thi công xây dựng do vi phạm về trật tự xây dựng. Tiếp đó, trong năm 2011, Thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân đã hai lần ra quyết định xử phạt hành chính chủ đầu tư với mức phạt cao nhất.

Lãnh đạo quận Thanh Xuân cho biết thêm, hiện tại chủ đầu tư này đang xin phép cơ quan chức năng TP Hà Nội được hoàn thiện thủ tục về việc thay đổi công năng của 2 sàn kỹ thuật tòa nhà thành các căn hộ để bán. “Qua kiểm tra thực tế, công trình đang sai phạm so với giấy phép được cấp. Cụ thể, công năng, thiết kế của một số tầng đã bị thay đổi. Theo hồ sơ thiết kế, tòa nhà có 2 tầng kỹ thuật thì nay tầng kỹ thuật 1 bị biến thành tầng văn phòng làm việc, còn tầng kỹ thuật 2 bị chia thành 14 căn hộ”, một vị cán bộ cho biết.