Trong đầu tư bất động sản việc chấp nhận rủi ro cao là điều không tránh khỏi, tuy nhiên đầu tư vướng vào các tranh chấp khiến bên mua phải chịu rất nhiều bất lợi thậm chí là trắng tay. Vậy có cách nào đầu tư bất động sản an toàn khi góp vốn đầu tư hay không?
Chia sẻ từ ông Phan Công Chánh – tổng giám đốc công ty CP tư vấn đầu tư Phú Vinh cho biết về tình trạng rất nhiều nhà đầu tư bị chôn vốn hoặc mất tiền hàng chục năm bởi các hợp đồng góp vốn không an toàn. Hợp đồng góp vốn thể hiện vị thế của người mua ngang hàng với chủ đầu tư tuy nhiên thực tế, quyền lợi của khách hàng rất hạn chế nhiều khi không được đảm bảo.

Xem thêm: Thông tin mới nhất về tình hình nhà chung cư giá rẻ đang chiếm ưu thế trong năm 2018

Mấu chốt của vấn đề này nằm ở hợp đồng góp vốn, thỏa thuận đầu tư không phải là hợp đồng mua bán thế nhưng sản phẩm cuối cùng mà người mua nhận được thường không hoàn chỉnh và bị phụ thuộc rất lớn vào thời thế, chính sách hay sự thay đổi pháp lý.
Nhiều loại hợp đồng góp vốn cam kết bồi thường ở mức tượng trưng thậm chí không có và hoàn vốn không tính tới trượt giá hay chi phí cơ hội. Vì thế các chuyên gia phân tích đưa ra 5 khuyến cáo giúp nhà đầu tư bảo vệ mình trước rủi ro từ hợp đồng góp vốn đầu tư này.
Khuyến cáo góp vốn đầu tư an toàn cho nhà đầu tư
– Không góp vốn với những bất động sản có pháp lý không ổn định
Trước khi đưa ra quyết định góp vốn đầu tư khách hàng cần yêu cầu hồ sơ pháp lý của dự án phải hoàn chỉnh. Người mua nên tìm hiểu và chất vấn mọi vấn đề liên quan tới sản phẩm cho nhà đầu tư nhất là các thủ tục pháp lý. Chủ đầu tư cần đảm bảo tính minh bạch trong mọi tình huống có thể xảy ra.
Thời gian hoàn thành pháp lý dự án là cơ sở quan trọng để quyết định suất đầu tư hay không. Việc liệt kê trình tự thực hiện giúp khách hàng có lộ trình chuẩn bị tài chính tốt hơn cũng như tỉnh táo cân nhắc trước quyết định đầu tư.

Không góp vốn với những bất động sản có pháp lý không ổn định
– Không nên đặt quá nhiều về lợi nhuận khủng
Nguyên tắc quan trọng trong đầu tư chính là lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Những sản phẩm giá rẻ thường có vấn đề hay ẩn số nào đó đặc biệt càng hấp dẫn thì càng nên thận trọng.
– Đọc kỹ điều khoản về bồi thường
Khác với hợp đồng mua bán, cam kết bồi thường trong hợp đồng góp vốn thường không cao chỉ ở mức hoàn vốn tượng trưng thậm chí không bồi thường. Vì thế người mua cần đọc kỹ các điều khoản bồi thường, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư giải thích cụ thể từng điều khoản. Khi thấy bất thường cần yêu cầu chỉnh sửa hợp lý hơn.
– Có kế hoạch dự phòng
Với hợp đồng góp vốn nếu đặt niềm tin hoàn toàn vào 1 kế hoạch rất dễ khiến người đầu tư thua lỗ nặng với tính toán không thành. Vì vậy khách hàng hay nhà đầu tư luôn cần có kế hoạch dự phòng, tính toán đường lui khi có sự cố xảy ra.
– Ký hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư uy tín
Khách hàng cần tìm hiểu và ký kết với chủ đầu tư có tên tuổi, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Những chủ đầu tư mới khách hàng cần tìm hiểu về lịch sử và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nên thận trọng với những đơn vị đã từng dính tới các vụ kiện cáo, bê bối, …

Nguồn: https://muachungcu.org/loi-khuyen-da...op-von-dau-tu/