Sau chuyến đi tham quan và đàm phán hợp đồng trở về từ Nhật Bản của Công Phượng và lãnh đạo đội bóng đã có nhiều ý kiến cho rằng chân sút này cùng đồng đội Tuấn Anh khó có thể... sống sót nếu như đến chơi bóng tại đất nước hoa anh đào ở thời điểm hiện tại. Sự hoài nghi ấy là không sai, nhưng...Hoài nghi không saiNếu như ví von rằng, V-League là một trường tiểu học thì J-League chắc chắn phải là một trường đại học danh tiếng và đẳng cấp.Chính bởi thế, chuyện một cầu thủ học trường làng bất ngờ được đôn thẳng lên học đại học chẳng thể không hoài nghi. Công Phượng hay Tuấn Anh chính là trường hợp như thế.Sẽ là những ngày tháng cô đơn trên đất khách, kèm với đó là một cuộc chạy đuổi theo trình độ với các đồng đội, với đối thủ rồi chưa kể nhiều vấn đề khác liên quan đến cuộc sống. Tất cả được dự đoán rất khó khăn.

Sang Nhật chơi bóng là cơ hội, nhưng cũng là thách thức lớn đối với Công Phượng, Tuấn AnhChuyện hoài nghi về sự thích ứng, rồi cả việc có thể hiện được năng lực hay không trong môi trường bóng đá quá chuyên nghiệp như thế đối với 2 cái tên xuất sắc nhất của đội bóng phố Núi.Những dấu hỏi lớn ấy hoàn toàn không sai, khi mà cả Công Phượng lẫn Tuấn Anh đều chưa có quá nhiều trải nghiệm với cuộc sống, với bóng đá đỉnh cao...nhưng...Hãy khoan nói về chuyện thể hiện ra sao nếu như cả Công Phượng, Tuấn Anh được các đội bóng đang chơi ở J-League 2 ký hợp đồng trong thời gian tới, mà hãy nói về V-League.V-League thế nào chắc chẳng cần phải nói quá nhiều, nôm na lại đây là một giải đấu mà sự chuyên nghiệp chỉ là nửa vời, hay là môi trường quá khó để cho các cầu thủ tài năng phát triển.Nhìn lại cả 15 năm chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang chuyên nghiệp, V-League không thể cho ra đời bất cứ một cái tên nào chạm tới ngưỡng cửa về khả năng chơi bóng tầm châu lục.

\rV-League đã góp một tay khiến tài năng của Văn Quyến chết yểuMà cũng chẳng cần nói đến tầm cao như thế, chỉ ở khu vực thôi cũng đã không nhiều với vài cái tên và ngoại trừ Công Vinh ra tất cả những tài năng còn lại hầu như biến mất rất nhanh, không vì chuyện này cũng là chuyện khác.Cụ thể hơn nữa, Văn Quyến, Quốc Vượng lẽ ra đã có một tương lai tươi sáng hơn rất nhiều thậm chí thoát ra khỏi ao làng ĐNÁ nếu không hỏng sớm, và một phần trách nhiệm ấy thuộc về...V-League.Với Tuấn Anh thì chưa, nhưng Công Phượng bắt đầu xuất hiện đều đều ở những chốn ồn ào, bắt đầu nhăm nhe bước vào showbiz thì liệu rằng nếu tiếp tục ở lại với V-League ai dám đảm bảo vài năm tới cái tên này còn tồn tại?V-League hay nói chính xác hơn môi trường bóng đá của Việt Nam không thực sự lành mạnh để nuôi dưỡng tài năng, thế thì tại sao không thử ở J-League - nơi mà sự chuyên nghiệp vượt trội hơn như thế.Nói cách khác, kể cả khi không thể hiện được chuyên môn ít nhất cả Phượng lẫn Tuấn Anh cũng nhận được trải nghiệm quý giá nơi đất khách để mà trưởng thành.Đổi lại, ở V-League chẳng những hỏng chân vì lối chơi bạo lực, vì hàng loạt vấn đề mà giải đấu này sở hữ mà còn hư luôn cả người như rất nhiều đàn anh (cũng tài năng chẳng kém) trước đây.Đơn giản lại, như chủ tịch tập đoàn Alibaba, đồng thời cũng là người đang sở hữu khối tài sản lên tới 25,7 tỷ USD Jack Ma đã nói: Ở tuổi 25 hãy cứ sai lầm, ngã lại dậy, thất bại lại đứng lên.Mà ở đây, Công Phượng hay Tuấn Anh mới chỉ ngoài đôi mươi thì cớ gì mà không thử. Thế thôi!Duy Nguyễn

Theo vietnamnet.vn