Phải nói luôn rằng, nghề môi giới cầu thủ không hề dễ dàng cũng như không phải ai cũng có thể bước vào. Cũng chính bởi khó đến thế, nên chuyện mỗi mùa giải các nhà môi giới cầu thủ ở Việt Nam kiếm cả chục tỷ đồng cũng là chuyện thường. Và người ta gọi đó là nghề bán nước bọt thu bạc tỉ, hay nôm na hơn là: Cò cầu thủ
Cò cầu thủ anh là ai?Thực tế, cò cầu thủ chỉ xuất hiện khoảng 15 năm trở lại đây mà thôi, ở thời điểm mà bóng đá Việt Nam tiến lên chuyên nghiệp bắt đầu có những thương vụ chuyển nhượng đầu tiên.Sau đôi năm mò mẫm, cho tới thời điểm hiện tại cái nghề được goi rất kêu là môi giới cầu thủ hay bình dân hơn là "cò" đang nở rộ ở dải đất hình chữ S với nhiều thành phần tham gia.


Cò Mauro (tay trái) từng nổi danh với thương vụ Denilson đến với V-LeagueCò cầu thủ có thể là một người hoạt động trực tiếp ở làng bóng đá, cũng có thể một tay ngang từ nghề khác nhảy vào, hay thậm chí HLV làm thêm, hoặc các cầu thủ giải nghệ.Về cơ bản, cò cầu thủ không có bất cứ khuôn khổ nào về độ tuổi, giới tính hay nghề nghiệp. Điều quan trọng nhất để có thể làm được nghề chỉ đơn giản: Am hiểu bóng đá một chút, cũng như có mối quan hệ mật thiết với các đội bóng.Tất nhiên nghe thì có phần đơn giản như thế thôi, nhưng để trở thành người có thể trụ được trong thế giới của...cò thì không phải ai cũng có thể khi mỗi mối quan hệ là thân sơ khác nhau.Không chỉ dựa đến mối quan hệ, chất lượng nguồn hàng - tức là các cầu thủ cũng chiếm một phần quan trọng để mang lại thành công. Chưa kể phải kèm theo nguồn lực kinh tế để "nuôi quân"...


Để có thể chơi bóng ở Việt Nam, các cầu thủ ngoại binh luôn phải nhờ vả đến các tay còNói về nguồn hàng, ở thế giới của cò cầu thủ cũng được chia thị phần với Mauro là nguồn cầu từ Nam Mỹ (chủ yếu là Brasil), Mae Mua - Bắc Trung Mỹ, Trần Tiến Đại (châu Phi)...Tóm lại, cò cầu thủ có thể là bất cứ ai nếu như có khả năng quan hệ và am hiểu bóng đá. Nhưng rõ ràng, đây cũng là một nghề rất "khó nuốt" trong một môi trường phức tạp như ở làng bóng đá Việt...Bán nước bọt, thu bạc tỷTin hay không thì tùy, nhưng có một điều chắc chắn rằng thu nhập của Công Vinh chưa chắc đã cao bằng một tay cò có số má ở Việt Nam, kể cả khi nhận tiền chuyển nhượng lên đến vài tỉ.Nghe có phần thiếu thực tế, nhưng sự thật lại là thế. Bởi như một quy luật bất thành văn, ở mỗi cuộc chuyển nhượng thành công, mỗi bản hợp đồng được ký tiền "chia chác" dành cho các tay cò luôn ở mức rất cao, khoảng 20-35 thậm chí có thương vụ là 50%.

Cò Trần Tiến Đại (tay trái) nổi danh nhất V-League Và phần chia chác dành cho các tay cò từ những bản hợp đồng chuyển nhượng của các cầu thủ (đôi khi cả vài tỷ đồng như thế) được gọi là tiền phế, lại quả...Thành thử, chuyện một cầu thủ được các đội bóng lót tay vài tỉ đồng sau khi trừ nhiều phần dành cho nhà môi giới, dành cho những GĐĐH (những người gật đầu đồng ý ký hợp đồng...) đôi khi chẳng còn lại là mấy.Cầu thủ nội còn đỡ, với các ngoại binh chuyện bị chặt phế cao ngất ngưởng đã đành, mỗi tháng còn phải trích thêm 1 phần tiền lương để chuyển cho các tay cò của mình để giữ mối quan hệ sau này.Ở thời điểm đỉnh cao của BĐVN, mỗi mùa V-League hay hạng Nhất (thời điểm còn cho phép sử dụng ngoại binh) có cả hàng trăm cú chuyển nhượng từ nội lẫn ngoại thì đủ hiểu cò cầu thủ kiếm khủng như thế nào.Một ví dụ, cách đây vài năm khi ở vai trò HLV trưởng của một CLB vừa thăng lên V-League, một cựu cầu thủ đã kiếm cả chục tỷ đồng chỉ trong vài tháng trước mùa giải mới - giai đoạn tuyển quân của đội nhà là đủ hiểu.Thế nên, đôi khi có những tay cò kiêm HLV thường chọn ký hợp đồng làm việc cho đội nhà giàu, hoặc chịu chi ở thời điểm đầu mùa giải mới nhiều hơn là đến giai đoạn giải đã thi đấu, bất chấp tiền lương rất cao.Để làm gì nếu như không giữ vai trò tuyển quân kiêm môi giới và cắt phế của các cầu thủ. Vậy mới nói, cò cầu thủ giống như bán nước bọt mà hốt bạc tỉ cũng là thế...Kỳ 2: Cò cầu thủ: Trần Tiến Đại - Ông trùm của những ông trùmTuệ Anh

Theo vietnamnet.vn