Trường hợp của cựu á quân ASIAD Hoàng Hà Giang qua đời ở tuổi 24 khiến nhiều người không khỏi đau xót. Nhưng hình ảnh của “cô gái vàng” taekwondo Việt Nam sẽ vẫn còn mãi, khi cô chiến đấu đến cùng với số phận của mình.
Không đầu hàng số phậnTrước khi nhắm mắt, Hà Giang dù chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, dù gặp nhiều biến cố, vẫn luôn là người cháu ngoan, người con hiếu thảo và là tấm gương vươn lên trong mọi hoàn cảnh.Nữ võ sĩ Châu Tuyết Vân, một VĐV cùng lứa với Giang vẫn còn nhớ như in ngày Hà Giang nhận “hung tin” khi mắc bệnh lupus ban đỏ. Căn bệnh quái ác khiến Giang phải từ giã sàn đấu trong nước mắt. Cô phải đối mặt với một tương lai mờ mịt, một cái chết cận kề. Hơn 90% những người mắc bệnh này, đều không thể qua khỏi.


Hoàng Hà Giang khi còn thi đấu
“Hà Giang luôn rất chịu khó khi tập luyện. Bạn ấy là tấm gương để chúng em noi theo và có được ngày hôm nay. Em chưa thấy Giang kêu ca hay phàn nàn gì trước mỗi khó khăn khi tập luyện và ngay cả khi giải nghệ vì căn bệnh quái ác”, Châu Lê Tuyết Vân nghẹn ngào nhớ lại. Với một cô bé mới 17 tuổi, Giang phải là con người nghị lực mới có thể vượt qua cú sốc lớn này. Về lại cùng bà ngoại bên căn nhà nhỏ ở quận 4, Giang bươn chãi với đủ nghề mà tồn tại: đi dạy võ thêm, làm thư ký văn phòng, giúp việc nhà hàng.Đó là khoảng thời gian mà Giang cảm thấy yêu cuộc sống hơn bao giờ hết. cô tự học bổ túc văn hóa để tốt nghiệp cấp 3 và thi đậu vào Trường Arena Multimedia ngành đồ họa.Bà Lâm Thị Phương Chinh – mẹ của Giang, nghẹn ngào kể lại: “Trước khi mất, nó còn hứa sẽ kiếm tiền để lo cho mẹ một cái Tết đầy đủ, vậy mà lời hứa chưa thực hiện được thì đã ra đi…”.Bà Chinh cho biết, Giang vốn thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm từ bé vì hai bố mẹ sớm chia tay. Tuy nhiên, con bé có nghị lực ghê gớm, biết lo cho gia đình của mình, ngay cả khi phải đối mặt với căn bệnh quái ác và sau đó còn bị tai nạn khiến việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.Cựu VĐV, HLV Trần Quang Hạ - Phó Trưởng phòng Thể thao thành tích cao, một trong những người thầy đầu tiên của Hoàng Hà Giang, chia sẻ: “Hồi còn thi đấu, Giang luôn là tấm gương cho các VĐV noi theo. Em như một viên ngọc thô chỉ mới được mài sang, nhưng sự nghiệp bị đánh dấu chấm hết quá sớm. Dù biết học trò khó có thể vượt qua bạo bệnh nhưng chúng tôi không khỏi bàng hoàng, tiếc nuối”.Giang không cô độc, nhưng…Dù sớm giải nghệ vì mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng việc em phải tự mưu sinh, bươn trải làm đủ thứ nghề để lấy tiền chữa bệnh cũng như nuôi gia đình, thực sự là một điều quá bất công với một tài năng như Hoàng Hà Giang.


Các đồng đội cũ tới thắp nén nhang chia buồn với gia đình Hà Giang
Nghiệp VĐV vốn chịu nhiều thiệt thòi và đánh đổi lớn. Khi các VĐV giải nghệ, họ đều ít được quan tâm, chủ yếu phải tự lo lấy thân. Có những đêm cô gái trẻ 17 tuổi Hoàng Hà Giang ngồi khóc thầm bên chiếc HCB ASIAD danh giá. Khóc vì số phận đầy bi kịch, Giang cũng khóc vì nghiệp VĐV vinh quang thì ít mà đắng cay thì nhiều.Đơn vị TP.HCM, các thầy, đồng đội đã không đứng nhìn Giang một mình chống chọi lại với bạo bệnh.Cụ thể, lãnh đạo ngành TDTT TP.HCM và môn taekwondo nhận Giang vào làm văn phòng ở Hiệp hội taekwondo TP.HCM, cho phép Giang được hưởng các chế độ của một tuyển thủ cấp thành phố và tạo điều kiện cho cô bé này đứng lớp các lớp võ phong trào tại quận 4. Các mạnh thường quân và phóng viên thể thao quyên góp số tiền 139 triệu đồng từ một trận đấu từ thiện, đã giúp Trang cầm cự. Thế nhưng, những sự giúp đỡ ấy, chỉ giải quyết được phần nào, khi mà Giang vẫn phải tự lo cuộc sống, phải trả tiền thuốc hơn 4 triệu/tháng…Nếu có thẻ BHYT, Giang sẽ bớt đi gánh nặng kinh phí điều trị. Cô cũng sẽ có thêm niềm tin vào cuộc sống, có động lực để chống chọi với căn bệnh quái ác. Giá như Giang được hỗ trợ tiền điều trị hàng tháng, được hưởng các chế độ đáng được hưởng, chắc chắn cô sẽ không cô độc và ra đi nhanh như thế.Kỳ 2 - Đỗ Xuân Tâm: Tử nạn trên đường đuaBằng Lăng

Theo vietnamnet.vn